Tài xế bị đòi bồi thường 400 triệu ở Sapa : UBATGT Quốc gia lên tiếng
UBATGT Quốc gia cho rằng, hành vi đòi tiền đền bù ngay đối với những người liên quan đến vụ tai nạn ở Sa Pa là vi phạm pháp luật, gây mất trật tự an toàn xã hội, tạo tiền lệ xấu khi giải quyết tai nạn giao thông, gây bất bình trong dư luận xã hội.
Như tin đã đưa, ông Giàng A Sàng, Chủ tịch UBND xã Sa Pả (Sa Pa, Lào Cai), xác nhận trên địa bàn xảy ra vụ tai nạn giao thông làm một người tử vong.
Theo ông Sàng, trưa 1.3, Hạng A Câu (15 tuổi, trú xã Sa Pả) điều khiển xe máy lưu thông theo hướng Lào Cai – Sa Pa và đâm trực diện vào ôtô 4 chỗ biển 24A do anh Nguyễn Trọng Nghĩa (30 tuổi, trú TP.Lào Cai) chạy hướng ngược lại.
Hiện trường vụ tai nạn.
Video đang HOT
Cú va chạm mạnh khiến anh Câu tử vong tại chỗ, cả 2 phương tiện đều bị hư hỏng nặng.
Lúc này, người nhà nạn nhân và người dân kéo ra hiện trường đòi tài xế ôtô 4 chỗ phải bồi thường 400 triệu đồng. Vụ việc gây ùn tắc giao thông nhiều giờ.
Lực lượng chức năng vận động song nhiều người thân nạn nhân không chấp hành, vẫn gây rối trật tự. Họ cản trở việc đưa thi thể ra khỏi hiện trường, yêu cầu phải bồi thường ngay.
“Người nhà nạn nhân cùng nhiều người dân địa phương kéo ra khu vực hiện trường vụ tai nạn gây mất trật tự nhằm mục đích bắt đền tài xế. Do vậy tài xế xe con đã phải hỗ trợ ngay cho gia đình nạn nhân 200 triệu để giải quyết vụ tai nạn. 18h cùng ngày đoạn đường mới thông xe”, ông Sàng nói.
Liên quan đến vụ việc này, hôm nay (4.3), Ủy ban ATGT Quốc gia đã có ý kiến chỉ đạo.
Theo đó, đơn vị này gia đánh giá hành vi tụ tập đông người, cản trở các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ khắc phục tai nạn giao thông gây ùn tắc giao thông và đòi tiền đền bù ngay đối với những người liên quan đến vụ tai nạn là vi phạm pháp luật, gây mất trật tự an toàn xã hội, tạo tiền lệ xấu khi giải quyết tai nạn giao thông và gây bất bình trong dư luận xã hội.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban An toàn giao thông tỉnh Lào Cai quan tâm chỉ đạo cơ quan công an phối hợp với chính quyền địa phương khẩn trương điều tra, xác minh, làm rõ vi phạm của các cá nhân trong vụ việc trên, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
Theo Danviet
Cần đầu tư hơn nữa để xây dựng Luật Biên Phòng Việt Nam
Chiều 4/1, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự Hành chính Nguyễn Thị Hạnh chủ trì phiên họp thẩm định Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Biên phòng Việt Nam. Kết luận buổi họp, bà Hạnh đồng tình với sự cần thiết xây dựng Luật Biên phòng đồng thời đánh giá cao sự chuẩn bị của Ban soạn thảo.
Tuy nhiên, Ban soạn thảo cần đầu tư công phu, chuẩn bị tốt hơn nữa về tính thống nhất, đồng bộ; làm minh bạch hơn về mặt hồ sơ; làm rõ hơn về phạm vi điều chỉnh; tờ trình cần được thuyết minh rõ ràng, dễ hiểu.
Hình minh họa
Pháp lệnh Bộ đội biên phòng (BĐBP) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa IX thông qua ngày 28/3/1997, có hiệu lực thi hành từ ngày 7/4/1997 đã cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng về bảo vệ Tổ quốc, xây dựng lực lượng vũ trang nói chung, BĐBP nói riêng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng BĐBP chính quy, từng bước hiện đại, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Tuy nhiên, Pháp lệnh BĐBP hiện hành chưa thể chế đầy đủ chủ trương, quan điểm của Đảng về quốc phòng, an ninh; chưa đáp ứng yêu cầu luật hóa các quy định hạn chế quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013; nội dung của Pháp lệnh BĐBP chưa điều chỉnh về hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và biện pháp công tác biên phòng, chưa thống nhất, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Sau 20 năm thi hành Pháp lệnh BĐBP đã bộc lộ những khó khăn, vướng mắc, bất cập chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình hiện nay.
Do đó, việc xây dựng Dự án Luật Biên phòng Việt Nam trình Quốc hội xem xét thông qua là cần thiết, phù hợp với yêu cầu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia trong tình hình mới, khắc phục được những vướng mắc, bất cập, hạn chế trong thực tiễn thi hành Pháp lệnh BĐBP.
Phương Mai
Theo PLO
152 du khách Việt nghi bỏ trốn tại Đài Loan sẽ bị xử lý ra sao? Đối với những khách du lịch bỏ trốn tại Đài Loan sẽ phải chịu hình thức xử lý theo pháp luật Đài Loan về vi phạm nhập cảnh. Hình thức xử phạt có thể trục xuất, cấm nhập cảnh. 152 du khách Việt nghi bỏ trốn tại Đài Loan sẽ bị xử lý ra sao? Ảnh Thanh Niên Liên quan đến sự việc...