Tài xế bị phạt 35 triệu, tước GPLX gần 2 năm vì vi phạm nồng độ cồn
Tài xế ôtô bị phạt 35 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 23 tháng do có nồng độ cồn trong hơi thở là 0,719 mg/l khí thở.
Cục cảnh sát giao thông Bộ Công an vừa xử phạt tài xế L.K.T. 35 triệu đồng và tước giấy phép lái xe của người này 23 tháng vì vi phạm nồng độ cồn.
Theo đó, tối 1/1, tổ công tác Đội CSGT số 3 Công an Hà Nội làm nhiệm vụ tại km188 300 cao tốc Pháp Vân – Ninh Bình ra hiệu lệnh dừng ôtô biển kiểm soát 29C để kiểm tra.
Tài xế ôtô bị yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn bằng máy. Ảnh: Cục CSGT.
Tài xế ôtô khi bị yêu cầu thổi nồng độ cồn bằng máy đã có thái độ bất hợp tác. Qua kiểm tra, nam tài xế có nồng độ cồn là 0,719 mg/l khí thở, vượt mức cao nhất trong khung xử phạt về vi phạm nồng độ cồn là 0,4 mg/l khí thở.
Theo quy định Nghị định số 100/2019 áp dụng từ 1/1/2020, mức phạt đối với người điều khiển ôtô có nồng độ còn vượt mức cao nhất khung xử phạt tăng gấp đôi, từ mức 16-18 triệu đồng lên 30-40 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước giấy phép lái xe 22-24 tháng thay vì mức 4-6 tháng như trước 1/1/2020.
Trong khi đó, chiều 2/1, tại nút giao thông Hàng Cót – Phan Đình Phùng (quận Hoàn Kiếm), Đội CSGT số 1 cũng xử phạt ông Đ.T.L (57 tuổi, ở Phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội) số tiền 7 triệu đồng (mức phạt cũ 3,5 triệu đồng) và tước giấy phép lái xe của ông L. 23 tháng vì điều khiển xe máy vi phạm quy định về nồng độ cồn.
Ông L. cho biết mới chỉ uống 2 chén rượu cùng bạn. Qua kiểm tra, nồng độ cồn của ông L. là 0,489 mg/l khí thở.
Theo news.zing.vn
Bắt đầu từ tháng 1/2020, tăng cường xử lý lái xe cố tình uống rượu bia
Bắt đầu từ ngày mai 1/1/2020, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia chính thức có hiệu lực sẽ nghiêm cấm toàn bộ hành vi điều khiển phương tiện giao thông khi có nồng độ cồn trong người...
CSGT trong một lần kiểm tra nồng độ cồn của các chủ phương tiện trên các tuyến phố của Hà Nội.
Theo đó, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (số 44/2019/QH14) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, sẽ cấm triệt để hành vi đi xe ra đường (ôtô, xe máy, xe đạp điện...) khi có nồng độ cồn trong người.
Người điều khiển phương tiện sẽ được kiểm tra nồng độ cồn ngay tại chỗ.
Cụ thể, theo Điều 5, Khoản 6 của bộ luật này nêu rõ: Nghiêm cấm "điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn".
Tiếp đó tại Điều 21 về phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia, ngay từ Khoản 1 đã nhắc lại rõ "người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông".
Như vậy có thể thấy, theo luật mới này thì tất cả những người điều khiển phương tiện tham gia giao thông (gồm tất cả các loại xe trên) đều bị nghiêm cấm uống rượu, bia.
Đội CSGT số 1 Hà Nội tăng cường kiểm tra nồng độ cồn của các chủ phương tiện tham gia giao thông ở khu vực quận Hoàn Kiếm.
Theo infonet
Tài xế lái Mercedes 'làm xiếc' tông vào quán nhậu rồi bỏ chạy ở Đà Nẵng Tài xế vi phạm nồng độ cồn lái ô tô Mercedes tông vào quán nhậu ở Đà Nẵng làm hư hỏng 2 xe máy rồi bỏ chạy. Chiều nay, Công an quận Hải Châu (Đà Nẵng) cho biết, đơn vị đang củng cố hồ sơ để xử lý tài xế Lương Đức T. (SN 1979, ngụ quận Cẩm Lệ) điều khiển ô tô...