Tái thiết Ukraine: Nhật Bản ‘dang tay’ hỗ trợ, Kiev muốn triển khai giai đoạn đầu tiên, trọng tâm là gì?
Ngày 19/6, Nhật Bản nhất trí với Ukraine thiết lập một hệ thống liên lạc nhằm hỗ trợ quốc gia Đông Âu tái thiết các khu vực thiệt hại nghiêm trọng xung đột.
Nhật Bản hỗ trợ Ukraine tái thiết đất nước. (Nguồn: Reuters)
Tại buổi lễ ở Tokyo, Bộ trưởng Tái thiết Nhật Bản Hiromichi Watanabe và Phó Thủ tướng phụ trách khôi phục Ukraine Oleksandr Kubrakov ký biên bản ghi nhớ liên quan đến sáng kiến hỗ trợ tái thiết Ukraine.
Theo đề nghị từ phía Kiev, Tokyo sẽ truyền lại cho Ukraine lời khuyên và kiến thức có được từ quá trình xây dựng lại các khu vực bị tàn phá dựa trên kinh nghiệm có được từ trận động đất và sóng thần lớn ập vào vùng Đông Bắc Nhật Bản năm 2011.
Phía Nhật Bản sẽ hỗ trợ Ukraine xây dựng lại nhà cửa, trường học, khôi phục hoạt động cung cấp nước sạch, xử lý nước thải và cơ sở hạ tầng giao thông bị phá hủy trong chiến dịch quân sự đặc biệt.
Video đang HOT
* Phó Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine Rostyslav Shurma cho biết, nước này đang huy động khoản tài chính lên tới 40 tỷ USD để triển khai giai đoạn đầu tiên trong tiến trình tái thiết nền kinh tế.
Tuyên bố được đưa ra trước thềm hội nghị với sự tham gia của các chính trị gia và chuyên gia tài chính thảo luận các vấn đề tài trợ ngắn hạn cũng như xem xét các nỗ lực tái thiết dài hạn cho Ukraine diễn ra trong hai ngày 21-22/6 tại London do Anh và Ukraine đồng chủ trì.
Theo ông Shurma, trọng tâm của giai đoạn tái thiết đầu tiên sẽ là ngành sắt và thép vốn đóng góp khoảng 10% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ukraine vào năm 2021, khoảng 30% doanh thu xuất khẩu và tạo việc làm cho khoảng 600.000 người.
Tuy nhiên, ngành này cũng góp phần tạo ra 15% lượng khí thải carbon của Ukraine và ông cho biết hiện có cơ hội để chuyển đổi sản xuất sắt thép bằng năng lượng tái tạo.
Ông nhấn mạnh: “Tầm nhìn của chúng tôi là xây dựng ngành thép xanh 50 triệu tấn tại Ukraine”.
Nếu thành công, Ukraine sẽ trở thành nước cung cấp thép xanh rẻ nhất thế giới và hỗ trợ chính cho nỗ lực khử carbon của châu Âu nhờ thúc đẩy đầu tư vào năng lượng gió, mặt trời, hạt nhân và thủy điện.
Để giúp huy động được từ 20-40 tỷ USD trong giai đoạn tái thiết ban đầu, Ukraine dự kiến thành lập một liên minh gồm các bên liên quan ở cả khu vực công và tư để phát triển kế hoạch.
Theo ông Shurma, công tác chuẩn bị có thể mất từ một đến một năm rưỡi mặc dù “việc xây dựng thực tế sẽ chỉ bắt đầu sau khi xung đột với Nga kết thúc”.
Ông ngoại cựu Thủ tướng Abe Shinzo từng bị ám sát
Các cuộc tấn công gây chết người nhằm vào giới lãnh đạo là điều hiếm thấy trong lịch sử thời hậu chiến của Nhật Bản, nơi có quy định nghiêm ngặt về kiểm soát súng.
Các chính trị gia cấp cao của Nhật Bản được tháp tùng bởi các nhân viên an ninh vũ trang nhưng họ thường tiếp xúc rất gần với công chúng, đặc biệt là trong các chiến dịch chính trị khi họ phát biểu bên đường và bắt tay người qua đường.
Nhận định về vụ tấn công ông Abe hôm 8-7, ông Airo Hino, giáo sư khoa học chính trị tại Trường ĐH Waseda, cho rằng một vụ xả súng như vậy là chưa từng có tiền lệ ở Nhật Bản. Bà Nancy Snow, Giám đốc Hội đồng Công nghiệp An ninh quốc tế Nhật Bản, nói với đài CNN rằng vụ tấn công cựu Thủ tướng Abe Shinzo không chỉ hiếm mà còn thực sự khó hiểu về mặt văn hóa.
Bà Snow nói thêm: "Tôi nghĩ vụ xả súng ngày 8-7 sẽ thay đổi Nhật Bản, không may là mãi mãi".
Nghi phạm sát hại ông Abe Shinzo đang bị lực lượng an ninh bắt giữ ngay tại hiện trường vụ nổ súng trưa 8-7. Ảnh: ASAHI SHIMBUN
Trước vụ tấn công nhằm vào ông Abe, Nhật Bản đã chứng kiến nhiều vụ ám sát lãnh đạo trong quá khứ. Vào năm 2007, Thị trưởng TP Nagasaki đã bị một thành viên băng nhóm yakuza (xã hội đen) bắn chết. Trước đó, vào năm 1960, lãnh đạo Đảng Xã hội Nhật Bản Inejiro Asanuma thiệt mạng sau khi bị một thanh niên cánh hữu ám sát bằng kiếm ngắn của samurai khi đang phát biểu.
Cùng năm đó, cố Thủ tướng Nobusuke Kishi, ông ngoại của ông Abe, bị một kẻ ám sát liên kết với các nhóm cánh hữu dùng dao tấn công. Không rõ động cơ tấn công vào thời điểm đó. Ông Kishi may mắn sống sót vì lưỡi kiếm đã đâm trượt các động mạch chính.
Năm 1994, cựu Thủ tướng Morihiro Hosokawa bị một phần tử cực đoan cánh hữu ám sát nhưng may mắn không hề hấn gì. Vào năm 1996, Thị trưởng thị trấn Mitake Yoshiro Yanagawa bị tấn công tại nhà và bị thương nặng. Kể từ đó, Nhật Bản tăng cường siết chặt luật kiểm soát súng đạn, áp đặt những hình phạt nặng nề hơn với các tội danh liên quan đến súng đạn.
Cuộc đời của cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo qua những hình ảnh đáng nhớ Cựu Thủ tướng Abe Shinzo sinh ngày 21/9/1954, trong một gia đình có truyền thống chính trị và có tầm ảnh hưởng trên chính trường Nhật Bản. Ông là Thủ tướng tại nhiệm lâu nhất trong lịch sử 'đất nước mặt trời mọc'. Ông Abe và vợ trong lễ cưới tại Tokyo, năm 1987. Đứng bên cạnh hai vợ chồng ông Abe là...