Tái sử dụng nước thải để phủ xanh sa mạc tại Trung Quốc
Thành phố Altay ( khu tự trị Tân Cương) tận dụng nguồn nước thải đô thị để khắc phục tình trạng thiếu nước và phủ xanh sa mạc.
Để khắc phục tình trạng thiếu nước và phủ xanh sa mạc, thành phố Altay đã chuyển hướng tận dụng những nguồn nước thải đô thị. Ảnh: Xinhua
Khi thời tiết ngày càng ấm lên trên thành phố Altay thuộc khu tự trị Tân Cương, miền Tây Bắc Trung Quốc, người làm rừng Song Shaojian lại đưa nhóm lao động của ông vào rừng để dọn dẹp các mương dẫn nước bị lá và cây cỏ chặn dòng, chuẩn bị cho vụ tưới tiêu mùa Xuân. Nếu không phải người ở đây, ít người có thể biết rằng 8 năm trước, ở vị trí cánh rừng này là một sa mạc. Ông Song cho biết trong cánh rừng này cỏ bụi rất hiếm chỉ có các cây thân gỗ vì nơi này rất khan hiếm nước.
Để khắc phục tình trạng thiếu nước và phủ xanh sa mạc, thành phố Altay, với 100.000 dân, đã chuyển hướng tận dụng những nguồn nước thải đô thị. Năm 2012, chính quyền địa phương cho xây một đập có sức chứa 5,19 triệu m3 nước đã qua xử lý, lấy từ nguồn nước thải đô thị của thành phố. Nước thải được xử lý với quy trình bài bản, đáp ứng tiêu chuẩn tưới tiêu sẽ được dẫn vào đập chứa này thông qua hệ thống ống dẫn, sau đó được đưa tới tưới cho các cây trồng và khôi phục hệ sinh thái. Mùa Đông nước thải đã qua xử lý được tích trữ để chuẩn bị cho tưới tiêu mùa Xuân và mùa Hè. Đây được cho là cách tái sử dụng nước thải đô thị để phủ xanh các sa mạc một cách bền vững,
Nhờ dự án này, hơn 330 ha cây gỗ dương đã được trồng trong khu vực từ năm 2012 đến 2015. Và cũng nhờ dự án này, những người như ông Song có công việc làm rừng ổn định.
Để giúp cây phát triển tốt hơn, những người làm rừng đều vào rừng mỗi ngày để dọn dẹp các kênh mương, khơi thông các ống dẫn nước để tưới tiêu hiệu quả. Họ cũng có nhiệm vụ quan sát tình trạng phát triển của cây để xử lý kịp thời khi cây bị sâu bọ hay bệnh tật. Nhờ đó, hệ sinh thái của sa mạc này đã được cải thiện một cách ngoạn mục. Khí hậu khu vực được cải thiện, trong lành và mát mẻ hơn, không còn cái nóng thiêu đốt hay những đợt gió mạnh như cách đây 8 năm.
Năm 2016, chính quyền địa phương cũng cho xây dựng một cơ sở ươm cây trồng để thúc đẩy mạnh mẽ các dự án phủ xanh sa mạc. Cho tới nay, hơn 860 ha cây xanh đã được trồng tại sa mạc này.
Video đang HOT
Lê Ánh
Vàng rực mùa dok khun ở đất nước Triệu Voi
Những ngày này, các ngả đường của thủ đô Vientiane, chùa chiền, đền tháp... khoác một màu vàng óng ả của dok khun.
Ngoài quốc hoa Chăm pa, Lào còn có một loài hoa được xem là biểu tượng cho sự may mắn - hoa khun. Tiếng Lào gọi là dok khun.
Hoa nở vào đầu tháng tư và nở rộ vào đúng dịp tết cổ truyền Bun Pimày.
Dok khun là cây thân gỗ, cành lá sum suê, hoa có màu vàng chanh tươi sáng.
Từ cành cây, hàng trăm, hàng ngàn dây hoa buông xuống từng chùm.
6 tháng mùa khô là thời gian dok khun tích lũy năng lượng, đến tháng 4 dương lịch - thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới của Lào, dok khun nở rộ.
Những ngày này, các ngả đường của thủ đô Vientiane, chùa chiền, đền tháp... khoác một màu vàng óng ả của dok khun.
Năm nay vì dịch Covid-19 nên người Lào hạn chế ra đường, không đi vui hội té nước. Nhưng dok khun vẫn được người dân hái về treo trước nhà, cửa hàng, cài trên ô tô để cầu may mắn, cho vào chậu nước thơm làm lễ tắm Phật.
Nếu như hoa Chăm Pa được người dân nước Lào coi là Quốc hoa, thì dok khun là biểu tượng của sự vui vẻ, may mắn trong năm mới.
Người Lào trồng dok khun trong vườn nhà, sân chùa, đường phố... Họ tin rằng, dok khun là loài hoa mang may mắn, phước lành đến cho mọi người, để cuộc sống mỗi ngày đều rực rỡ như hoa.
Mùa dok khun nở, cũng là lúc kết thúc 6 tháng mùa khô, báo hiệu mùa mưa của Lào bắt đầu./.
Vân Thiêng/VOV-Vientiane
Thông là chìa khóa giúp giảm ô nhiễm tiếng ồn đô thị Nghiên cứu mới từ Đại học College London (UCL) của Anh cho thấy cây lá kim có thể nắm giữ chìa khóa giúp giảm ô nhiễm tiếng ồn đô thị. Nhóm nghiên cứu, do Giáo sư Jian Kang từ UCL dẫn đầu, đã đánh giá 76 mẫu vật thuộc 13 loài cây thân gỗ phổ biến nhất trong khu vực đô thị như...