Tại sao vẫn có những hiệu trưởng phớt lờ sự chỉ đạo của Bộ trưởng?
Vì sao có hiệu trưởng tự cho mình cái quyền không chấp hành Chỉ thị của Bộ và sự quán triệt của Phòng để tự mình ra quy định riêng hành giáo viên như thế?
Áp lực hồ sơ sổ sách ảnh hưởng đến thời gian, công sức nhà giáo một cách lãng phí, vô bổ. Vì điều này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giải cứu nỗi thống khổ cho hàng triệu nhà giáo bằng Chỉ thị 138/CT-BGDĐT 2019.
Giáo viên đã chịu quá nhiều áp lực trong dạy học (Ảnh minh họa VOV)
Chỉ thị 138/CT-BGDĐT 2019 Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định rõ: “ Hiệu trưởng nhà trường tuyệt đối không được quy định thêm hoặc yêu cầu giáo viên có thêm các loại hồ sơ, sổ sách ngoài những loại hồ sơ, sổ sách theo quy định tại Điều lệ hoặc Quy chế nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành”.
Do đó, giáo viên được phép chọn hình thức trình bày, viết tay hoặc đánh máy khi sử dụng các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định.
Thế nhưng trong thực tế, vẫn còn khá nhiều địa phương hiệu trưởng tự cho mình cái quyền bắt giáo viên phải chép tay một số hồ sơ mà đặc biệt là chép tay vở tự học Bồi dưỡng thường xuyên gây áp lực cho nhiều thầy cô giáo.
Dù bức xúc, bất bình nhưng đa phần giáo viên chỉ biết nín nhịn trong ấm ức để vừa làm, vừa nguyền rủa số phận “Sao mình lại hẩm hưu gặp phải hiệu trưởng hắc ám thế này!”.
Video đang HOT
Học hay là hành xác?
Một số giáo viên tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết, việc tự học Bồi dưỡng thường xuyên có trường cho phép giáo viên làm vi tính nhưng có trường hiệu trưởng buộc phải ghi ra 1 quyển sổ có đến vài chục trang giấy.
Kết hợp với kết quả học chính trị hè (điểm bài thu hoạch) để xét thi đua. Vì liên quan đến phần thu nhập tăng thêm hàng quý nên dù bất bình đến đâu cũng chẳng ai dám lên tiếng.
Bởi, chỉ cần phật ý hiệu trưởng sẽ ảnh hưởng đến việc xếp loại và mất luôn cả tiền triệu nên thầy cô giáo nào cũng sợ.
Một số giáo viên tại thị xã La Gi cũng bất bình không kém trong khi nhiều trường xung quanh giáo viên được làm bài trên vi tính thì một số trường vẫn buộc thầy cô phải chép bằng tay.
Những cuốn vở tự học ghi kín chữ và biết chắc cũng chẳng ai rảnh thời gian để ngồi đọc hàng mấy chục cuốn vở như vậy. Thế nhưng, giáo viên vẫn buộc phải viết đến trẹo tay, mờ mắt.
Coi thường quy định của ngành, phớt lờ chỉ đạo của phòng giáo dục
Bài viết “Một số trường có đang vi phạm Chỉ thị 138 của Bộ Giáo dục?” của tác giả Đỗ Quyên đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 12/5/2019 đã phản ánh trực tiếp việc một số trường học tại thị xã La Gi hiệu trưởng yêu cầu giáo viên viết vở tự học bằng tay.
Sau bài báo, đại diện phòng giáo dục thị xã đã nói trong cuộc họp các hiệu trưởng: “Thời buổi 4.0 sao vẫn bắt giáo viên viết hồ sơ bằng tay?” và quán triệt khá kỹ vấn đề này.
Thế nhưng sự chỉ đạo đúng đắn ấy cũng chỉ như “nước đổ lá khoai” vì những trường học chúng tôi biết được năm học này hiệu trưởng vẫn tiếp tục buộc giáo viên viết vở tự học bằng tay như nhiều năm về trước.
Nhiều câu hỏi thắc mắc được đặt ra: Vì sao những hiệu trưởng này lại tự cho mình cái quyền không chấp hành Chỉ thị của Bộ và sự quán triệt của Phòng Giáo dục và Đào tạo để tự mình ra quy định riêng hành giáo viên như thế?
Đỗ Quyên
Theo giaoduc.net
Vi phạm tài chính sữa học đường, hiệu trưởng và hiệu phó bị cách chức
UBND huyện Văn Chấn, Yên Bái cho biết, mới đây địa phương đã ra Quyết định kỷ luật đối với Hiệu trưởng và Hiệu phó trường Mầm non Bình Thuận do sai phạm nghiêm trọng trong công tác chỉ đạo, quản lý và sử dụng tài chính sữa học đường.
Cụ thể, vào thời điểm giữa học kỳ 1 năm học 2019 - 2020, một số phụ huynh đã có ý kiến về vấn đề sữa uống của học sinh và thu nộp nguồn xã hội hóa chưa minh bạch tại Trường Mầm non Bình Thuận.
Ngay sau khi sự việc được phản ánh, Phòng GD&ĐT đã vào cuộc xác minh đồng thời UBND huyện Văn Chấn đã giao Thanh tra huyện thanh tra để đảm bảo kịp thời và kiên quyết xử lý tập thể và cá nhân sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Theo đó, tại Quyết định số 343/QĐ-UBND ngày 20/2/2020, UBND huyện Văn Chấn đã thi hành kỷ luật với bà Trần Tố Trinh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Bình Thuận, xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
Kỷ luật Hiệu trưởng và Hiệu phó do sai phạm nghiêm trọng trong công tác chỉ đạo, quản lý và sử dụng tài chính sữa học đường.
Theo đó, bà Trần Tố Trinh, sinh ngày 23/8/1968, Hiệu trưởng Trường Mầm non Bình Thuận nhận hình thức kỷ luật cách chức do đã vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng trong công tác quản lý và sử dụng tài chính nguồn xã hội hóa tại Trường Mầm non Bình Thuận từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2018 - 2019.
Thời hạn thi hành kỷ luật đối với bà Trần Tố Trinh là 12 tháng, kể từ ngày Quyết định xử lý kỷ luật đối với công chức có hiệu lực thi hành.
Ngoài ra, UBND huyện Văn Chấn cũng ra quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với bà Đoàn Thị Thương, sinh ngày 03/07/1985, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Bình Thuận. Bà Thương nhận hình thức kỷ luật Cảnh cáo do đã vi phạm ở mức độ nghiêm trọng các quy định của pháp luật trong công tác quản lý và sử dụng tài chính nguồn xã hội hóa tại Trường Mầm non Bình Thuận từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2018 - 2019. Thời hạn thi hành kỷ luật đối với bà Đoàn Thị Thương là 12 tháng, kể từ ngày Quyết định xử lý kỷ luật đối với viên chức có hiệu lực thi hành.
Theo Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn ông Mai Mộng Tuân, hiện Hiệu trưởng và Hiệu phó Trường Mầm non Bình Thuận đã có quyết định thi hành kỷ luật còn những cán bộ liên quan huyện đã giao cho phòng GD&ĐT chỉ đạo đơn vị kiểm điểm trách nhiệm từng cá nhân theo đúng quy định của pháp luật.
Theo congly
Thủ tướng: Bộ trưởng Giáo dục thảo luận với địa phương về việc đi học trở lại Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo và UBND các tỉnh, thành phố xem xét việc cho học sinh nghỉ học trong khung chương trình mà Bộ Giáo dục - Đào tạo đã công bố. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp - Ảnh Quang Hiếu Sáng nay, 27.2, Thủ tướng Nguyễn...