Tải tất cả phim trên Netflix chỉ trong 1 giây: Kỷ lục mới về tốc độ Internet vừa được xác lập
Để so sánh, kỷ lục mới đạt được này nhanh hơn tới 5 lần so với kỷ lục về tốc độ truyền dữ liệu trước đó, vốn được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu Nhật Bản.
Internet đã thay đổi hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống của chúng ta trong vài thập kỷ qua và công nghệ này vẫn tiếp tục được cải thiện. Mới đây, các nhà nghiên cứu của Anh vừa thiết lập một kỷ lục mới về tốc độ truyền dữ liệu, đạt tốc độ đáng kinh ngạc lên tới 178 terabits / giây ( Tbps).
Tốc độ này nhanh đến mức, nếu mỗi bộ phim 4K có dung lượng khoảng 15GB, bạn có thể tải xuống khoảng 1500 bộ phim như vậy chỉ trong vòng 1 giây. Nói cách khác, bạn sẽ tải xuống toàn bộ thư viện phim của Netflix chỉ trong một tích tắc. Để so sánh, kỷ lục mới đạt được này nhanh hơn 20% so với kỷ lục về tốc độ truyền dữ liệu trước đó, vốn được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu Nhật Bản, và nhanh gấp đôi so với tốc độ Internet tốt nhất thế giới hiện nay.
Đáng chú ý, đây hoàn toàn không phải là tốc độ truyền dẫn chỉ đạt được trong phòng thí nghiệm. Thay vào đó, công nghệ được sử dụng để đạt tốc độ kỷ lục 178 Tbps có thể tích hợp vào hệ thống cáp quang hiện có một cách tương đối dễ dàng, theo các nhà khoa học đứng sau dự án.
Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học ở Đại học College London
Video đang HOT
Về cơ bản, Internet ngày nay được xây dựng trên các tuyến cáp quang sử dụng bộ khuếch đại để ngăn tín hiệu ánh sáng suy giảm. Theo tính toán, việc bổ sung công nghệ mới cho bộ khuếch đại hiện có (vốn thường nằm cách nhau khoảng 40-100 km) sẽ ít tốn kém hơn đáng kể so với chi phí thay thế hệ thống cáp quang mới.
“ Mặc dù các trung tâm dữ liệu đám mây (cloud data center) đang sử dụng các kết nối hiện đại nhất hiện nay để đạt tốc độ truyền tải khoảng 35 terabit một giây, chúng tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu các công nghệ truyền dẫn mới. Bản thân công nghệ này sẽ sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng hiện có, tận dụng hết băng thông cáp quang có sẵn để đạt tốc độ truyền dẫn lên tới 178 terabits một giây“. Lidia Galdino, kỹ sư điện tử của Đại học College London ở Anh cho biết.
Hệ thống cáp quang biển chính là ‘mạch máu’ của Internet, đóng vai trò truyền dẫn dữ liệu đi khắp thế giới
Để đạt được tốc độ tốc độ truyền dữ liệu này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng dải bước sóng (màu sắc của ánh sáng) rộng hơn nhiều so với dải bức sóng thông thường được sử dụng để truyền dữ liệu. Hệ thống truyền dẫn được thiết kế đặc biệt sẽ đạt mức băng thông 16,8 terahertz (THz) trong mỗi lõi sợi đơn, gấp bốn lần so với mức băng thông 4,5 THz được sử dụng bởi hầu hết cơ sở hạ tầng mạng hiện tại trên thế giới.
Việc tăng băng thông đó cũng yêu cầu các kĩ sư phải tăng công suất tín hiệu, đồng thời kết hợp một số kỹ thuật khuếch đại khác nhau.Trong khi đó, một hệ thống hybrid sẽ quản lý các đặc tính của từng bước sóng riêng lẻ một cách cẩn thận, sử dụng một quy trình gọi là “Constellation Shaping” để tối ưu hóa việc truyền tín hiệu và tránh nhiễu.
Kết quả, sự kết hợp của các kỹ thuật này cho phép một lượng lớn thông tin có thể được “nhồi nhét” vào cùng một không gian và sẽ được truyền đi nhanh hơn.
Nhà mạng phản hồi chuyện Speedtest báo cáo tốc độ Internet của Việt Nam sụt giảm
Các nhà mạng khẳng định rằng tốc độ Internet của Việt Nam hiện nay tăng đáng kể do nhà mạng đầu tư mạnh cho mạng lưới và đưa băng tần 2.6 GHz vào thử nghiệm.
Các nhà mạng cho rằng, tốc độ Internet của Việt Nam hiện nay tăng đáng kể do các nhà mạng đầu tư mạnh cho mạng lưới và đưa băng tần 2.6 GHz vào thử nghiệm.
Theo Speedtest, tháng 6/2020, tốc độ Internet di động của Việt Nam ngang ngửa mức trung bình thế giới. Tuy vậy, tốc độ Internet băng rộng cố định của Việt Nam chỉ bằng 70% so với mức trung bình thế giới.
Thống kê của Speedtest cho thấy, trong tháng 6/2020, tốc độ download Internet di động của Việt Nam trung bình đạt 33,12 Mbps. Trong khi đó, tốc độ download Internet di động trung bình của thế giới là 34.67 Mbps. Với kết quả này, có thể thấy tốc độ Internet di động của Việt Nam chỉ ngang ngửa mức trung bình. Việt Nam hiện đứng thứ 60 thế giới về tốc độ đường truyền Internet di động và chỉ bằng 70% so với mức trung bình thế giới (78.26 Mbps).
Trong bản báo cáo hồi tháng 5/2020 của Speedtest công bố tốc độ truy nhập Internet của các nước trên thế giới, Việt Nam có tốc độ tải xuống băng rộng di động đạt 32,83 Mbit/s giảm 6,25% so với tháng 4/2020, xếp hạng 60 (tăng 4 bậc so với tháng 5/2019, giảm 11 bậc so với tháng 4/2020).
Trả lời về kết quả của Speedtest, ông Đào Xuân Vũ, CEO Viettel Net cho hay, các chỉ số đo về tốc độ Internet hiện tăng khá tốt, đặc biệt sau khi Viettel được Bộ TT&TT cho phép thử nghiệm băng tần 2.6 GHz cho 4G tại 12 tỉnh, thành.
"Mới đây, Bộ TT&TT đã tiến hành đo kiểm chất lượng mạng data của các nhà mạng tại một số tỉnh và sắp công bố công khai. Theo kết quả đo kiểm này, chất lượng mạng Internet di động của Viettel rất tốt. Như vậy, tốc độ di động của Viettel tăng mạnh chứ không hề có chuyện sụt giảm", ông Vũ nói.
Ông Tô Mạnh Cường, Tổng giám đốc MobiFone cho hay, thời gian qua mạng MobiFone đã được đầu tư rất mạnh nên chất lượng dịch vụ tăng lên. Đáng chú ý là ảnh hưởng bởi Covid-19 nên nhu cầu sử dụng các dịch vụ như thoại và data giảm. Khi mạng lưới được đầu tư mạnh, nhu cầu sử dụng dịch vụ ít hơn thì chất lượng mạng Internet phải tăng lên chứ không có chuyện giảm đi.
Bình luận về kết quả đo kiểm của Speedtest, ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho rằng, mạng lưới được các nhà mạng đầu tư rất mạnh nên chất lượng đang tăng, không có chuyện giảm. Bên cạnh đó, Bộ TT&TT đã cấp phép thử nghiệm băng tần 2.6 GHz cho 4G cho nhà mạng nên kết quả đo kiểm tăng nhiều so với trước.
"Các chỉ số đo chất lượng mạng Internet tại Việt Nam của Speedtest trong tháng qua bị sụt giảm có thể xuất phát từ thực tế khi chống dịch Covid-19 bị cách ly xã hội, nhiều người ở nhà và dùng Wi-Fi, ít dùng dịch vụ 3G - 4G. Kết quả đo của Speedtest trong thời gian này cao vì chất lượng Wi-Fi ổn định, nhưng sau đó hết cách ly xã hội, mọi người quay trở về cuộc sống bình thường và sử dụng dịch vụ 3G - 4G nên kết quả đo kiểm chất lượng Internet bị giảm. Tuy nhiên, cần đánh giá kỹ về việc này để có bức tranh rõ ràng hơn về chất lượng Internet của Việt Nam", ông Lê Văn Tuấn nói.
Tốc độ Internet di động Việt Nam chậm dưới mức trung bình Tốc độ Internet di động của Việt Nam nằm dưới mức trung bình, theo bảng xếp hạng của SpeedTest. Theo bảng xếp hạng toàn cầu vào tháng 5 mới được SpeedTest công bố, Việt Nam đã tụt 11 bậc ở hạng mục tốc độ Internet di động. Dù vậy, Việt Nam vẫn giữ nguyên vị trí ở bảng xếp hạng tốc độ Internet...