Tài xế chung tiền đóng hụi chết cho CSGT
Không cần quan tâm đến người đối diện là ai, đến công an đứng đọc số xe làm gì, ông C. lấy bút hí hoáy ghi vào một cuốn sổ rồi hỏi: “Xe mình đi đường nào?”.
Trên các số trước, chúng tôi phản ánh nạn mãi lộ trên QL 20 đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng mà cánh tài xế xe tải đang phải cắn răng chịu đựng. Bởi họ biết rất rõ khi còn chạy xe tức còn “lụy” CSGT.
Các tài xế biết rất rõ số tiền phải đóng theo tải trọng của xe. Tuy nhiên, cũng có trường hợp CSGT hạ giá nếu tài xế chịu gom tiền đóng xe theo “đàn” và luôn muốn “mở rộng” nguồn thu!
Ngày 11/11, anh TL điều khiển chiếc xe tải chở chuyến hàng đầu tiên từ Đà Lạt về TP.HCM và ghé chốt CSGT huyện Di Linh tìm cách chung tiền.
Khi L. tiến vào nơi làm việc của chốt CSGT này và bày tỏ ý định chung tháng cho xe năm tấn, một thượng úy tên V. kéo ra ghế đá nói chuyện. Tại đây, sau khi hỏi kỹ L. về loại xe, mặt hàng, ông V. thăm dò: “Gửi ở đây mấy lần rồi?”. “Em gửi hoài chứ gì” – L. nói. V. “ trắc nghiệm” thêm: “Đã từng gửi cho xe nào?”. Sau khi nghe L. đọc đúng hai số xe đang chung tháng tại đây, ông V. nhận 300.000 đồng từ tay L. và căn dặn: “Ông ghi số điện thoại của tui lại (09339434…), mai mốt xuống gọi trước, không được vô chung lộn xộn kiểu này đâu nhá! Lưu số điện thoại rồi, mai mốt vào chung thì gọi trước nha ông nội!”
Thượng úy V. ở CSGT huyện Di Linh nhận tiền tháng của tài xế xe tải. (Ảnh cắt từ clip)
CSGT huyện Đạ Huoai tên C. nhận tiền và… cấn trừ vào tháng sau. (Ảnh cắt từ clip)
Cũng chuyến đi này, L. được một người bạn ở Phương Lâm nhờ vào Đội CSGT Công an huyện Đạ Huoai chung tháng giúp. Theo L., xe của người bạn anh khi đến huyện này thường rơi vào buổi đêm nên không gặp CSGT để chung tiền. Người bạn phải nhờ anh đóng giúp vì sợ quá ngày, CSGT huyện này sẽ “tặng” biên bản vi phạm giao thông.
Vào trạm, L. tiến đến bàn làm việc có vách kính, L. đứng đọc luôn biển số xe tải của người bạn cho vị CSGT mang bảng tên C. nghe. Điều lạ là vị CSGT này không cần quan tâm đến người đối diện là ai, đến công an đứng đọc số xe làm gì, ông C. lấy bút hí hoáy ghi vào một cuốn sổ rồi hỏi L.: “Xe mình đi đường nào?”. L. nói: “Xe chở rau, đi từ Đà Lạt về”. Ông C. hỏi tiếp: “Ai kêu anh vào đây vậy?”. L. đáp: “Em vào đây hoài, sếp ơi”.
Khi thấy L. cầm tiền trong tay, ông C. hỏi: “Mọi ngày bỏ trong bì thư mà?”. “Hôm nay em quên phong bì rồi, sếp” – L. trả lời. Ngay lập tức, ông C. gọi L. đi vòng qua vách ngăn vào bên trong. Vừa nhận tiền từ L., ông C. không quên hỏi cắc cớ: “ Sao quên phong bì được!”. C. cúi xuống gầm bàn đếm tiền và hỏi: “Còn hai xe kia đâu?”. “Xe kia chưa đến tháng, sếp ơi” – L. nói. Xong việc, L. chào ông C. ra về. Khi ra tới cửa, L. điện thoại cho bạn, báo cho bạn là đã chung tiền xong. Khi nghe người bạn cho biết là “đã chung tiền hai hôm trước rồi”, L. quay lại gặp ông C. nói việc này. Tuy nhiên, khi thấy ông C. yên lặng, L. tặc lưỡi: “Thôi, em lỡ chung rồi, khỏi lấy lại mất công, sếp ghi giùm tháng sau nhé”. Nghe vậy, ông C. đồng ý ngay: “Ừ, vậy để tháng sau, tháng 12…”.
Chung theo “đàn”, giá rẻ hơn
Tài xế: Alô, phải sếp V. không?
Video đang HOT
Thượng úy V.: Có gì không anh?
- Em là tài xế xe 54X-44… đây sếp. Bây giờ sếp rảnh không em nói chuyện với sếp tí.
- Nói đi.
- Em có quen dàn xe trên 20 chiếc đang chung qua cây dầu, giờ sếp lo được không, em gửi sếp theo tháng toàn bộ luôn.
- Ừ, mà xe đi đâu?
- Cũng chạy từ Lâm Đồng về Sài Gòn đó.
- Ừ.
- Xe từ 3,5 tấn đến trên bảy tấn, tất cả là 21 chiếc.
- Ừ, vậy giờ tính sao?
- Sếp bổ đồng hết luôn để em chung tháng cho đỡ lọc xọc!
- Vậy thì mỗi xe 500 (ngàn đồng) thôi, chừng nào lên gặp?
- Đầu tháng lên, em gọi sếp.
- Ừ.
(Cuộc trao đổi giữa tài xế L. với Thượng úy V. ở Đội CSGT huyện Di Linh)
Theo 24h
CSGT trả lại tiền vì... chê ít!
CSGT ở các chốt, trạm kiểm soát giao thông cũng biết từ chối "hụi chết" nhưng đó là khi số tiền chung... không đủ theo luật ngầm.
Trên hai số trước chúng tôi nêu thực trạng CSGT tại các chốt, trạm nhận tiền tháng của giới tài xế xe tải trên QL 20. Các tài xế đều thuộc làu giá chung chi cho mỗi trạm, chốt trên tuyến quốc lộ này. Nếu tài xế xe nào "quên", chậm chung tiền sẽ bị nhắc nhở bằng biên bản vi phạm giao thông...
"Xe năm tấn mà đưa vầy là sao?"
Tài xế T. cho biết giá chung cho xe tải loại năm tấn là 600.000đồng/tháng, xe sáu tấn thì 800.000 đồng/tháng, xe tám tấn thì 1 triệu đồng/tháng cho mỗi trạm, chốt CSGT. "Chỉ những xe đã chung chi đầy đủ mới yên thân khi chạy vào địa phận Lâm Đồng. Những xe lạ, lâu lâu mới đi một chuyến, cực kỳ khó thoát bị lập biên bản vi phạm giao thông. Lý do là với xe tải, CSGT ở đây ít khi nào chịu "ăn" ngoài đường" - T. nói.
Tài xế TL cho biết nếu xe nào chung tiền không đủ sẽ bị trả lại để "bổ sung" cho đúng "luật". "Trước đây, khi tôi mới đưa xe lên Lâm Đồng chở hàng thuê, chưa rõ giá nên "làm luật" có 300.000 đồng/tháng cho chiếc xe năm tấn. Tôi bị nhắc nhở, yêu cầu làm lại" - TL nói.
Theo chân TL đi "giao dịch" với các chốt CSGT tỉnh này, chúng tôi thấy những điều TL nói là không ngoa tí nào.
Sau bữa ăn sáng ở huyện Đức Trọng, 9 giờ ngày 11-11, chiếc xe tải của TL dừng bánh tại chốt CSGT Phú Hiệp trên địa bàn huyện Di Linh để TL vào "làm luật". Vì quá quen với việc chung tiền trong khi đi làm phụ xe tải trước đây, TL tự tin cuộn tròn 300.000 đồng, tiến về bàn làm việc của CSGT trong chốt này. Đến nơi, TL giả lả: "Xe em mới xuống, sếp!" và tỉnh bơ đọc biển số xe. Ngồi bên trong vách kính, người CSGT mang hàm thiếu úy hỏi lại: "Xe mới xuống là sao?". Không cần giải thích gì, TL thông báo "ám hiệu": "Cho em gửi tháng, sếp". Nhận "ám hiệu" quen thuộc, vị này đưa tay nhận 300.000 đồng cuộn tròn từ TL và cúi xuống ghi ghi vào cuốn sổ để trên bàn.
Cầm số tiền 300.000 đồng, vị CSGT ở chốt Phú Hiệp (huyện Di Linh) hỏi: "Xe năm tấn mà đưa vầy là sao?". (Ảnh cắt từ clip)
Tài xế TL giật lại chiếc phong bì trên tay vị CSGT ở chốt 320 (đèo Bảo Lộc) để ra ngoài bỏ tiền vào. (Ảnh cắt từ clip)
Khi kiểm tra, thấy trong phong bì chỉ có 300.000 đồng, vị CSGT (vừa bị TL giật lại cái phong bì) gằn giọng: "Xe năm tấn là sáu trăm!". (Ảnh cắt từ clip)
Sau khi cho dừng xe lại trước cơ quan, Đ. vào "làm việc" với Đội CSGT huyện Đạ Huoai. Vừa vào trong, Đ. bị một CSGT đang làm việc tại đây hỏi ngay:
- Có việc gì?
- Em tìm chú Ba.
- Anh tìm chú Ba có việc gì?
- Dạ, em tìm chú Ba có việc riêng.
- Chú Ba đi họp. Anh tìm chú Ba có việc gì không?
- Em có xe chở hàng muốn chung tháng.
- Ngồi đi, xe mấy tấn?
...
(Trích băng ghi âm)
Liếc số tiền đang cầm trong tay, vị cảnh sát này hỏi: "Xe mấy tấn?". "Xe năm tấn, sếp" - TL trả lời. Vừa nghe xong tải trọng xe, vị này dằn dằn ba tờ tiền xuống bàn, cao giọng: "Xe năm tấn mà đưa vầy là sao?". Sau một cuộc điện thoại để giải quyết việc riêng, ông hỏi tiếp: "Sao đây, xe năm tấn mà đưa vầy là sao?" rồi trả 300.000 đồng lại cho TL.
"Xe năm tấn là sáu trăm"
Tương tự, tại chốt kiểm soát giao thông 320 (đèo Bảo Lộc), TL bỏ 300.000 đồng vào một cái phong bì, ghi biển số xe ở ngoài rồi tiến vào chốt thực hiện việc chung tháng. Nhận phong bì từ tay TL, một CSGT mang hàm thượng úy hỏi: "Xe mấy tấn?". TL trả lời: "Xe năm tấn, sếp!". Tuy nhiên, khi vị CSGT đang mở phong bì ra kiểm tra thì TL giật lại, nói: "Chết, em nhầm, để em làm lại". Sau đó, TL chạy ra hành lang, lấy tiền bỏ vào một cái phong bì khác, đứng chờ. Lúc này, vị thượng úy CSGT nhắc: "Vô đây đi chứ đứng đó làm gì". Được "lệnh", TL bước vào và đưa cái phong bì khác cho vị thượng úy.
Cũng như lần trước, vị CSGT mở phong bì ra đếm và hỏi: "Xe nào?". TL chỉ vào phong bì và nói: "Số xe đây sếp". Nhìn số xe ghi trên phong bì, ông này hỏi: "Xe này ở đâu đây?". "Xe em chở rau trên Đà Lạt" - TL trả lời. Sau khi biết thông tin về số xe, xe chở hàng gì, có lẽ người CSGT này muốn chắc ăn lần nữa nên lặp lại câu hỏi: "Xe mấy tấn?". "Dạ năm tấn" - TL nói. TL vừa nói xong, vị này nhét tiền ngược vào phong bì, gằn giọng với TL: "Xe năm tấn là sáu trăm!" và trả lại phòng bì. TL nhanh tay nhận lại cái phong bì bị CSGT chê này để "bổ sung" cho đúng "luật"!
Ra xe, TL cho hay có quy luật rồi, xe năm tấn phải chung 600.000 đồng, "chung thiếu là không xong với họ đâu". Như vậy, ý định chung cho hai chốt CSGT của TL trong buổi sáng "bất thành" vì số tiền chung tháng chưa đúng.
97.840 lượt cán bộ, chiến sĩ CSGT không nhận hối lộ của lái xe, chủ hàng với tổng số tiền gần 2,5 tỉ đồng từ năm 2010 đến tháng 6/2012.
Năm 2005, lực lượng CSGT đã thực hiện đề án phòng ngừa sai phạm, tiêu cực trong tuần tra kiểm soát giao thông (Đề án 1323). Nội dung chủ yếu của đề án này là xây dựng tinh thần phục vụ, quan điểm, thái độ của CSGT. Đặc biệt, đề án đề cập đến "ba chống" trong lực lượng CSGT, đó là: chống nhận mãi lộ, chống bao che, dung túng, bảo kê cho các chủ phương tiện và người vi phạm; chống hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu với nhân dân; chống vô ý thức kỷ luật, vi phạm quy chế, quy trình công tác, lối sống buông thả thực dụng, tác phong không đúng mực và lười nghiên cứu học tập, nâng cao trình độ. Từ khi thực hiện đề án, lực lượng đã xử lý kỷ luật 620 cán bộ, chiến sĩ có sai phạm tiêu cực; trong đó tước danh hiệu công an nhân dân 44 trường hợp; cách chức, giáng chức 25 trường hợp. Kiểm điểm, phê bình, cắt thi đua 223 trường hợp.
Theo 24h
Nhức nhối nạn "đóng hụi chết" cho CSGT Không có trạm, chốt CSGT nào từ chối "tiền hụi" vì theo lý giải của các tài xế xe tải là: Đôi bên cùng có lợi! Vào tận nơi làm việc của CSGT ở các chốt, trạm, chúng tôi ngỡ ngàng vì các CSGT coi việc các tài xế xe tải "đóng hụi chết" cho mình là điều đương nhiên. "Họ chịu nhận...