Tái tạo “biểu tượng nữ tính” cho bệnh nhân ung thư
Mặc cảm, tự ti sau phẫu thuật đoạn nhũ bị ung thư nữ bệnh nhân né tránh mọi người. Bằng phương pháp vạt da mỡ ngang bụng, các bác sĩ đã tái tạo thành công tuyến vú, tìm lại tự tin cho người bệnh.
Thông tin từ Bệnh viện Bình Dân cho biết, tại đây vừa thực hiện thành công cuộc phẫu thuật tái tạo lại tuyến vú cho bệnh nhân sau đoạn nhũ, điều trị ung thư. Nữ bệnh nhân là N.V.T.T. (48 tuổi, ngụ tại TP HCM) tiền sử bị ung thư vú, đã thực hiện phẫu thuật cắt u vú 1 bên kèm hóa trị xạ trị.
Sau cắt vú trái, người bệnh sống trong mặc cảm, tự ti vì mất một phần cơ thể. Kèm theo đó, người bệnh còn bị tình trạng phù tay trái (một biến chứng sau điều trị ung thư vú) khiến bề ngoài của bệnh nhân càng trở nên tiều tụy. Bệnh tật vùi dập cơ thể khiếm khuyết, nữ bệnh nhân trở nên phiền muộn, né tránh giao tiếp với những người xung quanh.
Người bệnh được gia đình động viên thực hiện phẫu thuật tái tạo vú đồng thời điều trị tình trạng phù tay trái. Sau khi tiếp nhận, thăm khám và đánh giá các vấn đề chuyên môn, bác sĩ Bệnh viện Bình Dân đã quyết định thực hiện cuộc phẫu thuật cho người bệnh.
Tái tạo vú cho bệnh nhân là phương pháp không chỉ mang lại thẩm mỹ mà còn mang tính nhân văn trong y khoa
Bằng phương pháp vạt da mỡ ngang bụng và phẫu thuật ghép hạch lấy từ bẹn để tái lập lưu thông hạch bạch huyết, điều trị phù tay voi cho người bệnh các bác sĩ đã tạo thành công tuyến vú và xử lý tình trạng phù tay cho bệnh nhân. Sau phẫu thuật 6 tháng, người bệnh đã có được hình thể gần như trước, sức khỏe bình phục tốt, tâm lý vui vẻ, tự tin.
Video đang HOT
Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Văn Phùng, giảng viên Bộ môn Tạo hình-Thẩm mỹ Đại học Y Dược TPHCM, Đơn vị phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Bình Dân cho biết, tái tạo vú là phẫu thuật tái tạo lại hình dạng vú bình thường cho phụ nữ đã phẫu thuật cắt vú trong điều trị ung thư hoặc bị mất tổ chức tuyến vú do bỏng, chấn thương.
Việc tái tạo vú không làm tăng tỷ lệ tái phát cũng như không kéo dài thời gian hỗ trợ điều trị trong ung thư vú. Đây là phẫu thuật lớn, trải qua nhiều giai đoạn nên cần người bệnh phải hiểu và hợp tác tốt với các bác sĩ trong quá trình tái tạo vú.
Tùy vào từng trường hợp, việc phẫu thuật tái tạo vú được thực hiện ngay khi cắt bỏ vú hoặc sau một thời gian. Tái tạo vú ngay sau cắt bỏ vú gọi là tái tạo vú tức thì, tái tạo vú sau khi cắt bỏ vú khoảng 6 tháng đến 1 năm gọi là tái tạo vú trì hoãn. Nếu người bệnh cần điều trị hóa trị đơn thuần có thể tái tạo vú sau 6 tháng nếu người bệnh cần xạ trị thì có thể tái tạo vú tức thì.
Ngoài phương pháp sử dụng vật liệu tự thân của người bệnh việc tái tạo tuyến vú hiện này còn có thể sử dụng vật liệu nhân tạo như túi độn bằng nước muối sinh lý hoặc silicon dạng gel để tái tạo vú. Các bác sĩ cũng có thể tái tạo vú bằng phương pháp kết hợp sử dụng vật liệu nhân tạo và vật liệu tự thân. Khi tái tạo tuyến vú, bệnh nhân sẽ được tái tạo thể tích vú, làm cân xứng 2 vú, tái tạo quầng vú và núm vú.
Tuy nhiên, để nhìn thấy được kết quả cuối cùng, bệnh nhân cần trải qua thời gian từ 3 đến 6 tháng để vết thương hoàn toàn hồi phục và vật liệu hoặc mô cấy ghép được ổn định. Khi vú mới tạo hình đã ổn định, người bệnh cũng cần tiếp tục liệu trình điều trị phẫu thuật tạo hình quầng vú và núm vú.
Lao mạch máu gây túi phình, vỡ động mạch chủ
Lao mạch máu là bệnh hiếm nhưng nguy hiểm. Bệnh không có biểu hiện lâm sàng đặc hiệu, diễn tiến âm thầm nên khó phát hiện sớm trước khi thủng, vỡ đột ngột động mạch chủ, có thể khiến bệnh nhân tử vong.
Phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân bị thủng động mạch chủ do lao - ẢNH: NGUYÊN MI
Vỡ, thủng động mạch do lao
Vừa qua, Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) đã phẫu thuật cấp cứu cho 3 bệnh nhân thủng động mạch chủ do lao. Trong đó, có hai trường hợp thủng động mạch chủ gây xuất huyết trong ổ bụng và một trường hợp vỡ động mạch chủ gây xuất huyết trong đường tiêu hóa mức độ nặng.
Bác sĩ khuyến cáo BN có tiền sử đã và đang điều trị lao, nếu đau bụng kéo dài với khối u vùng bụng hoặc đột ngột mất tri giác do sốc mất máu, cần đến cơ sở chuyên khoa về mạch máu để được thăm khám và cấp cứu kịp thời.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Hồ Khánh Đức, Trưởng khoa Phẫu thuật tim - mạch máu, Bệnh viện Bình Dân, cho biết: Bệnh nhân (BN) N.V.C (50 tuổi, ngụ Trà Vinh) được chuyển đến Bệnh viện Bình Dân trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng quanh rốn và hông lưng. Các bác sĩ phát hiện có khối u cạnh rốn đập theo nhịp tim, ấn đau. BN từng điều trị lao phổi 3 năm trước.
Kết quả siêu âm và chụp CT vùng bụng ghi nhận có vết rách thành trái động mạch chủ bụng, đoạn dưới thận, đường kính 9 mm, khiến máu thoát ra tạo túi phình lớn; có huyết khối quanh túi phình và quanh động mạch chủ bụng to gần bằng trái banh tennis đang dọa vỡ.
Tương tự, BN V.T.L (43 tuổi, ngụ Bến Tre) nhập viện vì đau nhiều vùng quanh rốn 10 ngày, với các biểu hiện khá tương đồng. BN cũng bị thủng động mạch chủ khiến máu chảy rỉ rả vào ổ bụng, tạo khối máu tụ lâu ngày xơ hóa. BN cũng có tiền sử điều trị lao phổi và lao hạch 6 tháng trước, thể trạng gầy yếu, suy kiệt.
Trong khi đó, BN Đ.M.T (64 tuổi, ngụ Cà Mau) nhập viện cấp cứu vì ói máu và đi cầu phân đen từng đợt lượng nhiều không rõ nguyên do. Trước đó, BN đã cụt 2 chân do vết thương chiến tranh, từng trải qua hoại tử vùng tầng sinh môn đã mở bàng quang thoát lưu nước tiểu cách đây 8 tháng. BN có dấu hiệu mất máu nặng và cho biết mình chưa từng được chẩn đoán lao trước đó.
Kết quả chẩn đoán hình ảnh bụng cho thấy, BN Đ.M.T có ổ viêm quanh động mạch chủ bụng đoạn dưới thận, phát hiện lỗ thông giữa động mạch chủ vào tá tràng. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện nhiều huyết khối cũ và mới, vách động mạch bị thủng 2 cm, thông vào tá tràng.
Các BN kể trên đều được phẫu thuật cấp cứu kịp thời. Kết quả giải phẫu cho thấy tổn thương do lao mạch máu, như chẩn đoán của bác sĩ trước đó. Các BN được tiếp tục điều trị theo phác đồ lao. Hiện cả 3 đều đáp ứng điều trị lao và thể trạng cải thiện tốt.
Bệnh hiếm gặp nhưng nguy hiểm
Theo bác sĩ Hồ Khánh Đức: Khác với các trường hợp vỡ động mạch chủ do vỡ túi phình thông thường, các trường hợp lao mạch máu cần được chẩn đoán sớm và điều trị theo phác đồ lao ngoài phổi ngay sau phẫu thuật. Nếu không, các tổn thương lao sẽ tiếp tục tiến triển âm thầm, tăng nguy cơ nhiễm trùng gây viêm thủng mạch máu, đột tử do mất máu.
Bác sĩ Đức cho biết thêm: Lao mạch máu dẫn tới phình động mạch chủ, thủng vỡ động mạch chủ là bệnh hiếm gặp. Bệnh thường xuất phát từ lao phổi lan ra cấu trúc xung quanh động mạch chủ. Sau đó, trực khuẩn lao có thể xâm nhập vào thành động mạch. Hoặc ít gặp hơn là trực khuẩn lan truyền qua đường máu, di chuyển trong máu và đóng ở mảng xơ vữa của thành mạch gây các tổn thương dạng viêm ở thành động mạch chủ, dần phá hủy thành mạch.
Biểu hiện điển hình khi tổn thương động mạch chủ gồm: sốt và đau bụng liên tục liên quan đến vị trí của túi phình; sốc giảm thể tích hay có các triệu chứng của ra máu ồ ạt, đặc biệt là trong trung thất hay đường tiêu hóa, khoang màng phổi, ổ bụng...; có khối u cạnh động mạch chủ đập theo nhịp tim, lan rộng nhanh.
"Tuy nhiên, trước đó, lao mạch máu không có biểu hiện lâm sàng đặc hiệu, diễn tiến âm thầm nên rất nguy hiểm. Người bệnh cần được phẫu thuật cấp cứu ngay khi phát hiện thủng mạch máu và điều trị lao ngay sau phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ. Y văn ghi nhận tất cả các BN sống sau điều trị đều phải phối hợp phẫu thuật và thuốc chống lao", bác sĩ Đức cho biết.
Dùng laser tán vỡ sỏi to trong bàng quang 22 năm Các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân vừa dùng laser công suất lớn điều trị cho một người bệnh có sỏi to trong bàng quang. Đặc biệt, đây là một trường hợp sỏi hình thành trong bàng quang tạo hình bằng ruột 22 năm cũng tại Bệnh viện Bình Dân. Cách đây 22 năm, người bệnh N. (25 tuổi, TPHCM) mắc bệnh bàng...