Tài xế phanh “cháy đường” tránh cậu học sinh đi bộ và cái cúi đầu xin lỗi “ngược đời”
Hành động của tài xế ô tô sau cú phanh “cháy đường” khiến người chứng kiến thực sự bất ngờ.
Từ một câu chuyện nhân văn ở Nhật Bản…
Có một thực tế không thể phủ nhận là: Ở Việt Nam, mà cụ thể hơn là tại những thành phố lớn, người đi bộ luôn là đối tượng chịu thiệt thòi lớn nhất trong những đối tượng tham gia giao thông.
Điều này trái ngược hoàn toàn so với những quốc gia phát triển – nơi người đi bộ lại chính là những “phương tiện” có quyền lực nhất trong nấc thang ưu tiên trên đường.
Xin được kể lại một câu chuyện mà tôi tận mắt chứng kiến chỉ vài ngày trước tại thành phố Fukuoka, Nhật Bản – một câu chuyện mà đối với nhiều người Việt Nam lại thật ngược đời.
Chiều hôm đó, tôi thấy một cậu học sinh đi bộ băng qua đoạn sang đường dài khoảng 2 mét. Đây là đoạn sang đường không có vạch ngựa vằn (zebra crossing – loại vạch dành riêng cho người đi bộ qua đường mà chúng ta có thể bắt gặp ở bất kỳ đâu trên thế giới).
Từ đường nhánh, một chiếc xe ô tô phóng tới. Dù đi đúng luật, chiếc xe này vẫn phải đạp phanh rất gấp tránh cậu học sinh, tạo nên chiếc má phanh chạm lốp rợn tóc gáy.
Điều gì đang xuất hiện trong đầu bạn nếu cảnh tượng này diễn ra ở Việt Nam? Cậu học sinh sẽ ăn ngay một “rổ gạch đá” từ người lái xe ô tô vì qua đường bất cẩn. Cậu cũng có thể bị giật thót mình bởi tiếng còi xe thể hiện sự giận dữ.
Nhưng điều tôi chứng kiến ở Nhật Bản lại ngược lại hoàn toàn: Lái xe ô tô bước xuống cúi đầu xin lỗi vì đã gây nên sự hoảng hốt và nguy cơ xảy ra tai nạn. Bạn không hề đọc nhầm: Người lái xe thật sự đã CÚI ĐẦU xin lỗi.
Ở Nhật Bản, người đi bộ là đối tượng được ưu tiên bậc nhất. (Ảnh minh họa)
Tôi đem chuyện này kể lại với một vài người bạn Nhật Bản. Họ cười phá lên và nói rằng: Ở Nhật, sau các loại xe ưu tiên như cứu hỏa, cứu thương, cảnh sát thì người đi xe “hai cẳng” chính là đối tượng được ưu tiên bậc nhất.
Lý do rất nhân văn thế này: Người đi bộ là đối tượng chịu thiệt thòi lớn nhất trong các phương tiện giao thông trên đường. Họ phải chịu cái lạnh, cái nóng tác động trực tiếp. Họ có thể bị mưa ướt, họ phải đi ngược chiều gió và dĩ nhiên là tốn khá nhiều calories.
Video đang HOT
Trong khi đó người lái xe được ngồi trong xe, mưa không tới mặt, nắng không tới đầu. Xét về cả khía cạnh tình người và pháp luật, người đi bộ xứng đáng được tôn trọng.
… tới công bằng cho người đi bộ ở Việt Nam
Đọc tới đây hẳn nhiều người sẽ phản ứng rằng: Ở Nhật Bản, vỉa hè dành riêng cho người đi bộ. Trên vỉa hè không có vật cản, không có xe máy dựng, không có các quán trà đá… Nói chung, vỉa hè ở Nhật nói riêng và các nước phát triển nói chung được làm ra để thuộc về riêng người đi bộ hoặc đi xe đạp.
Trong khi đó, vỉa hè ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thực tế có mà… như không – khi đa phần nó bị chiếm dụng một cách triệt để phục vụ cho kinh doanh, cho dựng xe và cho cả lúc… tắc đường, xe máy leo lên đó nữa.
Không có vỉa hè, người đi bộ phải đi dưới lòng đường. Mà khu vực đó vốn dĩ ưu tiên cho xe cơ giới nên người đi bộ chuyện bị chèn ép cũng dễ hiểu.
Hơn thế nữa, thực tế thì một bộ phận rất lớn người đi bộ ở Việt Nam cũng từ chối quyền được ưu tiên, khi họ băng qua đường ở bất kỳ vị trí nào thay vì sử dụng vạch ngựa vằn. Tai nạn xảy ra là điều bất đắc dỹ.
Một bộ phận rất lớn người đi bộ ở Việt Nam cũng từ chối quyền được ưu tiên, khi họ băng qua đường ở bất kỳ vị trí nào. (Ảnh minh họa)
Những phân tích trên hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, xin các bạn nhớ cho là: Trong 10 người đi bộ ở Nhật chí ít cũng phải có 3, 4 người buộc phải đi bộ dưới lòng đường chung với xe ô tô và cả xe máy.
Trở lại với câu chuyện được kể phía trên: Cái cúi đầu xin lỗi của người lái xe ô tô thể hiện sự CẢM THÔNG dành cho người đi bộ chứ bản thân anh ta không hề sai luật.
Đó là sự cảm thông giữa con người với con người, giữa kẻ mạnh và kẻ yếu, giữa những đối tượng được một khối thép bảo vệ và những người không có gì bảo vệ.
Ở Việt Nam, chúng ta hoàn toàn không có sự cảm thông ấy. Ngay cả khi bạn đi qua đường đúng luật, bạn vẫn có thể bị những tiếng còi xe dội thẳng vào mặt yêu cầu nhường đường. Hãy một lần đặt bản thân vào vị thế của người đi bộ.
Vỉa hè tại các thành phố lớn ở Việt Nam thường bị chiếm dụng để kinh doanh, buôn bán. (Ảnh minh họa)
Ngoài sự cảm thông, một trong những khác biệt lớn nhất hướng về phía người đi bộ tại Việt Nam và các nước phát triển là thói quen lái xe của đại bộ phận dân chúng.
Ở Nhật nói riêng hay các quốc gia phát triển nói chung lái xe chỉ giữ nguyên một làn xuyên suốt cả chặng đường. Điều này giúp cho người đi bộ dễ dàng phán đoán và làm chủ tình hình.
Trong khi đó ở Việt Nam, chúng ta lưu thông theo phong cách “điền vào chỗ trống”. Xe hơi đổi làn liên tục, nhanh chậm bất thường khiến cho người đi bộ thực tế không thể phán đoán chuyện gì xảy ra tiếp theo.
Đi bộ là một hoạt động cần được khuyến khích, đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang nỗ lực đưa các phương tiện công cộng như xe bus, tàu trên cao vào vận hành.
Nhưng đi bộ thế nào khi mà người đi bộ thiếu sự cảm thông từ các phương tiện khác?
Theo soha.vn
Nói 'không' khi trẻ liên tục 'muốn'
Nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy mệt mỏi, bực bội khi phải trông con đặc biệt giai đoạn 0-3 tuổi. Bởi trẻ luôn đặt ra những "yêu sách" kiểu như như: Con muốn đi chơi, con muốn ăn bánh...
Nương theo nhưng không thỏa hiệp
Chia sẻ về câu chuyện nói "không" với những đòi hỏi của trẻ, chuyên gia giáo dục Phan Hồ Điệp (mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam) cho biết, bà từng gặp một em bé đáng yêu, khuôn mặt bừng sáng. Em chạy về phía mẹ và nói với mẹ câu gì đó, sau đó bà mẹ bật cười khích lệ. Một lúc sau em trèo phắt lên chiếc ghế, cho cả hai chân còn đi giày và với lấy cái micro.
Ảnh minh họa
"Mình thấy mẹ em cúi xuống và nói rất rõ ràng: Không được. Em bé vẫn bám lấy cái micro không muốn rời ra. Em bắt đầu mếu máo: Con lấy, con lấy. Bà mẹ nhắc lại: Con muốn lấy, con muốn lấy micro đúng không? Nhưng không được. Em bé bắt đầu khóc, vừa khóc vừa gào. Bà mẹ vẫn nói đúng những câu ấy: Con muốn lấy, con muốn lấy. Nhưng không được. Em bé thoáng nhìn mẹ rồi loay hoay trèo xuống ghế. Bà mẹ tiến đến gần và ôm con, mẹ nói thầm vào tai con điều gì đó. Rồi em bé lại lon ton chạy đi chơi", bà Phan Hồ Điệp kể lại.
Chuyên gia Phan Hồ Điệp đã rất "ngưỡng mộ" cách xử lý của bà mẹ này. Bởi bà mẹ này đã thực hiện những điều tưởng như rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả trước những "yêu sách" tưởng như vô lối của trẻ. Theo đó, mẹ thần đồng Nhật Nam cũng chia sẻ bí quyết trị thói mè nheo, yêu sách của trẻ.
Đầu tiên, người lớn cần nói ngắn gọn với trẻ. Đối với trẻ 2-3 tuổi, những câu cần dùng mệnh lệnh, bạn chỉ nên nói 2-3 từ, cùng lắm là 5 từ. Đừng dài dòng vì trẻ sẽ không tiếp nhận được hết những gì bạn nói vào thời điểm đó đâu.
"Tiếp đến bạn cần lặp đi lặp lại yêu cầu của mình. Theo đó, bạn có để ý thấy khi trẻ đòi gì đó, trẻ thường lặp đi lặp lại không. Vậy thì mình có thể học cách đó để giao tiếp với trẻ trong lúc con nổi cáu. Bạn nên lặp lại chính câu mà trẻ nói. Điều này mình đã được đọc trong một lời khuyên của một bác sỹ khi ông phải làm việc trong phòng khám nhi và bé nào vào cũng khóc, la, giãy giụa. Bác sỹ đã kiên nhẫn lặp lại đúng câu mà trẻ đang nói trong sự giận dữ hoặc nước mắt, ví dụ: Mở cửa ra/ Bỏ con ra/ Đi ra ngoài/ Con ghét mẹ... Và thật đáng ngạc nhiên là trẻ khi nghe thấy thế lại dừng lại và nhìn về phía người nói câu đó", bà Phan Hồ Điệp nói.
Song song với đó, người lớn nên dùng ngữ điệu thích hợp, khi con bạn đang kêu khóc, bạn cũng đừng nên dùng với giọng đều đều, du dương, dỗ dành, bạn cần một giọng nói thể hiện sự đồng cảm. Ví dụ con đang buồn thì bạn cũng thể hiện một chút nỗi buồn trong đó, con đang giận dữ bạn cũng thể hiện việc hiểu rằng con giận dữ. Điều này bạn cần luyện tập cho đến khi nào bạn thấy hiệu quả thì thôi.
Khi cần thiết hãy bỏ mặc trẻ một mình
Các bố mẹ cũng cần chú ý đến biểu cảm khuôn mặt và cử chỉ. Từ 1 tuổi, trẻ hoàn toàn có thể hiểu được những biểu cảm trên khuôn mặt người lớn. Vì thế, những biểu cảm như sau nên được sử dụng khi bé giận dữ: Gật đầu, cúi xuống, quỳ hoặc ngồi xuống để khuôn mặt con ở vị trí cao hơn so với mình; nhẹ nhàng nắm tay con; nhìn vào mắt con và khuôn mặt bạn khi ấy phải thể hiện được rằng: Mẹ biết chính xác là con cảm thấy như thế nào; ôm con; nếu bạn không thể giữ được bình tĩnh, hãy đi đâu đó một lúc và quay lại sau khoảng nửa phút hoặc một phút.
"Trẻ em luôn nhạy cảm với sự công bằng và tôn trọng. Hãy tin rằng bạn làm tất cả những điều đó là để có được một em bé biết tôn trọng người khác", chuyên gia Phan Hồ Điệp nhấn mạnh.
Nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy mệt mỏi, bực bội khi phải trông con, nhưng theo chuyên gia Phan Hồ Điệp các bậc phụ huynh nên để trẻ yêu thương bản thân mình. Đừng so sánh trẻ với trẻ khác, ngay cả cùng anh em trong nhà cũng không. Bạn cũng đừng ngần ngại trao cho con sự khích lệ, nụ cười. Những đứa trẻ yêu thích bản thân là những đứa trẻ hạnh phúc.
"Đặc biệt, nuôi dưỡng trẻ con cũng cần trình tự: Có những giai đoạn đứa trẻ khiến bạn hoang mang, lo lắng vì sự thay đổi bất thường của chúng. Nhưng chỉ cần bạn kiên trì dạy một cách có nguyên tắc thì một thời gian sau sẽ đâu vào đó. Đừng mong chờ sự "vượt cấp" của con, hãy tin "trăng đến rằm trăng tròn".
Và hãy yêu trẻ theo cách mà trẻ muốn. Ví như bạn muốn con đi tắm vì mong chúng sạch sẽ, khỏe mạnh nhưng đứa trẻ chỉ nghĩ là đi tắm để được nghịch nước. Hãy tận dụng điều đó để nói với trẻ về những lần chuẩn bị đi tắm và nghĩ ra một số cách để trẻ cảm thấy thực sự thích thú vì điều đó.
Bạn cứ nghĩ con sẽ không biết điều đó nhưng kì thực không phải vậy. Chỉ cần bạn thay đổi thái độ, vui vẻ hơn, hào hứng hơn thì ngay cả một em bé 5,6 tháng tuổi cũng có thể cảm nhận được và chúng sẽ thấy an tâm hơn rất nhiều. Đây chính là việc yêu trẻ theo cách mà trẻ muốn", bà Phan Hồ Điệp nói.
Cuối cùng vị chuyên gia này cũng gửi gắm các bậc phụ huynh, hãy hướng dẫn con nói lời xin lỗi và cảm ơn. Một đứa trẻ được nuôi nấng trong môi trường mà bố mẹ luôn nói xin lỗi và cảm ơn một cách chân thành sẽ giúp trẻ nuôi dưỡng được cảm xúc tin tưởng vào bản thân, tin tưởng người khác. "Đừng tiết kiệm những lời này và cũng đừng quên hướng dẫn trẻ thực hành bạn nhé", bà Phan Hồ Điệp nhắn nhủ.
HUYỀN ANH
Theo nongnghiep.vn
Bão số 9 đã qua, câu chuyện về TTTM mở cửa cho người trú mưa ngủ qua đêm vẫn còn gây xúc động Trong thời điểm khó khăn, chính những hành động ấm áp đầy tính nhân văn là thứ thắp lên trong tim mỗi người một niềm tin sâu sắc vào sự đồng cảm và lòng tương thân. Cơn bão số 9 Usagi vừa đổ bộ vào phía Nam nước ta, gây nên những hậu quả nặng nề và thành phố Hồ Chí Minh là...