Tài xế tiết lộ sự thật phía sau những chuyến xe ‘nhồi người’
Ngoài chuyên chở hàng và khách, xe Su ‘cóc’ còn được tận dụng để chở người vượt biên. Loại xe 7 chỗ nhưng tài xế vẫn nhồi nhét trên 10 người và hàng hóa chạy băng băng…
‘Giây phút xe bị lật, 4 bánh quay lên trời khiến tôi thót tim. Lúc lồm cồm bò ra ngoài, tôi mới biết mình vừa thoát chết’.
Đó là tâm sự của anh Hà Văn Hải (SN 1983), tài xế lái xe ‘cóc’ ở Lạng Sơn, có thâm niêm 7 năm trong nghề.
Những cung đường từ các cửa khẩu Chi Ma, Tân Thanh, Lộc Bình… về TP Lạng Sơn và ngược lại đã trở nên quen thuộc với người đàn ông này.
Nhiều xe ‘cóc’ ngang nhiên hoạt động chở người và hàng hóa khi không có giấy phép.
Tài xế sinh năm 1983 khẳng định, muốn mua 1 chiếc xe ô tô 7 chỗ thương hiệu Suzuki, Daewoo không hề khó.
Các xe hầu hết đã cũ nhưng vẫn được các hộ kinh doanh ưa chuộng. Hải giải thích, những loại xe này không tốn xăng, sử dụng chở hàng hóa và khách rất kinh tế, hiệu quả.
Do lái quen xe, Hải có thể tự sửa chữa những trục trặc nhỏ mà không cần mang vào gara sửa, bảo dưỡng ô tô.
Tài xế Hải cho biết, mỗi ngày anh chạy được hàng chục chuyến. Xe lên các cửa khẩu, trả hàng xong, anh có thể tiếp tục tìm khách dọc đường.
Hải chia sẻ, thời gian đầu, tay lái còn yếu, anh chỉ dám lái xe với tốc độ chậm. Khi đã quen đường, quen xe anh thường phóng với tốc độ lớn để kịp giao hàng và bắt thêm vài lượt khách mới đảm bảo thu nhập.
Những cung đường lên cửa khẩu đã quen thuộc với tài xế này.
Theo ghi nhận của phóng viên, các xe ‘cóc’ ngang nhiên dừng đỗ, trả khách, không có bến bãi. Quá trình lưu thông trên đường, các tài xế thường phóng nhanh, vượt ẩu, tiềm ẩn tai nạn cho người tham gia giao thông.
Tài xế Hà Văn Hải cũng thừa nhận, việc xảy ra tai nạn từ các loại xe này không phải là chuyện hiếm. Bản thân anh từng gặp va chạm lớn trên khu vực gần cửa khẩu Tân Thanh.
Lần đó tài xế này chở khách lên chợ Tân Thanh lấy hàng. Sau cơn mưa, đường trơn trượt. Chuyến xe này chỉ có Hải và số hàng lớn chất kín phía sau.
Video đang HOT
Xe qua khu vực Dốc Quýt (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn), đến khúc cua rẽ, một xe ô tô đi cùng chiều, phóng lên, va chạm với xe Hải.
Con đường dẫn lên cửa khẩu Tân Thanh.
Hải mất lái, xe lao sang dải phân cách và bất ngờ lật ngược. May mắn sau tai nạn tài xế trên không bị thương nhưng chiếc xe bị móp méo, hư hỏng nặng.
Số tiền để sửa chữa quá cao nên Hải chấp nhận bán ’sắt vụn’ chiếc xe đó và đầu tư mua chiếc khác mưu sinh.
Rời TP Lạng Sơn, chúng tôi tiếp tục bắt xe đi huyện Lộc Bình. Một chiếc xe ‘cóc’ vụt qua với tốc độ chóng mặt.
Thấy chúng tôi, tài xế cho xe chạy chậm lại, một người phụ nữ trung niên ló đầu ra, buông lời mời.
Thấy khách lưỡng lự khi nhìn nhìn vào bên trong, người phụ nữ này vồn vã nói: “Xe hôm nay chở nhiều hàng, còn thừa 2 ghế rộng rãi. Chị không bắt thêm khách, em yên tâm lên đi”.
Dọc đường đi, phụ xe này không ngại ngần cho biết, xe 7 chỗ này không thuộc nhóm kinh doanh vận tải nên không có bảo hiểm hành khách.
Giấy tờ lưu thông xe trên đường chỉ có bảo hiểm xe, đăng kiểm, giấy tờ mua bán xe, bằng lái xe.
Nữ phụ xe khuyên: “Người đi buôn hàng ở Lạng Sơn mua xe này rất thuận tiện, đỡ phải thuê xe ngoài. Chủ xe không cần phải mua loại xe mới, mua xe cũ khoảng 100 triệu đồng là dùng được…”.
Trải qua đoạn đường 20 km, xe dừng tại trung tâm huyện Lộc Bình. Thay vì dừng xe cho khách xuống, tài xế chỉ điều khiển xe đi chậm lại, người phụ nữ kia kéo vội cánh cửa, đẩy chúng tôi nhảy xuống. Khách vừa đặt chân xuống lòng đường, cánh cửa xe sập mạnh rồi lao đi vun vút…
Ông L.Q.T (SN 1963), một lái xe trú tại xã Tú Đoạn (huyện Lộc Bình) tiết lộ, những chiếc xe ‘cóc’ ngoài chở hàng và người lên các cửa khẩu, chúng còn chở người vượt biên.
Ông T. cho biết do đời sống khó khăn, nhiều người dân ở xã Tú Đoạn và một vài xã lân cận kéo nhau vượt biên sang nước bạn chặt mía ‘chui’ với thu nhập từ 200 nghìn – 300 nghìn đồng/người.
Vào khoảng tháng 11 hàng năm, những người dân tập trung nhau lại, báo cho một chủ cai. Chủ cai này sẽ điều xe ‘cóc’ về đón. Các xe ‘cóc’ này có đặc điểm là tháo tung các dãy ghế. Trung bình 1 xe có thể chở hơn 10 người.
“Phần lớn các xe này đều đi vào ban đêm hoặc lúc rạng sáng, khi người đi lại còn thưa thớt”, ông T. nhấn mạnh.
Tuy nhiên việc đi đường biên lén lút này tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn. Trước đó, phòng CSGT, Công an tỉnh Lạng Sơn thông tin, vào 3/2016 tại xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn cũng xảy ra một vụ tai nạn của chiếc xe “cóc” loại 7 chỗ.
Tài xế Mè Văn Thưởng (27 tuổi, trú TP Lạng Sơn) chưa có giấy phép lái xe chở 10 người đi chặt mía thuê ở Trung Quốc về Việt Nam.
Đến xã Thanh Lòa, không làm chủ tốc độ, xe Su “cóc” gặp một xe cùng loại chạy ngược chiều nên đánh lái tránh khiến xe nẩy lên, lộn nhiều vòng rồi lật ngửa dưới vực sâu.
3 người tử vong tại chỗ, 6 người bị thương trong vụ tai nạn này.
Ông Nguyễn Minh Thanh – Trưởng phòng CSGT, Công an tỉnh Lạng Sơn, cho biết:
“Các đối tượng kinh doanh loại xe Su ‘cóc’ này phần lớn thuộc diện nghèo, họ mua xe cũ với giá vài chục triệu đồng đến 100 triệu đồng về kinh doanh.
Việc chủ xe bất chấp chở hàng lậu là có, đa phần hàng có giá trị không cao. Tuy nhiên cũng có xe chở hàng lậu qua biên giới vì đặc thù xe nhỏ, gọn, dễ vào đường mòn.
Ngành giao thông đang gặp nhiều vướng mắc, không biết quản lý các loại xe này thế nào.
Theo Vietnamnet
Dịp Tết, nhiều địa phương ra quân đợt cao điểm bảo đảm ATGT
Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp Tết Dương lịch, Âm lịch gần kề, tình hình trật tự an toàn giao thông lại diễn biến phức tạp. Nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và Lễ hội Xuân 2019, lực lượng CSGT toàn quốc sẽ đồng loạt ra quân thực hiện trong đợt cao điểm này.
CSGT Hà Nội ra quân dịp cuối năm. Ảnh: TL
Ứng trực trên các tuyến giao thông trọng điểm
Phòng CSGT - Công an TP Hà Nội vừa tổ chức ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và các Lễ hội đầu Xuân 2019.
Thượng tá Dương Đức Hải - Trưởng phòng CSGT (Công an TP Hà Nội) nêu quyết tâm, toàn thể cán bộ chiến sĩ, chỉ huy Phòng CSGT sẽ thực hiện hiệu quả, thành công những yêu cầu nhiệm vụ được giao; đảm bảo tuyệt đối cho việc đi lại của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhân dân...
Thượng tá Dương Đức Hải cũng đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp, biện pháp liên quan đến công tác tổ chức giao thông, phân luồng, bố trí lực lượng, đón, dẫn đoàn, tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm... trên lĩnh vực giao thông đường thủy và đường bộ, đường sắt.
Ban Giám đốc Công an TP Hà Nội yêu cầu lực lượng CSGT Thủ đô đồng loạt ra quân triển khai hiệu quả các yêu cầu nhiệm vụ, quyết tâm kiềm chế, làm giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, người bị thương về tai nạn giao thông; đồng thời đảm bảo thông suốt trên các tuyến đường phục vụ việc đi lại đón Tết, các lễ hội đầu xuân của người dân được an toàn tuyệt đối. Ngoài ra, lực lượng CSGT cần chủ động phân luồng từ xa ở các cửa ngõ ra vào Thủ đô, tính toán, có phương án xử lý nhanh, hiệu quả trong những tình huống ùn tắc cụ bộ, ùn tắc kéo dài cụ thể nhằm kéo giãn, phòng ngừa tình trạng ùn tắc, nhất là trên các tuyến đường huyết mạch, độc đạo, hoặc nhiều đoạn giao cắt, dễ gây xung đột giao thông.
Tại TPHCM, thông tin từ Văn phòng UBND thành phố cho biết, lãnh đạo thành phố vừa ban hành kế hoạch tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp cao điểm. Theo đó, các sở-ngành, quận-huyện được giao đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn giao thông. Đồng thời, thành phố cũng yêu cầu các doanh nghiệp vận tải hàng hóa nguy hiểm, dễ cháy nổ tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông đối với lái xe.
Các cơ quan chức năng tăng cường tuần tra kiểm soát phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đối với loại hình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, dễ cháy nổ. Đẩy mạnh kiểm tra việc chấp hành các quy định về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, dễ cháy nổ, đặc biệt là xăng dầu và hóa chất.
Bên cạnh đó, UBND TPHCM cũng yêu cầu các cơ quan chức năng cần có phương án tổ chức, điều tiết giao thông, bố trí đủ lực lượng và phương tiện, ứng trực trên các tuyến giao thông trọng điểm, các trục chính ra vào thành phố, khu vực tổ chức các sự kiện, lễ hội. Đặc biệt, công tác thực hiện phân luồng tại các khu vực giao thông phức tạp, giải tỏa kịp thời khi xảy ra ùn tắc, không để ùn tắc kéo dài, nhất là trong ngày đầu, ngày cuối đợt nghỉ Tết...
Triển khai nhiều biện pháp
Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Bính Tuất 2018, cả nước đã xảy ra gần 220 vụ tai nạn giao thông làm chết 195 người, bị thương 199 người. Cũng chỉ trong 7 ngày này, lực lượng CSGT đường bộ đã kiểm tra, xử lý trên 19.000 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, phạt tiền hơn 12 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tai nạn giao thông là do lái xe uống rượu bia, vi phạm tốc độ, không đội mũ bảo hiểm; khu vực xảy ra tai nạn giao thông chủ yếu tại đường nông thôn, ngoài đô thị.
Những con số thống kê nêu trên cho thấy cứ mỗi dịp Tết nguyên đán, tình trạng an toàn giao thông luôn ở mức báo động. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1793/CĐ-TTg về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và Lễ hội Xuân 2019.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ban ngành, UBND các tỉnh cũng đồng loạt triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thời gian trước, trong và sau Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi.
Thông qua tuần tra kiểm soát giao thông và công tác nghiệp vụ, lực lượng CSGT đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, vận chuyển trái phép pháo nổ, chất nổ, vũ khí, hàng lậu, hàng cấm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, đảm bảo an toàn khi thi hành nhiệm vụ.
Trên lĩnh vực giao thông đường bộ, CSGT tập trung bố trí lực lượng tuần tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giapo thông; tập trung xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông... Đối tượng tập trung kiểm tra, xử lý là ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe container, xe xitec (chở xăng dầu), vận tải hàng hóa, xe mô tô. Riêng Quốc lộ 1A (đoạn từ Lạng Sơn đến TP Hồ Chí Minh), Cục CSGT thành lập 5 cụm công tác, tăng cường cán bộ và trực tiếp chỉ huy CSGT các địa phương để thực hiện cao điểm.
Để thực hiện mục tiêu đó, thành phố huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông; tăng cường công tác chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn giao thông, phòng tránh ùn tắc giao thông, đặc biệt trong thời điểm trước và sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 (thời điểm người dân về quê đón Tết và trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ Tết). Tập trung phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân trong kỳ nghỉ Tết và mùa Lễ hội Xuân năm 2019.
Công an TP Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị tập trung vào các hành vi xe dừng, đỗ đón trả khách sai quy định; xe chạy không đúng luồng tuyến; chở quá số người quy định; kiểm tra, xử lý đối với các điểm trông giữ xe thu phí quá giá quy định, sai phép, không phép.
Bên cạnh đó, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật tại các bến khách ngang sông, bến thủy nội địa nhằm đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Đặc biệt là các hành vi sử dụng phương tiện không đảm bảo an toàn theo quy định, không trang bị đầy đủ thiết bị cứu sinh cứu hỏa, chở quá tải trọng, quá số người cho phép.
Nhật Tân
Theo GaidinhNet
"Thiên đường" hàng lậu Tân Thanh: Lãnh đạo Hải quan Lạng Sơn nói gì Khu vực biên giới tỉnh Lạng Sơn từ lâu đã trở thành điểm "nóng" về buôn lậu. Trên tuyến biên giới Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu chính và 9 cửa khẩu phụ, là nơi diễn ra các hoạt động thương mại, du lịch và dịch vụ, đi liền với đó là các loại tội phạm lợi dụng...