Tài xế taxi là F1 ca bệnh Covid-19 ở Thái Bình đã chở 4 người tới dự đám cưới tại Nam Định
Ngành y tế tỉnh Nam Định đã nhanh chóng khoanh vùng, xác định được tài xế taxi ở Thái Bình là F1 của ca bệnh số 556 và tiến hành cách ly, giám sát những người tiếp xúc gần để phòng chống dịch Covid-19.
Ngày 3-8, tin từ Trung tâm Y tế huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, đơn vị này đã điều tra, xác minh được những trường hợp tiếp xúc gần với tài xế taxi N.V.L. (SN 1977; ngụ xã Đông Hợp, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình). Tài xế này là người tiếp xúc trực tiếp (F1) với ca bệnh Covid-19 số 566 (người Thái Bình) và đã chở 4 người tới xóm 6, xã Nam Hải, huyện Nam Trực (Nam Định) dự đám cưới.
Ngay sau khi nắm bắt được thông tin tài xế taxi L. xuất hiện cùng 4 người khác tại đám cưới trên, Trung tâm Y tế huyện Nam Trực đã tiến hành điều tra, xác minh những người đã tiếp xúc với tài xế và 4 người đi cùng.
Khu vực cách ly điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19
Theo đó, khi đến xóm 6, xã Nam Hải, tài xế taxi không vào khu vực đám cưới mà ngồi ở nhà một gia đình liền kề. Trong khi ngồi ở đây, tài xế taxi có tiếp xúc với 4 người. Còn 4 người do tài xế taxi chở đến có tiếp xúc với 12 người trong đám cưới.
Trước tình hình trên, để kiểm soát dịch bệnh, Trung tâm Y tế huyện Nam Trực đã tiến hành cách ly tập trung 8 người thuộc F2 đã tiếp xúc trực tiếp với lái xe taxi; kiểm soát y tế đối với 12 người F3 đã tiếp xúc với 4 vị khách.
Ngoài ra, Trung tâm Y tế huyện Nam Trực cũng đã lập danh sách 216 người tham dự dám cưới để theo dõi và tiến hành xử lý môi trường khu vực đám cưới trên.
Theo thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình, đến chiều ngày 2-8 toàn bộ 12 trường hợp tiếp xúc gần (F1) với bệnh nhân số 566, đều có kết quả xét nghiệm âm tính (lần 1) với SARS-CoV-2. Trong đó, có tài xế taxi N.V.L.
Nam Định, Ninh Bình có gần 5.000 người liên quan tới vùng dịch Đà Nẵng
Video đang HOT
Theo báo cáo của Sở Y tế Nam Định, qua rà soát, toàn tỉnh đã xác định được 2.221 người đã đi/đến, đi qua, trở về từ Đà Nẵng và các địa phương có dịch khác. Tất cả những người này đều được Nam Định thực hiện biện pháp phòng chống dịch theo quy định của Bộ Y tế.
Còn tại tỉnh Ninh Bình đến cuối ngày 2-8, địa phương này đang quản lý, giám sát và cách ly 2.566 trường hợp có yếu tố dịch tễ liên quan tới Đà Nẵng. Trong đó, có 46 trường hợp được cách ly tại các cơ sở y tế, 8 trường hợp được cách ly tại các khu cách ly tập trung.
Hiện ngành Y tế tỉnh Ninh Bình đang tiếp tục các hoạt động giám sát, theo dõi và lấy mẫu xét nghiệm đối với các trường hợp liên quan đến Đà Nẵng trở về địa phương. Trước mắt, việc lấy mẫu được thực hiện đối với các trường hợp từ Đà Nẵng về Ninh Bình trong thời gian từ ngày 18-7, sau đó tiếp tục lấy mẫu đối với các trường hợp liên quan đến Đà Nẵng từ 1-7.
May 12.000 khẩu trang vải tặng cho người dân phòng tránh dịch Covid-19
Thanh niên tình nguyện sẽ may 12.000 khẩu trang vải tặng cho tiểu thương ở chợ, tài xế xe ôm, tài xế taxi, công nhân vệ sinh... phòng chống dịch Covid-19.
Thanh niên tình nguyện may khẩu trang vải tại hội trường của trụ sở Hội Liên hiệp Thanh niên TP.HCM vào ngày 24.3 - Lê Thanh
Anh Dương Ngọc Tuấn, Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội Thanh niên TP.HCM, đơn vị đang cùng với thanh niên tình nguyện thực hiện chương trình May khẩu trang vải tặng miễn phí cho người dân phòng tránh dịch Covid-19, khẳng định: "Từ nay đến cuối tháng 3, chúng tôi sẽ may 12.000 khẩu trang vải tặng cho tiểu thương ở chợ, tài xế xe ôm, tài xế taxi, công nhân vệ sinh...phòng dịch Covid-19 bởi vì mỗi ngày họ tiếp xúc với rất nhiều người".
Anh Ngọc Tuấn còn cho biết chương trình may khẩu trang vải tặng miễn phí cho cộng đồng không chỉ dừng lại vào cuối tháng 3 mà trung tâm sẽ tiếp tục may 12.000 khẩu trang để chung tay cùng xã hội đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
Những chiếc khẩu trang vải vừa xong công đoạn cắt, vắt sổ - Lê Thanh
Kế toán làm công việc vắt sổ
Khi chúng tôi đến hội trường của trụ sở Hội Liên hiệp Thanh niên TP.HCM (5 Đinh Tiên Hoàng, P.Đa Kao, Q.1) vào ngày 24.3 thì thấy các tình nguyện viên tất bật với công việc may khẩu trang vải. Mỗi người một công đoạn như cắt chỉ, vắt sổ, may, khò thổi bụi...tạo thành một dây chuyền khép kín như một xí nghiệp may gia công.
Là người đảm nhận công đoạn vắt sổ những chiếc khẩu trang vải, chị Văn Thùy Bích Lan Thanh (35 tuổi), chia sẻ: "Mình vốn là nhân viên kế toán nên thật tình không biết may vá gì cả. Tuy nhiên, khi nghe có chương trình may khẩu trang vải tặng cho cộng đồng phòng tránh dịch Covid-19 nên mình tranh thủ thời gian rảnh tình nguyện tham gia để góp công".
Chị Văn Thùy Bích Lan Thanh, người đảm nhiệm công đoạn vắt sổ khẩu trang vải - Lê Thanh
Theo chị Lan Thanh, sau khi được những "sư phụ" hướng dẫn và tập tành cả buổi thì mình cũng làm được. "Mấy ngày đầu mình làm hơi chậm nhưng bây giờ thì tốc độ vắt sổ của mình đã nhanh hơn nhiều lắm rồi", chị Lan Thanh khoe.
Nam giới ngồi vào máy may
Không chỉ là người vận động, tập hợp những người tình nguyện tham gia chương trình May khẩu trang vải để tặng miễn phí cho cộng đồng, anh Võ Quốc Bình, Đội trưởng Đội Công tác xã hội thanh niên TP.HCM, cũng là người trực tiếp ngồi vào bàn máy may để may từng khẩu trang. "Để hoàn thành mỗi chiếc khẩu trang với chất liệu vải cotton phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, như: cắt vải, may... sau đó giặt sạch, khử khuẩn rồi đóng gói (2 cái/một gói) mới đem tặng cho mọi người", anh Bình cho biết.
Anh Võ Quốc Bình, Đội trưởng Đội Công tác xã hội thanh niên TP.HCM, cũng là người trực tiếp ngồi vào bàn máy may để may từng khẩu trang vải tặng cho người dân - Lê Thanh
Tại khu vực may khẩu trang vải không chỉ có những người trẻ tình nguyện tham gia mà còn có có cả người lớn tuổi. Cô Phan Mỹ Lệ (60 tuổi), tâm tình: "Trước kia tui vốn là một thợ may cho một doanh nghiệp may mặc của Đài Loan, giờ đã nghỉ hưu lâu rồi. Đứng trước tình hình mà ai ai cũng cùng xã hội chung tay, góp sức để đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 thì bản thân mình đâu thể dửng dưng đứng ngoài cuộc được. Khi nghe được lời kêu gọi của các bạn trẻ tình nguyện may khẩu trang vải để tặng cho cộng đồng, tui quyết định tham gia, vì tui nghĩ ít ra mình cũng có sở trường trong việc may vá".
Mặc dù đã nghỉ hưu nhưng cô Phan Mỹ Lệ (60 tuổi), cũng tình nguyện tham gia chương trình May khẩu trang vải tặng miễn phí cho người dân phòng tránh dịch Covid-19 - Lê Thanh
Anh Dương Ngọc Tuấn cho biết: "Cùng cộng đồng phòng dịch Covid-19, ngay từ những ngày đầu TP.HCM có những ca dịch bệnh, chúng tôi đã vận động được 6.000 chiếc khẩu trang y tế để tặng cho người dân ở những nơi công cộng. Tuy nhiên, nguồn khẩu trang y tế hiện nay đang khan hiếm nên chúng tôi linh động chuyển qua làm khẩu trang vải có kháng khuẩn để tặng cho mọi người. Việc may, tặng khẩu trang vải không chỉ góp phần chung tay cùng xã hội phòng chống dịch Covid-19 mà qua đó chúng tôi muốn nhân rộng, lan tỏa tinh thần sẻ chia, nghĩa cử đẹp trong cộng đồng. Khẩu trang vải cũng sử dụng được lâu dài, giảm chi phí, hạn chế lượng rác thải môi trường".
Trên đây là những hình ảnh phóng viên Báo Thanh Niên ghi nhận khi thanh niên tình nguyện thực hiện các công đoạn trong chương trình May khẩu trang vải tặng miễn phí cho người dân phòng tránh dịch Covid-19 vào ngày 24.3.
Bệnh nhân 52 mắc Covid-19 ở Quảng Ninh tiếp xúc với 8 người F1, 237 người F2 Ngày 15/3, theo thông tin từ Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Ninh, bệnh nhân số 52 đã tiếp xúc tổng cộng 8 người (F1), trong đó có 1 tài xế taxi, 5 người thân trong gia đình và 2 cán bộ y tế làm nhiệm vụ. Cụ thể, ngày 9/3, sau khi đi taxi từ sân bay Nội Bài...