Tài xế mặc đồ bảo hộ chở hàng thông quan qua cửa khẩu Tân Thanh
Ngày 20/2, cửa khẩu Tân Thanh ( Lạng Sơn) bắt đầu thông quan trở lại. Tuy nhiên, để đảm bảo công tác kiểm soát dịch Covid-19, các tài xế phải mặc đồ bảo hộ đúng theo quy định trước khi đưa hàng hóa thông quan qua cửa khẩu.
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, ngày 20/2, tại cửa khẩu Tân Thanh, các lực lượng chức năng như hải quan, biên phòng, y tế đều có mặt để đảm bảo công tác thông quan và kiểm soát dịch Covid-19. Tuy nhiên, lượng xe xuất nhập khẩu rất ít, chủ yếu là xe chở hoa quả, nông sản xuất khẩu. Theo thống kê sơ bộ của Hải quan tại đây, từ thời điểm bắt đầu thông quan đến 13h30 ngày 20/2, có 11 xe nông sản xuất khẩu, 4 xe không và 1 xe nhập khẩu.
Xe chở hàng hóa bắt đầu thông quan từ 8h sáng 20/2.
Trước đó, ngày 19/2, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn đã phối hợp các cơ quan quản lý của Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc) trao đổi về việc thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Tân Thanh. Qua đó, hai bên thống nhất, kể từ 8h đến 17h (giờ Hà Nội) ngày 20/2, sẽ mở cửa khẩu, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Tân Thanh, Văn Lãng (Lạng Sơn, Việt Nam) – Pò Chài, Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc).
Tài xế trước khi qua cửa khẩu phải chuẩn bị đồ bảo hộ theo quy định.
Để được thông quan qua cửa khẩu Tân Thanh – Pò Chài, doanh nghiệp, thương nhân phải đáp ứng điều kiện hàng làm thủ tục xuất nhập khẩu là hàng hóa có hợp đồng mua bán giữa hai bên (hợp đồng thương mại). Đối với hàng hóa trao đổi cư dân biên giới, phía Trung Quốc chưa tiếp nhận.
Vì vậy, để tránh gây thiệt hại về chi phí, thời gian cho các doanh nghiệp, thương nhân khi đưa hàng nông sản lên cửa khẩu Tân Thanh chờ làm thủ tục xuất khẩu phải bảo đảm có hợp đồng mua bán, tránh việc đưa hàng lên cửa khẩu với mục đích trao đổi cư dân biên giới. Để bảo đảm vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa thúc đẩy trao đổi hàng hóa giữa hai bên, phía Trung Quốc yêu cầu, phương tiện chở hàng của Việt Nam vận chuyển sang phía Trung Quốc phải đi về trong ngày.
Tài xế Nguyễn Văn Vân (Lục Nam, Bắc Giang) cho biết, anh lái xe không từ Việt Nam sang để chở hồi khô nhập từ Trung Quốc. Mặc dù biết tình hình dịch bệnh phía Trung Quốc nhưng công việc trì trệ đã lâu, phải lo làm ăn để ổn định cuộc sống. Anh cũng tin tưởng vào biện pháp chống dịch Covid-19, mặc đồ bảo hộ của các cơ quan chức năng 2 nước đã thống nhất.
Video đang HOT
Xe đưa hàng xuất khẩu quay trở lại trong ngày và phải qua phun khử trùng để đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19.
Tất cả các xe khi quay đầu về đều phải qua khu vực phun khử trùng bán tự động.
Người điều khiển phương tiện phải thực hiện tiêu độc, khử trùng đối với phương tiện. Ngoài ra, kể từ khi lên xe điều khiển sang Trung Quốc, tài xế không được xuống khỏi xe, bảo đảm mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang. Đội ngũ cán bộ y tế, bác sĩ cửa khẩu Tân Thanh, phối hợp các lực lượng, hướng dẫn tài xế khi chuyển hàng qua biên giới đều phải tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Tài xế phải kiểm tra y tế, như: đo thân nhiệt, kê khai y tế, mặc đồ bảo hộ phòng dịch, khi trở về Việt Nam phải hủy bỏ bảo hộ phòng dịch ngay tại cửa khẩu và không cần phải cách ly 14 ngày theo quy định.
Tài xế sau khi quay đầu xe về phải tháo bỏ quần áo bảo hộ theo quy trình do nhân viên y tế hướng dẫn.
Tất cả đồ bảo hộ sau khi sử dụng đều được thu gom lại để tiêu hủy.
Sau khi bỏ đồ bảo hộ, rửa tay, thay khẩu trang mới, tài xế mới làm thủ tục nhập cảnh lại.
Các bộ phận của xe mà tài xế chạm vào đều được nhân viên y tế xịt khử trùng trước khi người và xe quay lại.
Theo danviet.vn
Bi kịch của gia đình mòn mỏi chờ đợi để được kết luận mắc Covid-19
Không được kết luận mắc Covid-19, 2 anh em họ Wang phải tự cách ly ở một cơ sở không nhân viên y tế và cũng chẳng có một thiết bị hỗ trợ nào.
Cách đây 2 tuần, 2 anh em Wang Xiangkai và Wang Xiangyou tới cách ly tại một khách sạn được chỉ định ở Vũ Hán nhưng không một y, bác sỹ nào được điều động tới nơi này.
Ngay ngày sau đó, Xiangkai, 61 tuổi thức dậy và phát hiện Xiangyou, 62 tuổi đã chết.
Anh em nhà Wang là 2 trong số nhiều trường hợp không thể tiếp cận với các cơ sở y tế tại Vũ Hán mặc dù thành phố đã cho xây dựng 2 bệnh viện dã chiến và 3 bệnh viện cabin để đối phó với dịch bệnh.
"Tôi là gì để mà bị trừng phạt như vậy", Wang Wenjun, con gái của ông Xiangkai nói qua điện thoại.
Nhà hỏa táng gửi một chiếc xe tới đón thi thể của Xiangyou, nhưng gia đình ông được thông báo rằng họ không được phép làm lễ tang. Họ chỉ có thể tới nhận tro cốt của người đã khuất sau 15 ngày.
Những người mặc đồ bảo hộ tập trung ở lối ra vào một chung cư ở Vũ Hán. (Ảnh: Reuters)
2 ngày trước khi Xiangyou qua đời, các bác sỹ tại Bệnh viện Vũ Hán số 4 chẩn đoán rằng ông và em trai đều có khả năng bị nhiễm Covid-2019. Kết quả chụp CT cho thấy phổi của họ chuyển sang màu trắng, dấu hiệu của bệnh viêm phổi cấp.
Nhưng do bệnh viện không đủ dụng cụ xét nghiệm axit nucleic để xác nhận, các bác sỹ yêu cầu Xiangyou và em trai liên lạc với chính quyền nơi mình đang sống để được cách ly.
Theo hướng dẫn của chính quyền, cả 2 tới khách sạn Echarm ở Vũ Hán, nơi được cải tạo trở thành trung tâm cách ly tạm thời một số trường hợp nghi nhiễm có các triệu chứng nặng.
Tuy nhiên, khi họ chưa kịp làm thêm các xét nghiệm, ông Xiangyou đã ra đi.
Em trai ông, Xiangkai - một tài xế nghỉ hưu từ chối ở lại Echarm sau khi anh trai mình qua đời. Ông tới nhà của một người họ hàng để tự cách ly. Vợ Xiangkai tới thăm ông mỗi ngày, mang theo thức ăn và thuốc cho tới khi bà đổ bệnh và bị nghi nhiễm Covid-19.
Wenjun sống xa bố mẹ nên cô không thể tới thăm họ do Vũ Hán vẫn đang trong thời gian phong tỏa, cấm các phương tiện cá nhân đi lại.
Tuyệt vọng, cô lên Weibo chia sẻ câu chuyện của mình. Chính quyền nơi bố mẹ cô sinh sống nói rằng quyết định còn phải phụ thuộc vào tình trạng bệnh.
Khoảng nửa đêm 10/2, gia đình nhận được một cuộc gọi nói rằng giường bệnh trong bệnh viện đã có sẵn. Những do không có phương tiện đi lại, người vợ 58 tuổi khó nhọc đẩy Xiangkai trên chiếc xe lăn ọp ẹp tới bệnh viện. Hành trình này kéo dài 10 phút.
Kết quả chụp CT cho thấy tình trạng nhiễm trùng phổi của Xiangkai xấu đi. Giờ ông đang phải chờ kết quả xét nghiệm axit nucleic.
"Vào ngày 22/1, gia đình chúng tôi quây quần ăn bữa cơm giao thừa và chụp ảnh cùng nhau. Kể từ đó, ngày nào chúng tôi cũng nhận được tin xấu", Wenjun nói.
Từ ngày 13/2, tất cả các trường hợp có kết quả chụp CT giống Xiangkai và Xiangyou đều được tính là những người nhiễm bệnh. Các chuyên gia thế giới lo ngại cho rằng dựa vào kết quả chụp quét phổi là lựa chọn nguy hiểm bởi một số bệnh nhân bị cúm thông thường cũng có thể có những triệu chứng tương tự với những người nhiễm Covid-19 (nCoV). Mặc dù các quan chức y tế Vũ Hán tin rằng "thà cách ly nhầm còn hơn bỏ sót".
Giá như Hồ Bắc áp dụng điều này sớm hơn, có thể những trường hợp như Xiangyou đã không thiệt mạng. Dù vậy, các chuyên gia lo ngại tồn tại những trường hợp bệnh nhân có triệu chứng, được xác định là nhiễm bệnh thông qua chụp CT nhưng thực chất chỉ bị cúm được đưa tới các trung tâm cách ly với những người thực sự bị bệnh.
Khi đó, kể cả họ không nhiễm bệnh cũng trở thành người bệnh.
SONG HY (Nguồn: Reuters)
Theo vtc.vn
Lạng Sơn: Cửa khẩu Hữu Nghị chính thức thông quan trở lại Trao đổi nhanh với Dân Việt, ông Nguyễn Tiến Bộ - Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Hữu Nghị cho biết, trong buổi sáng 5/2, cơ quan Hải quan 2 nước đã thống nhất việc thông quan hàng hóa tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị bắt đầu từ đầu giờ chiều nay (5/2). Sáng 5/2, đoàn công tác liên ngành tỉnh...