Tài xế ngao ngán quay đầu xe, không thể qua chốt kiểm soát dịch ở Hà Nội
Chiều nay, nhiều chốt kiểm soát dịch trên địa bàn Hà Nội tiếp tục triển khai siết chặt việc cấp và sử dụng giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội đối với người dân lưu thông ngoài đường.
Theo PV ghi nhận vào khoảng 5h15 chiều ngày 9/8 tại chốt kiểm soát trên đường Đào Tấn (quận Ba Đình), lực lượng chức năng đã đứng từ đầu ngã tư Đào Tấn – cầu vượt vành đai 2 kiểm soát xe lưu thông qua lại.
Hôm nay là ngày đầu UBND TP Hà Nội áp dụng việc siết chặt việc cấp, sử dụng giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội và bổ sung các loại giấy phép con như lịch trực, lịch phân công làm việc của cơ quan.
Trong buổi sáng, các trường hợp ra đường thiếu giấy tờ theo yêu cầu mới chỉ bị nhắc nhở bổ sung vào ngày hôm sau. Ghi nhận trong chiều nay, 100% người qua chốt chưa một ai có thêm các giấy theo yêu cầu mới của TP Hà Nội.
Khoảng 5h30, thời điểm nhiều người tan làm trở về nhà, lượng xe ra đường đông hơn hẳn, tất cả mọi người đều được lực lượng chức năng yêu cầu dừng lại và xuất trình giấy đi đường kèm thẻ căn cước (hoặc CMND).
Giấy đi đường kể từ hôm nay phải theo mẫu mới, bắt buộc có thêm lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Đa số người dân chỉ có duy nhất Giấy đi đường kèm theo Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân.
Video đang HOT
Cô Thủy ra đường không đem theo giấy tờ với lý do đi mua trứng được lực lượng chức năng trên chốt đường Đào Tấn yêu cầu dừng xe, phổ biến quy định mà UBND TP Hà Nội đưa ra, ngay sau đó cô đã nhận thấy việc ra đường là không nên và đã quay xe trở về nhà.
Anh T., nhân viên giao hàng đã không xuất trình được giấy tờ phù hợp và đã bị lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt với số tiền 2 triệu đồng. Được biết, tại chốt kiểm soát trên đường Đào Tấn tính tới thời điểm 17h30 đã xử phạt 2 trường hợp vi phạm, đa phần mọi người chưa cập nhật được việc bổ sung giấy đi đường theo nội dung mới, trong ngày đầu tiên các trường hợp thường được xử lý với hình thức nhắc nhở.
Tại chốt kiểm soát trên đường Nguyễn Chí Thanh, khoảng 17h45, tình trạng ùn ứ nhẹ xảy ra khi lực lượng chức năng kiểm tra 100% các phương tiện qua đây.
Lực lượng chức năng giải thích cho người tham gia giao thông ngoài giấy đi đường cần phải có thêm lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan.
Nhiều trường hợp chưa nắm rõ được thông tin đã phải quay đầu ra về tại các điểm chốt.
Tính đến nay, sau hơn nửa tháng TP Hà Nội áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17 (dựa theo nguyên tắc Chỉ thị 16 của Chính phủ), còn nhiều trường hợp ra ngoài không có lý do chính đáng, việc tăng cường các chốt kiểm soát nghiêm ngặt là cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh tại Thủ đô vẫn hết sức phức tạp.
Từ sáng mai, 10/8, khả năng các chốt kiểm soát trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ xảy ra ùn tắc cục bộ do nhiều người dân ra đường chưa kịp bổ sung giấy tờ mới theo quy định.
Phó Bí thư Hà Nội: Tiếp tục giãn cách để bảo vệ thành quả vừa qua
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, nếu dừng việc giãn cách thì những thành quả đạt được trong thời gian giãn cách vừa qua khó mà đảm bảo được.
Phân tích về quyết định tiếp tục giãn cách xã hội tại cuộc họp về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Hà Nội chiều 6/8, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đánh giá, từ ngày 24/7 đến nay, sau gần 2 tuần, Chỉ thị 17 đã đạt được những kết quả tích cực ban đầu.
Tuy có những mặt được là cơ bản, nhưng cũng có những khó khăn, phức tạp, đặc biệt là diễn biến dịch bệnh có nguy cơ rất cao, bởi Hà Nội là trung tâm cả nước, đầu mối giao thông trọng điểm quốc gia nên thực tế Hà Nội không thể "đóng cứng", vẫn có giao thương, vận chuyển hàng hóa.
Hơn nữa, xung quanh Hà Nội, các tỉnh vẫn có dịch; các ca bệnh nằm rải rác ở khắp 30 quận, huyện, trong đó nhiều quận huyện có số ca mắc lớn, như Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Trì, Đông Anh.
Đặc biệt, dịch bệnh đã xâm nhập vào những nơi rất phức tạp, như khu công nghiệp, chợ, siêu thị, bệnh viện, các khu dân cư đông người... Tiếp nữa, còn nhiều ca bệnh không rõ nguồn lây.
Cuộc họp thông tin về việc công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Hà Nội chiều 6/8.
Theo Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội, việc giãn cách là cần thiết để khoanh vùng, cách ly, xử lý ổ dịch. Trong giai đoạn này cũng là cần thiết để củng cố, nâng cao năng lực của ngành y tế, giữ thế chủ động một cách toàn diện, trên tất cả các mặt công tác trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
"Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình như vậy, qua báo cáo của các ngành, tư vấn của chuyên gia, Thành phố quyết định thực hiện Chỉ thị 17 thêm 15 ngày ", Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nêu rõ.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chỉ rõ: "Nếu dừng việc giãn cách thì những thành quả, những kết quả đạt được trong thời gian giãn cách vừa qua khó mà đảm bảo được".
Ông Nguyễn Văn Phong cũng cho biết, với quan điểm luôn luôn chủ động, không lơ là, mất cảnh giác và chuẩn bị cao hơn một bước so với diễn biến tình hình dịch bệnh, Thành phố đã có nhiều chủ trương, biện pháp để chuẩn bị cho việc này.
Vừa qua, Thành phố đã đưa vào sử dụng một bệnh viện, trung tâm thu dung, điều trị những người mắc F0 thể nhẹ tại Đền Lừ, Hoàng Mai với quy mô 1.000 giường và tới đây tiếp tục đưa vào hoạt động thêm 5.000 giường.
Chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy đối với UBND Thành phố là trong thời gian ngắn nhất phải chuẩn bị 30.000 chỗ để thu dung, điều trị các ca F0 thể nhẹ.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã có đề án, phân bổ thêm 2.500 giường bệnh cho Hà Nội; phối hợp với Thành phố thần tốc xây dựng bệnh viện dã chiến tại Hoàng Mai, với quy mô 500 giường.
Song song với đó, Thành phố cũng chỉ đạo các quận, huyện chủ động thêm mỗi đơn vị từ 3.000-5.000 giường cách ly F1. Bên cạnh việc mua sắm trang thiết bị, bổ sung năng lực cho hệ thống y tế của Thành phố, Hà Nội cũng làm việc với các bệnh viện Trung ương, các bệnh viện tư nhân trên địa bàn để cùng phối hợp trong xét nghiệm cũng như điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19.
Đặc biệt, bên cạnh các chính sách chung của Chính phủ, Thành phố đã rà soát, quyết định hỗ trợ thêm cho các đối tượng, ngoài 12 nhóm đối tượng theo Nghị quyết 68 của Chính phủ. "Đây là trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và nhân dân Hà Nội cùng chăm lo cho các đối tượng khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19", Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nói.
Hà Nội quyết định trong giai đoạn hiện nay, để tập trung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch và đảm bảo an sinh xã hội, bên cạnh tiết kiệm chi thường xuyên, tiết kiệm từ giảm hội họp, đi công tác, Thành phố quyết định tạm dừng mua sắm trang thiết bị từ nguồn chi thường xuyên, trừ các nội dung liên quan đến mua sắm trang thiết bị phòng, chống dịch.
Chia sẻ với những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Chỉ thị 17 của Thành phố, ông Nguyễn Văn Phong cho biết, Thành phố xác định đây là một việc mới, khó, chưa có tiền lệ, nên Thành phố đã nhanh chóng tiếp thu, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, như việc giảm ùn tắc ở cửa ngõ, hoạt động vận chuyển hàng hóa, cấp phép cho các công trình xây dựng cấp thiết, đảm bảo an toàn... và sẽ tiếp tục điều chỉnh.
"Tinh thần là chủ động, bám sát thực tiễn, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, nhất là các quận, huyện, người đứng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác phòng, chống dịch ", Phó Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.
24 giờ tại các chốt kiểm soát cơ động khắp đường phố Thủ đô Để tăng cường công tác phòng dịch Covid-19, TP Hà Nội đã thành lập hàng loạt chốt kiểm soát dịch cơ động, hoạt động cả ngày lẫn đêm trên khắp các tuyến phố suốt 2 tuần qua. Một ngày làm việc tại các chốt kiểm soát cơ động khắp nẻo đường ở Thủ đô Tròn 2 tuần Chỉ thị 17 của UBND TP...