Tại Washington, Ngoại trưởng Trung Quốc đòi Mỹ giải thích về tên lửa THAAD
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 25/2 đã bày tỏ lo ngại về tầm xa của một radar loại mạnh mà Mỹ có thể triển khai tại Hàn Quốc cùng hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến THAAD, và nói rằng Washington nên giải thích về kế hoạch của mình.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Washington ngày 23/2 (Ảnh: AFP)
Phát biểu tại một sự kiện do Trung tâm chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ, ông Vương nói Trung Quốc vẫn lo ngại rằng radar băng X sẽ được triển khai cùng Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) do tập đoàn Lockheed Martin chế tạo có tầm xa vượt qua bán đảo Triều Tiên và vào bên trong Trung Quốc. Vì vậy, ông vương nói rằng nó có thể gây nguy hiểm cho “các lợi ích quốc gia hợp pháp của Trung Quốc”.
Ông Vương nói quyết định cuối cùng tùy thuộc vào Hàn Quốc, và Trung Quốc hiểu nguyện vọng của Mỹ và Hàn Quốc nhằm bảo vệ quốc gia của họ.
Nhưng Ngoại trưởng Trung Quốc cho hay Bắc Kinh đã kêu ra những lo ngại của họ về các khả năng của hệ thống mà Mỹ cần giải thích.
“Chúng tôi tin rằng các lo ngại an ninh hợp pháp của Trung Quốc phải được xem xét. Trung Quốc cần được cung cấp lời giải thích”, ông Vương lớn tiếng.
Mỹ và Hàn Quốc hồi tháng này đã nhất trí khởi động đàm phán về việc triển khai hệ thống THAAD tới Hàn Quốc nhằm đối phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng do các khả năng vũ khí của Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa tầm xa hôm 7/2.
Một quan chức quốc phòng cho biết các cuộc đàm phán sẽ được tiến hành vào tuần tới.
Video đang HOT
Đô đốc Mỹ: Sự can thiệp của Trung Quốc rất vô lý
Trong khi đó tại Lầu Năm Góc, Đô đốc Harry Harris, tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, cho hay nếu Trung Quốc muốn ngăn cản việc xem xét triển khai hệ thống THAAD thì Bắc Kinh nên gia tăng sức ép lên Triều Tiên.
“Sự can thiệp của Trung Quốc trong một quyết định của hai đối tác đồng minh, Mỹ và Hàn Quốc, là hết sức vô lý, đặc biệt là khi THAAD không phải là mối đe dọa đối với Trung Quốc”, ông Harris phát biểu trước báo giới tại Lầu Năm Góc.
“Nếu Trung Quốc muốn gây nhiều sức ép lên ai đó để ngăn cản THAAD được triển khai tới Hàn Quốc thì họ nên gia tăng ảnh hưởng đó lên Triều Tiên”, ông Harris nhấn mạnh.
An Bình
Theo Dantri
Mỹ không muốn chiến tranh khi Nga tăng tên lửa hạt nhân
Bất chấp phản đối của Mỹ và NATO, Nga tuyên bố đã hoàn thành việc tăng cường kho tên lửa đạn đạo của mình.
Đối trọng với Mỹ
Thông tin này được hãng Sputnik dẫn tuyên bố của Tư lệnh Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga, Thượng tướng Sergei Karakayev ngày 19/2 cho biết Moscow đã đưa vào trực chiến hơn 50 tên lửa đạn đạo liên lục địa hoàn toàn mới.
"Thời gian qua, quân đội đã đưa vào trực chiến hơn 50 tên lửa đạn đạo liên lục địa, qua đó cho phép tăng 15% số vũ khí hiện đại được đưa vào hoạt động ở Nga", Tướng Sergei Karakayev xác nhận.
Tuyên bố của Nga cũng đồng nghĩa với việc nước này đã hoàn thành trang bị tên lửa đạn đạo như tuyên bố của Tổng thống Putin đưa ra hồi tháng 6/2015.
Theo CBS News, Nga sẽ tiếp tục nâng cấp kho vũ khí hạt nhân với mục đích "ngăn chặn và an ninh". "Hơn 50 tên lửa đạn đạo liên lục địa mới có thể xuyên thủng những hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất. Nga sẽ bổ sung chúng vào kho vũ khí hạt nhân trong năm nay", Tổng thống Putin tuyên bố đồng thời cho biết thêm:
"Mỹ đã bố trí vũ khí hạt nhân của họ ở châu Âu kể từ cuối Thế chiến thứ 2 sau khi trở thành một quốc gia hạt nhân. Hiện giờ Mỹ chỉ nâng cấp vũ khí hạt nhân của họ ở đó".
Ông Putin cho rằng, đây rõ ràng là mối nguy hại với Nga: "Tất nhiên đó là mối nguy hại. Tại sao ư? Bởi vì các vũ khí chiến thuật của chúng tôi khó có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ, trong khi vũ khí hạt nhân Mỹ ở châu Âu lại có thể tấn công chúng tôi và trở thành mối đe dọa lớn hơn so với mối đe dọa từ các tên lửa chiến lược Nga đối với Mỹ".
Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga.
Mỹ không muốn chiến tranh
Dù tăng cường kho vũ khí đạn đạo nhưng ông chủ điện Kremlin cũng khẳng định việc nâng cấp vũ khí hạt nhân chỉ nhằm mục đích "ngăn chặn và an ninh. Bộ 3 hạt nhân là nền tảng cơ bản của chính sách an ninh hạt nhân của chúng tôi", ông Putin nói.
Đồng thời với việc tăng cường trang bị tên lửa đạn đạo, Tổng thống Nga còn đưa ra những tuyên bố cực mạnh mẽ về nguy cơ xảy ra chiến tranh quy mô lớn. "Cảm ơn Chúa. Tôi cho rằng không ai nghĩ tới việc xung đột trên quy mô lớn với Nga. Tôi muốn nhắc với các bạn rằng Nga là một trong những cường quốc hạt nhân hàng đầu", Tổng thống Putin nói.
Ông chủ điện Kremlin nhấn mạnh: "Các đối tác của Nga nên hiểu rằng tốt nhất là đừng đùa với chúng ta". Ông Putin cũng cho biết dù Moscow không muốn và không định tham gia vào bất cứ cuộc xung đột quy mô lớn nào, lực lượng vũ trang nước này cần luôn sẵn sàng để đẩy lùi bất kỳ cuộc gây hấn nào với Nga.
Trước thông tin Nga tăng thêm 50 tên lửa đạn đạo vào kho vũ khí chiến lược của mình, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã bày tỏ lo ngại về tuyên bố của ông Putin và cho biết không ai muốn nhìn thấy "một tình trạng Chiến tranh Lạnh mới trên thế giới".
Cùng với Ngoại trưởng John Kerry, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã cáo buộc hành động của Nga là "vô lý, gây mất ổn định và nguy hiểm". Ông Stoltenberg giải thích sự gia tăng hiện diện của NATO trên vùng Đông Âu chỉ nhằm bảo vệ các quốc gia thành viên gần biên giới Nga.
"Hành động bổ sung kho vũ khí hạt nhân của Nga là vô lý. Đây chính là điều mà chúng tôi đang giải quyết và ngày càng phải tăng cường sự chuẩn bị sẵn sàng của lực lượng chiến đấu.
Chúng tôi đang đối phó bằng cách đảm bảo trong tương lai, NATO là một tổ chức bảo vệ các đồng minh chống lại bất kỳ mối đe dọa nào", ông Stoltenberg nói.
Theo Tuấn Vũ
Đất Việt
Phóng tên lửa, Triều Tiên mời Mỹ củng cố lá chắn ở châu Á Việc Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa đưa một vệ tinh lên quỹ đạo có thể trở thành động cơ thúc đẩy Mỹ tăng cường củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á, khiến Trung Quốc lo lắng. Màn hình TV tại một nhà ga ở Seoul hôm 7/2 chiếu bản tin về vụ Triều Tiên phóng tên lửa...