Tài xế bật khóc, nhìn dân ra sức “hôi của” trên xe cháy
“Đừng lấy nữa! Hàng còn nguyên, trả lại cho người ta đi mà!”, một người dân nói lớn trong clip.
Clip: Cảnh người dân hôi của trên chiếc xe bị cháy
Ngày 1.11, một số đoạn video xuất hiện trên mạng xã hội liên quan tới hành động hôi của đã lan truyền rộng rãi. Trong clip, tài xế xe tải là một thanh niên trẻ tuổi chỉ biết khóc sụt sùi, đứng nhìn mọi người đang ra sức lấy hàng trên xe.
Nhìn cảnh này, nhiều người đi đường đã lên tiếng giúp tài xế nhưng người dân vẫn bỏ ngoài tai, cố gắng lấy hàng bỏ vào bao bố, túi nilon mang về.
“Đừng lấy nữa! Hàng còn nguyên, trả lại cho người ta đi mà!”, một người dân nói lớn.
Theo nội dung clip, tại hiện trường lúc đó còn có các cán bộ công an nhưng tất cả đều bất lực nhìn người dân hôi của. “Phải gọi thêm công an phường, cảnh sát giao thông tới xử lý hiện trường chứ không mang tiếng dân Bình Định quá!”, một người nói trong clip.
Video đang HOT
Tài xế bất lực nhìn mọi người đang hôi của trên chiếc xe bị cháy.
Bình luận về vụ việc sau khi xem clip, Facebooker Vy Lam viết: “Người ta cũng đi làm thuê làm mướn, chứ có phải người ta giàu có đi cứu trợ đâu mà hùa nhau hốt của người ta. Xe cháy, hàng cháy, có khi phải bán nhà bán cửa để đền cho chủ. Sao ác quá vậy mọi người!”.
“Thương anh tài xế qua, lúc hoạn nạn cực khổ cần sự giúp đỡ thì mọi người lại nhẫn tâm lấy đi của người ta như vậy. Không còn gì để nói, xấu hổ quá!”, tài khoản Facebook Hung Cao chia sẻ.
Một người có tài khoản X.B bình luận rằng: “Anh tài xế khóc có lẽ là do xe cháy và đồ đạc cũng bị thiêu rụi. Các bạn nhìn cái đống đồ cháy xém đó thì chỉ có vứt đi thôi, chứ tài xế có lấy cũng làm được gì đâu”.
Mặc dù tài xế đã ngồi xuống gọi một người đang hôi của là “Chị ơi chị…” để năn nỉ đừng lấy hàng nữa, nhưng người phụ nữ này vẫn bỏ ngoài tai.
Trước bình luận này của X.B, nhiều Facebooker đã lên tiếng phản đối. Theo đó, những người này cho rằng, dù xe bị cháy, hàng cũng bị cháy nhưng vẫn còn nhiều mặt hàng gia dụng (nồi chảo, xà bông, bột giặt,…) chưa bị hư hỏng, tài xế có thể thu gom lại để giảm thiệt hại.
Theo Ngọc Phạm (Dân Việt)
Cá hồ Linh Đàm chết do "mưa nắng thất thường"
Theo Giám đốc Sở xây dựng Hà Nội, hiện tượng cá chết ở hồ Linh Đàm do thời tiết.
Hiện tượng cá chết ở hồ Linh Đàm đêm 26.10 (ảnh: Người lao động)
Chiều 1.11, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội thông tin về hiện tượng cá chết tại hồ Linh Đàm.
Theo ông Dục, cá chết rải rác trên mặt hồ từ đầu giờ sáng 27.10, số lượng không nhiều, khoảng 200kg. Công ty Thoát nước Hà Nội đã vớt và bàn giao cho Công ty Môi trường đô thị vận chuyển về bãi rác Nam Sơn xử lý theo quy định.
"Tôi khẳng định cá hồ Linh Đàm chết do thay đổi thời tiết, sáng nắng to chiều lại mưa. Một ngày thay đổi thời tiết, 200kg cá chết trên hồ có diện tích hơn 70 ha là điều bình thường. Ô nhiễm hồ này không đến mức như các hồ khác", ông Dục nói.
Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy, phần mang ruột của cá chết thu được ở hồ Linh Đàm ngày 27.10 không phát hiện độc tố.
Trước một số thông tin phát hiện một số người chở cá chết ở hồ Linh Đàm đi tiêu thụ, lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết, chưa ghi nhận vấn đề này.
Trước đó, đêm ngày 26.10, tại đoạn ven khu biệt thự số 5 bán đảo Linh Đàm, người dân nhìn thấy nhiều con cá to chết ngửa bụng, chủ yếu là chép, mè, trôi, có con nặng 4-5 kg
Liên quan đến sự cố 200 tấn cá chết ở hồ Tây, Giám đốc Sở Xây dựng cho hay cơ quan chức năng đang điều tra, khi có kết quả sẽ công bố. Toàn bộ 99 nhà hàng, khách sạn, 27 cống xả thải quanh Hồ Tây đều bị kiểm tra và trong thời gian tới nước thải khu vực hồ Tây sẽ được xử lý triệt để.
Ông Võ Nguyên Phong, Phó giám đốc Sở Xây dựng cho biết thêm, 12 quận nội thành có khoảng 120 hồ, gồm cả tự nhiên và nhân tạo. Trong đó có 84 hồ đã được cải tạo, 10 hồ đang cải tạo.
Các hồ đã cải tạo kè đá do được nạo vét kết hợp xây dựng hệ thống cống tách nước thải nên chất lượng nước được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, do những hồ này làm chức năng điều hòa nên ngay cả khi tách nước thải hoàn toàn thì vẫn tiếp nhận hỗn hợp nước mưa lẫn nước thải khi mưa chảy vào hồ. Bên cạnh đó, có một số hồ chưa tách nước thải hoàn toàn như hồ Tây, Trúc Bạch, Linh Đàm.
Với các hồ chưa cải tạo, môi trường nước đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Nước thải chưa qua xử lý xả trực tiếp xuống gây ô nhiễm.
Theo Tất Định (Dân Việt)
Bỏ quy định "đặt cọc" 2 triệu mới được đăng ký kết hôn UBND xã Thanh Hà đã dừng quy định yêu cầu các đôi nam nữ "đặt cọc" 2 triệu cam kết không đốt pháo, đánh bạc mới được đăng ký kết hôn. Anh Đức và chị Nhàn được UBND xã Thanh Hà đăng ký kết hôn mà không phải "đặt cọc" 2 triệu. Ngày 1.11, anh Nguyễn Minh Đức (SN 1992, thôn Quang Trung,...