Tài xế phản đối BOT Bắc Thăng Long: Trách nhiệm của ai?
Làm đường một nơi, thu phí một nẻo nhưng trạm BOT Bắc Thăng Long vẫn tồn tại nhiều năm qua mặc cho TP.Hà Nội đã nhiều lần đề nghị di dời.
Không chỉ là vị trí đặt trạm
Sáng ngày 18/12/2018, nhiều tài xế đi qua trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long (xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) dừng lại, căng băng rôn phản đối vị trí đặt trạm không hợp lý.
Vị trí đặt trạm hiện tại nằm trên đường cao tốc Bắc Thăng Long đi Nội Bài nhưng lại để thu hồi vốn cho tuyến đường tránh TP. Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc do Công ty CP BOT Viettracimex 8 đầu tư, cách đó chừng 2km.
Điều đó dẫn đến việc nhiều xe từ trung tâm TP. Hà Nội đi về sân bay Nội Bài và ngược lại phải trả phí hoàn vốn đầu tư cho tuyến đường tránh TP. Vĩnh Yên.
Sáng ngày 19/12/2018, trao đổi với Đất Việt về vị trí đặt trạm BOT Bắc Thăng Long, ĐBQH đoàn TP. Hà Nội Hoàng Văn Cường thẳng thắn nói: “Điều này là bất hợp lý bởi đường một nơi, trạm thu phí một nẻo.
Tài xế phản đối trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long ngày 18/12.
Cơ quan chức năng TP. Hà Nội đã nhiều lần có văn bản đề nghị chủ đầu tư di dời vị trí đặt trạm nhưng họ không thực hiện. Rõ ràng vị trí đặt trạm như vậy là vô lý. Các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc, yêu cầu chủ đầu tư di dời để tránh bức xúc trong dư luận” – ông Cường bày tỏ.
Theo ĐBQH Hoàng Văn Cường, không chỉ phải di dời vị trí đặt trạm BOT Bắc Thăng Long mà cơ quan quản lý cần phải tiến hành kiểm soát số tiền vé trạm thu được kể từ thời gian đặt sai vị trí cho đến thời điểm di dời.
Video đang HOT
“Để phân tách thu được bao nhiêu xe không đi cũng phải trả tiền là điều tương đối khó vì không thể theo dõi hết được. Nhưng số tiền cụ thể trạm thu được trong khoảng thời gian đặt sai vị trí thì cơ quan chức năng cần phải kiểm tra, làm rõ để từ đó khấu trừ phải thời gian thu phí hoàn vốn tuyến đường tránh TP. Vĩnh Yên của chủ đầu tư” – ông Cường đề nghị.
Bên cạnh đó, ông Cường cho rằng cũng cần xử lý trách nhiệm các cá nhân liên quan để xảy ra tình trạng trạm BOT Bắc Thăng Long có thu phí một nơi, làm đường một nẻo.
Ông Cường nói: “Cần phải xem xét ai là người đã đồng ý cho chủ đầu tư đặt trạm BOT Bắc Thăng Long ở đó? Cơ sở nào để đồng ý cho việc này?.
Cử lực lượng đảm bảo an ninh
Kể về tình trạng tài xế phản đối trạm BOT Bắc Thăng Long, lãnh đạo UBND huyện Phú Cường cho biết: “Tài xế phản đối vị trí đặt trạm BOT Bắc Thăng Long diễn ra trong suốt cả ngày hôm qua. Có thời điểm, các tài xế à người dân đi đường xuống xe tậm trung trước cửa trạm để phản đối khiến tuyến đường bị ách tắc và nhận viên trạm gặp khó khăn trong việc thu phí”.
Trước tình hình đó, cơ quan chức năng huyện Sóc Sơn phải cử lực lượng túc trực trên địa bàn để đảm bảo an ninh trật tự.
Trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cho biết, trạm BOT Bắc Thăng Long đã xây dựng cách đây 10 năm. Thời đó, cơ chế chính sách, kinh nghiệm, quy định pháp luật chưa có, nhưng bộ GTVT đã ký hợp đồng với nhà đầu tư. Sau khi rà soát, Thủ tướng chỉ đạo bộ GTVT ký hợp đồng.
“Đối với việc tài xế kéo nhau đến trạm BOT để phản đối thu phí, bộ GTVT đã yêu cầu tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với nhà đầu tư, chính quyền TP.Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự giao thông khu vực. Bây giờ hợp đồng đã ký rồi, nếu phá vỡ hợp đồng thì sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ, phá vỡ các quy định tại hợp đồng” – ông Công nói.
Theo hợp đồng được ký giữa đại diện Bộ GTVT là Tổng Cục đường bộ Việt Nam và nhà đầu tư – Cty Cổ phần BOT Viettracimex, với giá trị hợp đồng làm đường tránh Vĩnh Yên 531 tỷ đồng, Cty CP BOT Viettracimex 8 được đặt trạm thu phí trên đường Bắc Thăng Long – Nội Bài để hoàn vốn dự án đường tránh này trong vòng 16 năm 10 tháng. Đến nay, nhà đầu tư đã thu được hơn 8 năm.
Cơ quan chức năng TP. Hà Nội nhiều lần đề nghị Công ty CP BOT Viettracimex 8 di dời vị trí trạm đến đúng tuyến đường tránh TP. Vĩnh Yên nhưng đến nay, trạm này vẫn hoạt động và thu phí bình thường.
Thậm chí đơn vị chủ quản còn có một số lần đề nghị được tăng phí nhưng cơ quan chức năng chưa cho phép. Mức phí trạm đang thu với xe ô tô dưới 12 chỗ là 10.000 đồng/lượt.
Giữa tháng 12/2018, ông Trần Ngọc Tuấn – Chánh văn phòng UBND tỉnh Thái Bình cho biết, các đơn vị của tỉnh nhà đang làm văn bản thống nhất vị trí đặt trạm thu phí hoàn vốn tuyến đường tránh QL10, đoạn qua thị trấn Đông Hưng, huyện Đông Hưng gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Vị trí hiện tại của trạm BOT Tân Đệ đặt ở đầu QL10 đoạn La Uyên – Tân Đệ, cách vị trí tránh QL10 khoảng 30km.
Mặc dù, các cơ quan chức năng Thái Bình đều khẳng định vị trí đặt trạm BOT Tân Đệ đúng quy trình. Nhưng vẫn khiến nhiều tài xế bức xúc, xảy ra hiện tượng phản đối trong một thời gian dài.
Trước tình cảnh đó, chủ đầu tư tuyến đường là Công ty CP Tasco đã phải dừng việc thu phí, đồng thời ra thông báo chấm dứt việc thu phí hoàn vốn tại BOT Tân Đệ.
Vân Thành
Theo Datviet
Dãy biệt thự "mọc" trên đất rừng: Thu hồi toàn bộ đất giao cho doanh nghiệp
UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa có quyết định về việc thu hồi đất của Công ty TNHH Kim Long do hết hạn sử dụng đất và không được gia hạn theo quy định của pháp luật đất đai; địa điểm tại phường Liên Bảo, Khai Quang và xã Định Trung (TP Vĩnh Yên).
Trách nhiệm để xảy ra việc biệt thự "mọc" trên đất rừng đến nay chưa rõ ràng (Ảnh: VNN).
Theo đó, Vĩnh Phúc sẽ thu hồi toàn bộ diện tích đất Nhà nước đã giao cho Công ty Kim Long, không bao gồm diện tích mà tỉnh này đã có quyết định thu hồi và giao cho gười khác sử dụng. Diện tích bị thu hồi sẽ được giao cho Ban Giải phóng mặt bằng và Phát triển quỹ đất tỉnh Vĩnh Phúc quản lý theo đúng quy định của pháp luật. Tổng diện tích thu hồi là trên 109 ha. Diện tích thu hồi thực tế sẽ được đo đạc lại để đảm bảo chính xác.
Công ty TNHH Kim Long có trách nhiệm hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước cho diện tích đất bị thu hồi theo quy định của pháp luật và phối hợp với cơ quan chức năng làm các thủ tục bàn giao.
Ban Giải phóng mặt bằng và Phát triển quỹ đất tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện việc kê khai, kiểm đếm tài sản vật kiến trúc được hỗ trợ phù hợp với quy định của pháp luật. Sau khi hoàn thành việc đo đạc phải có văn bản báo cáo UBND tỉnh Vĩnh Phúc kết quả cụ thể.
UBND thành phố Vĩnh Yên chỉ đạo UBND các phường Khai Quang, Liên Bảo và xã Định Trung gửi quyết định thu hồi đất đến người có đất bị thu hồi. Tuy nhiên đến nay chưa rõ hình thức xử lý đối với những biệt thự xây dựng trái phép trên đất rừng.
Như Dân trí đã phản ánh trước đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã giao cho Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp cơ quan chức năng tiến hành thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất rừng trồng cây ăn quả tại phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên để xảy ra sự việc xây dựng 7 khu biệt thự gây ồn ào dư luận thời gian qua.
Đây là khu đất do UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao cho Công ty TNHH Kim Long để trồng mía trong 20 năm; sau đó được chuyển đổi sang trồng cây ăn quả. Đến đầu năm 2017, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra thông báo về việc thu hồi đất dự án của Công ty TNHH Kim Long do hết hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai, địa điểm tại các xã, phường Định Trung, Liên Bảo và Khai Quang (TP Vĩnh Yên) thì mới... "phát hiện" dãy biệt thự đã sừng sững "mọc" lên trên đất rừng.
Trả lời PV Dân trí xung quanh trách nhiệm để xảy ra sự việc sai phạm này, ông Đường Ngọc Sơn - đại diện Công ty TNHH Kim Long nói khẳng định đây là đất rừng trồng bạch đàn, được khai hoang phục hoá 20 năm nay.
"Nhiều lần chúng tôi nhắc nhở nhưng họ vẫn làm. Có thể những người tới xây dựng biệt thự mua bán với nhau, không phải các hộ mà tôi liên kết. Nhưng bất cứ ai xây dựng nhà trái phép, bất cứ cái gì trên đất đó thì chính quyền địa phương phải vào hỏi, phải biết. Bất cứ ai xây dựng nhà kiên cố trên đất trồng cây ăn quả là sai. Trách nhiệm của chúng tôi là không kiên quyết còn trách nhiệm chính là của chính quyền địa phương. Ai sai tới đâu xử lý tới đấy"- ông Sơn nói.
Thế Kha
Theo Dantri
Thanh tra 7 khu biệt thự xây dựng trái phép ở Vĩnh Phúc Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc đang vào cuộc thanh tra khu biệt thự xây dựng trái phép trên đất rừng tại TP. Vĩnh Yên. Sáng 21/8, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, liên quan đến việc xuất hiện nhiều khu biệt thự xây dựng trái phép trên đất rừng trồng mía tại phường Liên Bảo, TP. Vĩnh Yên, hiện UBND tỉnh...