Tái sử dụng chai nhựa đựng nước có an toàn không?
Mỗi phút thế giới tiêu thụ khoảng 1 triệu chai nước uống bằng nhựa, tạo ra một lượng lớn rác thải, phần lớn trong số này được đưa vào các bãi chôn lấp.
Ngày nay, nhiều người có xu hướng sử dụng lại chai nước. Điều này giúp tránh phải mua nhiều lần chai mới, tiết kiệm tiền và giảm lượng rác thải nhựa.
Tái sử dụng chai nhựa đựng nước vẫn có sự an toàn nhất định. Ảnh: Getty Images.
Tuy nhiên, những chai này được thiết kế để chỉ sử dụng một lần, vì vậy một số người lo ngại có thực sự an toàn khi tái sử dụng chúng. Sciencealert đã tiến hành hỏi tám chuyên gia về vấn đề này và nhận được 75% sự đồng thuận.
Chai nhựa đựng nước được làm bằng gì?
Chai nhựa đựng nước khác nhau về chất liệu, nhưng hầu hết các loại chai sử dụng một lần đều được làm bằng nhựa PET (polyethylene terephthalate). PET là một loại nhựa nhẹ, trong suốt được sử dụng để đóng gói nhiều loại thực phẩm và đồ uống.
Nó được chấp thuận là an toàn khi tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Mỹ và Liên minh châu Âu.
Hóa chất rửa trôi từ nhựa có thể gây ung thư không?
Nhiều bài báo trên mạng cho rằng việc tái sử dụng chai nước có thể dẫn đến ung thư do một số hóa chất tiết ra từ nhựa.
Một hóa chất mà nhiều người lo ngại là BPA (bisphenol A). Hợp chất BPA có thể phá vỡ hệ thống nội tiết, có khả năng gây vô sinh và các vấn đề về trao đổi chất. BPA không được sử dụng để sản xuất chai nhựa PET, nhưng có thể được tìm thấy trong các loại nhựa khác, cứng hơn như polycarbonate.
Mặc dù vậy, một nghiên cứu đã phát hiện ra nồng độ rất thấp (5 ng / L) của BPA trong nước đóng chai bằng nhựa PET. Hai nghiên cứu khác không tìm thấy hóa chất này, vì vậy phát hiện này là không thể kết luận.
Một hóa chất khác là antimon được sử dụng làm chất xúc tác để sản xuất nhựa PET. Antimon không được coi là chất gây ung thư khi ăn phải, nhưng có thể gây nôn mửa và tiêu chảy.
Năm 2008, một nghiên cứu đã kiểm tra hàm lượng antimon bị rửa trôi trong nước đóng chai bán sẵn trên thị trường. Các nhà khoa học nhận thấy, quá trình rửa trôi xảy ra dần dần theo thời gian, nhưng lượng chất này thấp hơn nhiều so với mức được coi là nguy hiểm.
Video đang HOT
Nồng độ khiến antimon trở nên nguy hiểm là khoảng 6 ppb (phần tỷ). Nghiên cứu cho thấy, nồng độ antimon trong chai nước bắt đầu từ 0,195 ppb và tăng lên 0,226 ppb sau ba tháng ở nhiệt độ 22 C.
Antimon không phải là hóa chất duy nhất được nghiên cứu trong nước đóng chai. Có một loạt các hóa chất từ chất hóa dẻo đến kim loại đã được nghiên cứu. Những nghiên cứu này phát hiện ra có một số hóa chất, như antimon, ngấm vào nước đóng chai. Cho đến nay, không có bằng chứng cho thấy những thứ này gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Tái sử dụng chai nhựa sẽ bớt được ô nhiễm nhựa ở biển. Ảnh: Shutterstock.
Để chai nước dưới ánh nắng mặt trời có an toàn không?
Có một số người lo ngại quá trình rửa trôi hóa chất xảy ra thường xuyên hơn ở nhiệt độ cao hơn, có nghĩa là nếu để chai nước trong xe vào một ngày nắng nóng có thể gây nguy hiểm.
Các nghiên cứu năm 2008 về mức antimon đã thực sự tìm thấy tăng rửa trôi ở nhiệt độ cao. Khi để chai nước ở 60 C, chúng mất 176 ngày để tăng antimon trên ngưỡng 6 ppb, trong khi ở 80 C, điều này chỉ mất 1,3 ngày.
Mức nhiệt này rất cao, vì vậy, vấn đề này chỉ đáng lo ngại nếu bạn sống ở một nơi quá nóng và thường xuyên để chai nước dưới ánh nắng mặt trời.
Vi nhựa trong chai nước tái sử dụng có đáng lo ngại?
Vi nhựa là những mảnh nhựa nhỏ. Chúng được tìm thấy hầu như ở khắp mọi nơi , kể cả trong nước uống của chúng ta. Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy, 93% chai nước nhựa mới mở có chứa một số vi nhựa.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xem xét những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa, nhưng dựa trên dữ liệu hiện tại, họ kết luận rằng chúng không gây ra mối đe dọa đáng kể cho sức khỏe con người.
Điều đáng ngạc nhiên là, Tiến sĩ Umar Abdulmutalib, Đại học Surrey cho biết: “Những chai nhựa mới có thể chứa nhiều vi nhựa hơn so với những chai đã qua sử dụng”.
Tiến sĩ Marek Cuhra, Viện Nghiên cứu biển ở Na Uy cũng cho rằng: “nước uống sạch trong một chai đã sử dụng và rửa sạch sẽ an toàn hơn một chai nước hoàn toàn mới”.
Có rủi ro nào khác không?
Có một nguy cơ được mọi người thừa nhận rộng rãi khi tái sử dụng chai nước nhựa dùng một lần, nhưng không liên quan đến hóa chất mà đó là sự ô nhiễm.
Vì những chai này không được tạo ra để bảo đảm độ bền, chúng dễ bị hỏng và nứt. Tiến sĩ Jill Bartolotta nói: “Nhựa được sử dụng để làm chai rất mỏng và do đó có thể bị nứt do cấu trúc yếu hơn. Những vết nứt này có thể chứa vi khuẩn”.
Chai nhựa rất có thể bị nhiễm bẩn nếu bên trong chai bị ẩm. Vi khuẩn có thể phát triển rất nhanh trong nước đóng chai. Một nghiên cứu cho thấy sự gia tăng từ 1 khuẩn lạc (colony – tập hợp vi khuẩn) trên mỗi ml lên 38.000 khuẩn lạc trên mỗi ml trong 48 giờ khi chai được giữ ở nhiệt độ 37 C.
Bài học rút ra
Trong số tám chuyên gia, có sáu chuyên gia trả lời rằng khả năng là an toàn khi tái sử dụng chai nước nhựa.
Các nghiên cứu về quá trình rửa trôi hóa học và vi nhựa đã cho thấy những chất này xảy ra ở mức độ rất thấp và không có khả năng gây ra các mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, trừ khi chai nhựa được tiếp xúc nhiều lần với nhiệt độ rất cao.
Nhưng nguy cơ nhiễm bẩn thì cao, vì vậy nếu bạn tái sử dụng một chai nhựa đựng nước, hãy nhớ rửa thường xuyên.
Tại sao không nên cho trẻ bú bình nhựa?
Từ lâu, hạt vi nhựa đã được cảnh báo có nguy hại đến sức khỏe con người, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ cần chú ý khi chọn bình sữa cho trẻ.
Bình nhựa bổ sung vi nhựa vào sữa bột trẻ em
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Ireland cho thấy, trẻ bú bình có thể đang tiêu thụ hơn 1 triệu mảnh vi nhựa mỗi ngày từ bình sữa. Các hạt vi nhựa được giải phóng khi bình sữa được tiệt trùng và trong khi pha sữa công thức. Nhiệt độ càng cao, vi nhựa được giải phóng càng nhiều.
Việc tiệt trùng và tiếp xúc với nước nóng là tác nhân lớn nhất khiến bình sữa thải ra lượng vi nhựa cao, từ mức 0,6 triệu hạt/lít ở nhiệt độ trung bình 25 độ C lên 55 triệu hạt/lít ở nhiệt độ 95 độ C.
Vi nhựa là những mảnh nhựa có kích thước nhỏ hơn 5mm. Chúng hình thành từ các vật dụng nhựa phân rã thành nhiều mảnh nhỏ hơn nhiều lần.
Ảnh minh họa.
Bình nhựa làm say trẻ bằng các hóa chất nguy hiểm
Nhiều chai nhựa có chứa một chất hóa học gọi là bisphenol A (BPA). Khi tiêu thụ, nó có thể hoạt động giống như hormone hoặc phá vỡ các chức năng của hormone.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong cơ thể động vật có tác động tiêu cực đến chức năng sinh sản, phát triển và trao đổi chất. Mặc dù ảnh hưởng đầy đủ của nó đối với con người chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng rõ ràng BPA có hại cho trẻ em.
Ảnh minh họa.
Các vết xước bên trong bình là nơi trú ngụ của vi khuẩn
Chai nhựa có thể dễ bị trầy xước, tạo không gian cho vi khuẩn phát triển và gây mùi khó chịu. Mặc dù chúng ta hoàn toàn có thể vệ sinh bình thủy tinh, nhưng nhựa có thể tan chảy và giải phóng các chất độc hại, gây khó khăn cho việc giữ chúng sạch sẽ và an toàn.
Nên thay chai nhựa 3-6 tháng một lần, sau khoảng thời gian này, chai thậm chí còn kém an toàn hơn trước.
Ảnh minh họa.
Các giải pháp thay thế có thể được sử dụng một cách an toàn
Những rủi ro từ việc không tiệt trùng bình sữa hoặc sử dụng nước nóng cũng nguy hiểm không kém và đã được cảnh báo từ lâu. Trong khi đó chưa có một nghiên cứu chính thức về tác động của vi nhựa đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh.Vì vậy, các nhà khoa học đề nghị cố gắng tránh tiếp xúc trong những năm đầu của trẻ. Giải pháp đơn giản nhất là sử dụng chai thủy tinh vì chúng an toàn và dễ rửa sạch.
Nếu bạn chưa sẵn sàng bỏ chai nhựa, hãy thử chuẩn bị sữa công thức bằng vật liệu không phải nhựa. Sau đó, sau khi nguội một chút, hãy đổ nó vào chai yêu thích của con. Bằng cách này, số lượng phân từ tiêu thụ sẽ được giảm xuống.
Khi mua bình sữa, hãy chọn những bình sữa có ghi "Không chứa BPA". Vì BPA cũng có thể được tìm thấy trong hộp sữa công thức bằng nhựa, hãy chọn mua sữa công thức trong hộp kim loại rắn.
Lần đầu tiên phát hiện hạt vi nhựa trong nhau thai Theo nghiên cứu mới, các hạt vi nhựa có thể xuất hiện trong nhau thai của phụ nữ sau khi sinh. Các tác giả nghiên cứu công bố trên tạp chí Environment International, cho biết, điều đó nghĩa là em bé được sinh ra với cơ thể chứa đựng các mảnh nhựa. Những phụ nữ tham gia nghiên cứu không gặp vấn đề...