Tái sinh: Chuyện thật hay đùa? (kỳ 2)
Peter Hume, một người hướng dẫn trò chơi bingo ở Birmingham (Anh), bắt đầu có những giấc mơ kỳ lạ về khoảng thời gian anh làm nhiệm vụ tuần tra tại biên giới Scotland từ nhiều thế kỷ trước, năm 1646. Khi đó, anh là người lính với tên gọi John Raphael và chiến đấu cho quân đội của Cromwell.
Cây thủy tùng ký ức
Khi được thôi miên, Hume hồi tưởng thêm rất nhiều chi tiết và địa điểm. Cùng với anh trai, Hume bắt đầu thăm lại các địa điểm mà anh nhớ lại. Thậm chí anh còn tìm được những vật dụng nhỏ từ thời đại mà người lính John Raphael từng sinh sống và chiến đấu như những chiếc cựa sắt của các kỵ binh thế kỷ 17.
Với sự giúp đỡ của một nhà nghiên cứu lịch sử làng quê ở Culmstock, miền Nam nước Anh, Hume dần nhận diện được một nhà thờ cổ xưa từng hiện diện sâu thẳm trong ký ức của mình.
Anh quả quyết rằng, tháp chuông cổ của nhà thờ từng có một cây thủy tùng mọc trên đó. Việc Hume đưa ra một chi tiết chưa từng được công bố trên bất kỳ văn bản nào khiến nhà nghiên cứu lịch sử giật mình, bởi chiếc tháp của nhà thờ này đã bị phá hủy năm 1676.
Tuy nhiên, trong các văn bản ghi chép của ngôi làng, cái tên người lính John Raphael xuất hiện trong danh sách những người làm lễ cưới trong ngôi nhà thờ đó. Một nhà nghiên cứu lịch sử chiến tranh là Ronald Hutton cũng bị hấp dẫn bởi trường hợp lạ lùng này và đề nghị Hume tham gia một cuộc thử nghiệm.
Video đang HOT
Ông đã phỏng vấn Hume – trong điều kiện được thôi miên – với những câu hỏi hóc búa về những đặc điểm của giai đoạn này. Mặc dù, Hume trả lời trôi chảy nhiều câu hỏi, tuy nhiên Hutton vẫn cho rằng trường hợp “tái sinh” chưa thể khẳng định vì Hume không thể trả lời mọi câu hỏi của ông một cách thật trôi chảy(!).
Những chú bé kỳ lạ
Khi mới tròn 18 tháng, chú bé Gus Taylor bắt đầu bập bẹ nói rằng bé chính là… ông nội của mình. Mặc dù, những đứa trẻ ở tuổi Gus Taylor có thể nhầm lẫn trong việc xác định giữa bản thân và những người khác trong gia đình, nhưng trường hợp này cực kỳ khác biệt. Ông nội của chú bé qua đời 1 năm trước khi Gus sinh ra. Tuy nhiên, khi được đưa xem ảnh gia đình, chú bé ngay lập tức chỉ vào hình ông nội và bập bẹ: “Ông Augie”.
Trong gia đình cậu bé, có một bí mật mà không một ai nhắc đến, đó là việc người chị của “ông Augie” đã bị giết hại và bị vứt xác ở vịnh San Francisco. Cả nhà đều tá hỏa khi chú bé tuổi Gus bắt đầu nói về cái chết của… chị gái mình!
Một trường hợp tái sinh khác đáng ghi nhận diễn ra ở Lebanon. Chú bé 5 tuổi Imad Elawar bắt đầu kể về cuộc đời “kiếp trước” của mình ở một ngôi làng bên cạnh. Hai từ đầu tiên mà chú thốt ra khi bắt đầu tập nói là “Jamileh” và “Mahmoud”.
Hai tuổi, chú bé bắt đầu chỉ vào những người lạ và nói rằng họ từng là hàng xóm. Tiến sĩ tâm thần học Ian Stevenson đã nghiên cứu trường hợp này và ghi nhận Imad đã đưa ra 55 chi tiết về cuộc đời trước đó của mình.
Cùng với Tiến sĩ Stevenson, gia đình Imad đã thăm ngôi làng mà Imad thường nhắc tới và tìm đến ngôi nhà mà Imad nói rằng đã từng ở đó. Điều đáng kinh ngạc là trong số 55 chi tiết mà Stevenson đã ghi nhận, Imad và gia đình đã nhận ra được 13 chi tiết cực kỳ chính xác tại ngôi nhà này.
Qua những bức ảnh, Imad cũng nhận ra người cậu trong “tiền kiếp” của mình là ông Mahmoud và cô bạn gái Jamileh. Imad cũng nhớ ra nơi cậu từng cất súng, thậm chí còn “tán chuyện” với một người làng mà cậu chưa từng gặp về những kỷ niệm thời họ cùng trong quân ngũ. Trong cuộc thăm viếng này, Tiến sĩ Stevenson ghi nhận Imad đã xác minh được tính xác thực của 51 trong số 57 địa điểm và kỷ niệm mà Imad đã nhớ lại.
(Còn tiếp)
Kiều Phong
Theo giaoducthoidai.vn
Phát minh bộ quần áo lặn chống cá mập tấn công
Theo một nghiên cứu của Đại học Flinders, bang Nam Australia, vừa được công bố, các nhà khoa học nước này đã thiết kế một loại quần áo lặn mới có thể giúp hạn chế tình trạng mất máu do bị cá mập cắn.
Loại quần áo mới được chế tạo dựa vào việc kết hợp 2 chất liệu là các sợi nhựa UHMWPE (Ultra-high molecular weight polyethylene) và cao su tổng hợp.
Các nhà khoa học đã thử nghiệm 2 bộ quần áo lặn được làm bằng những chất liệu này và so sánh khả năng chống cá mập cắn của chúng với các bộ quần áo lặn đạt chuẩn thông thường được làm từ cao su tổng hợp. Kết quả cho thấy bộ quần áo mới nói trên có khả năng hạn chế được các vết cắn của cá mập cao hơn so với quần áo lặn thông thường.
Theo ông Charlie Huveneers, một thành viên của nhóm nghiên cứu trên, bộ quần áo lặn mới có khả năng chống lại các kiểu tấn công của cá mập trắng như đâm thủng, xé rách và cắn người tốt hơn so với quần áo lặn được làm bằng cao su tổng hợp.
Với bộ quần áo này, cá mập khi muốn đâm thủng sẽ phải dùng lực mạnh hơn và những vết thương do nó gây ra đối với con người sẽ nhỏ hơn và nông hơn so với quần áo lặn thông thường.
Tuy nhiên, để có thể đưa vào sản xuất hàng loạt và tung ra thị trường, cần phải thực hiện thêm nhiều cuộc thử nghiệm đối với loại quần áo lặn nói trên, đặc biệt là để kiểm tra khả năng hạn chế mức độ thương tích do cá mập gây ra.
Mỗi năm có hàng chục triệu khách du lịch tới các bãi biển của Australia và các vụ cá mập tấn công người rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Vườn bách thú Taronga ở thành phố Sydney, chỉ tính riêng trong năm ngoái tại nước này đã xảy ra 27 vụ cá mập tấn công người, trong đó có một vụ tấn công làm chết người ở quần đảo Whitsunday, gần rạn san hô Great Barrier.
Văn Khoa
Theo baotintuc.vn
Chiếc nhẫn vàng của đại văn hào Ireland "tái xuất" sau gần 20 năm Năm 1876, ông Wilde và bạn học Reginald Harding đã tặng cho William Ward chiếc nhẫn vàng 18 carat khi họ còn học chung ở trường Magdalen. Ngày 4/12 tới đây, chiếc nhẫn vàng mà nhà văn nổi tiếng người Ireland Oscar Wilde từng tặng cho một người bạn thân sẽ được trả lại trường Magdalen thuộc Đại học Oxford, nơi đại văn...