Tại sao ung thư phổi thường phát hiện ở giai đoạn muộn?
Khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn muộn (III – IV), chỉ có khoảng 20% bệnh nhân được phát hiện sớm (I – II).
Khoảng 80% bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn muộn (III – IV), chỉ có khoảng 20% bệnh nhân được phát hiện sớm (I – II). Bệnh nhân ung thư phổi không sống quá 5 năm sau chẩn đoán. Dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, nhưng chỉ có 18% bệnh nhân ung thư phổi còn sống 5 năm sau khi được chẩn đoán. Ung thư phổi được chẩn đoán ở giai đoạn rất muộn, đa phần ở giai đoạn bệnh đã lan rộng, phần lớn không can thiệp phẫu thuật được (do đã di căn xa, quá chỉ định phẫu thuật).Trên thế giới, bệnh ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở cả nam và nữ. Ở Việt Nam ung thư phổi là bệnh rất phổ biến, thường gặp ở nam, đặc biệt trên những đối tượng hút thuốc lá. Việc tầm soát ung thư phổi sẽ giúp cho bệnh nhân có cơ hội chữa và điều trị bệnh sớm, thoát khỏi tử vong.
(Ảnh minh họa)
Theo các bác sĩ Bệnh viện Quốc tế City, bệnh ung thư phổi thường không được chẩn đoán sớm do hiện nay hầu hết bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi không có triệu chứng. Trong phổi không có thần kinh cảm giác nên các cơn đau mà bệnh nhân cảm nhận được là do di căn (màng phổi, thành ngực, xương, hạch…). Các triệu chứng của ung thư phổi như những cơn ho đàm vướng máu, ho kéo dài, sụt cân, đau ngực, khàn giọng kéo dài, mất cảm giác ngon miệng, khó thở… Tuy nhiên, các triệu chứng của ung thư phổi là không đặc hiệu.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Chân Phương – Chuyên khoa Nội Tổng Quát Bệnh viện Quốc tế City khuyến cáo, những người có yếu tố nguy cơ cao như từ 55 – 74 tuổi, có tiền căn hút thuốc lá nặng, gia đình có người bị ung thư, bệnh nghề nghiệp, phơi nhiễm bụi khoáng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ phồi… cần tầm soát ung thư phổi hằng năm bằng CT phổi liều thấp giúp phát hiện tổn thương phổi ở giai đoạn sớm và giúp tăng tỉ lệ sống còn. Bên cạnh đó, người dân nên từ bỏ hút thuốc lá giúp làm tỉ lệ ung thư phổi và góp phần bảo vệ môi trường vì sức khỏe cộng đồng.
Video đang HOT
Theo petrotimes
Cô gái 21 tuổi chỉ sống được 5 ngày sau khi phát hiện bị ung thư: Cảnh báo dấu hiệu ai cũng phải chú ý
Gần đây, tin tức về một nữ sinh viên mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, chỉ sống sót được 5 ngày ngắn ngủi sau khi được chẩn đoán bệnh, đang gây xôn xao dư luận ở Chiết Giang, Trung Quốc.
Bác sĩ Chu Kiến Anh, giám đốc trung tâm chẩn đoán và điều trị bệnh phổi, trưởng Khoa Hô hấp của Bệnh viện số 1 Đại học y khoa Chiết Giang chia sẻ với Ettoday vể một trường hợp, đó là Tiểu Mộng 21 tuổi, cô đang là sinh viên năm cuối về Mỹ thuật.
Theo bác sĩ Chu Kiến Anh, cô gái này khi đến bệnh viện khám, đã bị ho hơn nửa năm, nhưng cô không quan tâm quá nhiều, bởi vì cô bị ho khan và thời gian ho không nhiều, cũng không có ho ra máu, không sốt, không ảnh hưởng đến ăn cơm, thậm chí thỉnh thoảng cô chạy bộ cũng không vấn đề gì.
Tiểu Mộng còn cho rằng mình bị cảm lạnh thông thường, vì vậy cô đã không đến bệnh viện kiểm tra, đến khi đến bệnh viện địa phương cũng chẩn đoán cô bị viêm phổi, nhưng sau 2 tuần điều trị tình trạng không cải thiện, cuối cùng cô mới đến Bệnh viện số 1 Đại học y khoa Chiết Giang.
Tiểu Mộng còn cho rằng mình bị cảm lạnh thông thường, vì vậy cô đã không đến bệnh viện kiểm tra.
Bác sĩ Chu Kiến Anh nói: "Tôi xem phim chụp X quang phần ngực của cô gái, thoạt nhìn tôi thấy đó là giai đoạn cuối của ung thư phổi biểu mô tuyến, lập tức làm nội soi khí quản, cuối cùng đúng như tôi suy luận. Do ung thư phổi dễ bị phán đoán là viêm phổi, có ung thư phổi, khối u giống như súp lơ, nhìn có thể phân biệt ra, nhưng có ung thư phổi rất "xảo quyệt", hình ảnh và hình thái giống như viêm phổi, nó chỉ là một mảnh mờ".
Bác sĩ Chu tiết lộ: "Từ hình ảnh phim chụp của Tiểu Mộng, cho thấy phần phổi có mảng lớn màu trắng, thực tế đây là viêm mạch bạch huyết có tính ung thư, điều đó có nghĩa là ung thư phổi đã di căn, thật đáng tiếc đã quá muộn để phẫu thuật và hóa trị, 5 ngày ngắn ngủi, sinh mạng của Tiểu Mộng không thể duy trì được nữa".
Ung thư biểu mô tuyến phổi?
Ung thư biểu mô tuyến phổi thường bắt đầu ở các mô nằm gần các phần ngoài của phổi, và thường xuất hiện một thời gian dài trước khi gây ra các triệu chứng và được chẩn đoán. Ung thư biểu mô tuyến là loại ung thư phổi phổ biến nhất ở phụ nữ và thường gặp ở những người không hút thuốc.
Triệu chứng
Vì ung thư biểu mô tuyến phổi thường bắt đầu ở các phần ngoài của phổi nên các triệu chứng đặc trưng của ung thư biểu mô tuyến phổi là ho mãn tính và ho ra máu sẽ ít phổ biến, thường xuất hiện ở giai đoạn muộn của bệnh. Những triệu chứng sớm của ung thư biểu mô tuyến có thể bị bỏ qua như mệt mỏi, khó thở nhẹ, đau lưng, đau vai hoặc đau ngực.
Vì ung thư biểu mô tuyến phổi thường bắt đầu ở các phần ngoài của phổi nên các triệu chứng đặc trưng của ung thư biểu mô tuyến phổi là ho mãn tính và ho ra máu sẽ ít phổ biến
Nguyên nhân
Hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến nhất gây ung thư phổi nói chung, nhưng nhiều người không hút thuốc vẫn được chẩn đoán với ung thư biểu mô tuyến. Nguyên nhân phổ biến nhất ở người không hút thuốc là do tiếp xúc với khí radon trong nhà. Ung thư biểu mô tuyến phổi là bệnh đa yếu tố, nghĩa là có một số yếu tố kết hợp với nhau gây ra hoặc ngăn ngừa ung thư.
(Nguồn: Ettoday)
Theo afamily
96,8% người Việt bị ung thư phổi đều nghiện 'món' này Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá là 96,8%. Hút thuốc còn là nguyên nhân của 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ảnh minh hoạ: Internet Theo GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế, Ủy viên thường trực Hội đồng quản lý liên ngành Quỹ Phòng chống tác hại...