Tái tạo thành công dây chằng chéo trước khớp gối cho vận động viên đội tuyển futsal Quốc gia
Các bác sĩ của Khoa Phẫu thuật Khớp, Bệnh viện (BV) Trung ương Quân đội 108 vừa phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối thành công cho vận động viên đội tuyển futsal Quốc gia Vũ Đức Tùng.
Bác sĩ kiểm tra khu vực bị chấn thương cho vận động viên Vũ Đức Tùng
Theo đại diện Liên đoàn bóng đá Việt Nam, vận động viên Đức Tùng bị chấn thương khớp gối phải trong trận đấu với đội tuyển Séc tại vòng bảng World Cup Futsal tổ chức tại Luthuania.
Ngay sau khi gặp phải chấn thương, các bác sĩ, nhân viên y tế của FIFA đã đưa vận động viên Đức Tùng đi chụp cộng hưởng từ. Kết quả, anh bị tổn thương phức tạp dây chằng khớp gối. Sau đó, anh được chuyển tới BV Trung ương Quân đội 108 để điều trị.
Bác sĩ xem ảnh chụp X-quang cho bệnh nhân
TS. Nguyễn Quốc Dũng – Khoa phẫu thuật khớp, BV Trung ương Quân đội 108 – cho biết: Tại thời điểm nhập viện, khớp gối bệnh nhân còn đau, hạn chế tầm vận động do phải đeo nẹp bất động trong thời gian dài vì cách ly y tế. Bệnh nhân đã được hướng dẫn tập phục hồi chức năng tích cực. Sau 7 ngày, khớp gối của bệnh nhân đã hồi phục gần hoàn toàn tầm vận động.
Video đang HOT
Sau khi chụp lại phim cộng hưởng và thăm khám, các bác sĩ kết luận bệnh nhân bị đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước. Do đó, phương án điều trị tối ưu là phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng theo phương pháp All-Inside (tất cả bên trong) kết hợp với nẹp bảo vệ dây chằng (Internal Brace) nhằm giảm nguy cơ đứt mảnh ghép.
Ngay sau đó, vận động viên Vũ Đức Tùng đã được phẫu thuật. Với sự trợ giúp của hệ thống máy nội soi hiện đại của BV, hình ảnh của dây chằng trong đầu gối được cả bác sĩ và bệnh nhân quan sát chi tiết trong phòng mổ. Những tổn thương đã được bác sĩ khéo léo xử trí an toàn và hiệu quả, ít xâm lấn.
Ngày thứ 2 sau mổ, bệnh nhân đã có thể tập luyện tại giường và đi lại nhẹ nhàng. Nếu phục hồi tốt, vận động viên Vũ Đức Tùng có thể quay trở lại thi đấu sau 9 tháng.
10 triệu chứng rách dây chằng chéo trước
Dây chằng chéo trước khớp gối có thể bị rách do các vận động quá mạnh, đặc biệt là khi chơi thể thao, do đó đây là một dạng chấn thương phổ biến ở các vận động viên.
Âm thanh lách tách: Một triệu chứng thường gặp khi bị rách dây chằng chéo trước là âm thanh lách tách ở giữa đầu gối khi bị chấn thương. Đó là âm thanh khi dây chằng chéo bị rách đôi, hoặc rách một phần.
Cơn đau: Ngay sau khi bị chấn thương, bạn sẽ cảm thấy cơn đau đột ngột và dữ dội ở đầu gối. Cơn đau nóng cháy ở đầu gối này có thể đạt đến mức độ khủng khiếp, tùy vào mức nghiêm trọng của vết rách.
Sưng: Trong vòng một vài giờ sau chấn thương, bạn sẽ nhìn thấy và cảm thấy sưng ở vùng chấn thương. Tình trạng sưng phù xung quanh dây chằng bị rách là do các dịch thể, bao gồm máu từ vết rách, chảy vào và xung quanh vùng chấn thương. Hầu hết các chấn thương kiểu này không để lại vết thương hở để giải phóng lượng máu này, do đó máu sẽ tích tụ dưới da gây sưng phù.
Cảm giác ấm nóng khi chạm vào: Khi chạm tay vào vùng chấn thương, bạn sẽ cảm thấy ấm nóng. Đó là dấu hiệu viêm do sự tích tụ các chất lỏng và máu xung quanh vết rách. Càng để sưng lâu thì nguy cơ viêm nhiễm ở vùng chấn thương càng cao.
Cử động bị hạn chế: Khi bị rách dây chằng chéo trước, bạn sẽ không thể duỗi thẳng đầu gối hết cỡ được. Nếu bạn đứng trên chân có dây chằng bị bong gân nhưng chưa rách, bạn sẽ cảm thấy như mình sẽ ngã bất cứ lúc nào và việc đi lại sẽ trở nên cực kỳ khó khăn và đau đớn.
Khó khăn trong việc nâng đỡ trọng lượng: Khi dây chằng chéo trước bị rách, bạn sẽ rất khó đi lại, vì bất kỳ trọng lượng nào dồn lên đầu gối lúc này cũng có thể gây đau đớn tột độ và khiến đầu gối không chống đỡ nổi.
Đau thốn ở khớp: Thậm chí vài tuần sau chấn thương, phần khớp bị rách dây chằng chéo vẫn có thể cảm thấy đau thốn khi chạm vào. Dù tình trạng sưng đã thuyên giảm và đầu gối đã trở về trạng thái ban đầu, nhưng cơn đau thốn thì vẫn còn đó.
Lỏng khớp: Trong trường hợp dây chằng chỉ bị rách một phần, bạn sẽ vẫn có thể đi lại nhẹ nhàng, nhưng khớp gối bị chấn thương sẽ có cảm giác lỏng lẻo. Điều này là dễ hiểu, vì dây chằng liên kết các khớp đã bị rách một phần.
Biến dạng đầu gối: Khi dây chằng bị rách toàn phần, bạn sẽ sớm nhận thấy đầu gối mình bị biến dạng. Những biến dạng này bao gồm sưng phù, bầm tím, hai đầu gối không đối xứng, và các khác biệt rõ ràng khác giữa bên đầu gối chấn thương và bên không chấn thương.
Xương có thể bị tách rời: Xương chày vốn luôn phải được liên kết chặt chẽ với đầu gối. Khi bị chấn thương dây chằng, bác sĩ có thể kiểm tra xem dây chằng còn tính liên kết không bằng cách yêu cầu bạn nằm xuống, sau đó đặt đầu gối chấn thương ở góc 30- 40 độ; một tay bác sĩ giữ xương đùi, tay còn lại nắm bắp chân kéo nhẹ ra khỏi đầu gối. Nếu bị rách dây chằng chéo, bạn có thể cảm thấy như xương chày đang tách rời khỏi đầu gối./.
Thành tựu khoa học mới giúp giảm cơn đau khớp từ gốc Bệnh viêm khớp khiến hơn 350 triệu người trên toàn thế giới phải trải qua cảm giác đau nhức xương khớp dai dẳng. Tuy nhiên, cơn đau có thể được kiểm soát, hạn chế biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh áp dụng tiến bộ khoa học từ sớm và đúng cách. Cuộc sống không trọn vẹn vì cơn đau nhức xương khớp...