Tái sắp xếp cơ sở y tế để thực hiện tốt hai mục tiêu
Sau khi đạt được những kết quả khả quan trong phòng, chống dịch Covid-19, ngành Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã tái sắp xếp một số cơ sở y tế để thực hiện tốt hai mục tiêu: Phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả và khống chế, điều trị các bệnh dịch mới khi mùa mưa đến.
Bệnh viện điều trị Covid-19 Cần Giờ sẽ tạm dừng đón bệnh nhân nhiễm Covid-19, quay trở lại nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn.
Thời gian qua, để phòng, chống dịch Covid-19, ngành Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức 4 bệnh viện chuyên điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19, bao gồm: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi Đồng thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện dã chiến Củ Chi và Bệnh viện điều trị Covid-19 Cần Giờ. Các bệnh viện này có quy mô gần 1.000 giường, được trang bị hiện đại.
Lúc cao điểm, các bệnh viện đã tiếp nhận 55 bệnh nhân điều trị Covid-19. Theo Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh Tăng Chí Thượng, các bệnh viện này đã đáp ứng tốt việc điều trị chuyên sâu các bệnh nhân nhiễm Covid-19, nhờ đó, gián tiếp giúp các bệnh viện khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh làm tốt việc chăm sóc sức khỏe nhân dân trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Video đang HOT
Theo Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Trí Dũng, do dịch Covid-19 đã được kiểm soát, để đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới, ngành Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã sắp xếp lại chức năng và hoạt động của các bệnh viện này. Cụ thể: Bệnh viện điều trị Covid-19 Cần Giờ sẽ tạm ngừng tiếp nhận điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19, bàn giao lại cơ sở vật chất về Trung tâm Y tế huyện Cần Giờ. Từ đầu tháng 5-2020, cơ sở này đã đảm trách nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho người dân huyện Cần Giờ. Cơ sở 2 của Trung tâm Y tế huyện Cần Giờ được bàn giao cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh tiếp quản, sử dụng làm khu cách ly tập trung phòng, chống dịch Covid-19 của thành phố.
Cũng theo phân cấp điều trị mới, nếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục xuất hiện bệnh nhân nhiễm Covid-19 thì sẽ được đưa về điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi. Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tổ chức luân phiên các kíp y bác sĩ, nhân viên y tế từ các bệnh viện khác trên địa bàn thành phố đảm trách nhiệm vụ tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi, phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh tập trung công tác chuyên môn khám, chữa các bệnh thường gặp khi mùa mưa đến.
Ngoài ra, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đang xây dựng đề án, trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt chủ trương chuyển bệnh viện, trung tâm y tế trực thuộc UBND quận, huyện về Sở Y tế thành phố để thống nhất quản lý công tác chuyên môn, tổ chức, từ đó làm tốt hơn công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
Theo Giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Tấn Bỉnh, mùa mưa sắp đến, nguy cơ bùng phát các dịch bệnh khác như sốt xuất huyết, sởi… tăng cao. Để phòng, chống dịch bệnh, ngành Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiệm vụ tới 24 trung tâm y tế quận, huyện, 24 trạm y tế điểm hoạt động theo nguyên lý y học gia đình và các khoa vệ tinh của bệnh viện thành phố đặt tại bệnh viện các quận, huyện; tăng cường công tác truyền thông về phòng tránh dịch bệnh cho người dân; tổ chức rà soát, thăm khám thường xuyên và điều trị kịp thời các ca bệnh, không để lây lan thành dịch…
Lý giải 14 ngày Việt Nam không có ca nhiễm mới trong cộng đồng
Sáng 1/5, Bộ Y tế cho biết đã sang ngày thứ 15 không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Việt Nam cũng vừa đại diện cho Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tây Thái Bình Dương có bài trình bày kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh COVID-19, lý giải nguyên nhân vì sao trong vòng 14 ngày qua Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trên thế giới và Việt Nam, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 và Bộ Y tế đã quyết liệt chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp công nghệ kịp thời để hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam.
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế đẩy mạnh việc tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, khám chữa bệnh tại nhà; cơ sở y tế tuyến trên chịu trách nhiệm giúp cho cơ sở y tế tuyến dưới và hỗ trợ tư vấn cho người dân trên địa bàn
Cơ sở y tế tiếp tục sử dụng các phần mềm mà đơn vị đã sử dụng hoặc sử dụng trên các nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin đã được Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế hướng dẫn.
"Việc triển khai phải đảm bảo đúng quy định pháp luật về khám bệnh chữa bệnh và các quy định khác có liên quan. Bảo đảm an toàn, bảo mật các thông tin người bệnh, người dân theo quy định pháp luật",- Bộ Y tế nêu rõ trong công văn chỉ đạo mới nhất.
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế nghiêm túc triển khai tư vấn khám chữa bệnh từ xa thông qua các nền tảng công nghệ thông tin. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị liên hệ với Bộ Y tế (Cục Công nghệ thông tin) để được hướng dẫn thực hiện.
Trong cuộc họp cấp Bộ trưởng WHO toàn cầu hàng tuần lần này, Việt Nam đại diện cho Văn phòng WHO Tây Thái Bình Dương có bài trình bày kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh COVID-19, lý giải nguyên nhân vì sao trong vòng 14 ngày qua Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng.
Được sự ủy quyền của GS. TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, TS. Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng đã đại diện cho Bộ Y tế Việt Nam có bài trình bày về kinh nghiệm của Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Bài trình bày của Việt Nam đã thông báo cho các quốc gia trên thế giới tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, các chiến lược Việt Nam đã thực hiện (kiểm soát chặt chẽ toàn bộ hành khách từ nước ngoài trở về, tăng cường giám sát trong cộng đồng, truyền thông nguy cơ tới cộng đồng, điều trị tích cực cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19).
Việt Nam cũng đã chia sẻ các bài học trong ứng phó dịch COVID-19, lý giải nguyên nhân vi sao trong vòng 14 ngày qua Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm COVID-19 nào mới. 3/4 số ca mắc đã khỏi bệnh (222 ca hồi phục/tổng số 270 ca mắc). Đó là do sự lãnh đạo mạnh mẽ của Chính phủ, hệ thống kiểm soát các bệnh truyền nhiễm hiệu quả giúp cảnh báo sớm và hành động kịp thời; truy tìm dấu vết người bệnh; truyền thông hiệu quả; giãn cách xã hội và phong tỏa các điểm nóng về COVID-19.
Trong thời gian tới, các ưu tiên của Việt Nam tập trung vào tăng cường giám sát COVID-19 thông qua việc tối ưu hóa các nền tảng giám sát đã có; kiểm tra- truy tìm người tiếp xúc gần - điều trị; tiếp tục chuẩn bị cho kịch bản lây nhiễm rộng hơn trong cộng đồng; tăng cường năng lực về truyền thông nguy cơ tại tất cả các cấp độ để phòng ngừa và ứng phó với COVID-19.
Sáng 1/5: Việt Nam không có ca mắc Covid-19 mới 6h sáng 1/5, Bộ Y tế thông báo Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới. Tình hình dịch trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp: tăng cả số mắc và tử vong. Tính từ 18h ngày 30/4 đến 6h ngày 1/5, Việt Nam có 0 ca mắc Covid-19 mới. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng...