Tại sao truyền thông Nhật Bản không gọi vụ bắn ông Abe là ‘ám sát’?
Trái với việc cập nhật diễn biến “từng phút” trong ngày cựu Thủ tướng Shinzo Abe bị ám sát, các hãng truyền thông Nhật Bản tỏ ra thận trọng khi đưa tin về vụ việc từ sau ngày 8/7.
Sau khi ông Shinzo Abe bị bắn gục khi đang vận động ở thành phố Nara sáng 8/7, các hãng truyền thông Nhật Bản đã cập nhật từng phút về tình tiết mới của vụ việc gây chấn động trong suốt ngày hôm đó.
Tuy nhiên, vẫn có điều khác biệt khi theo dõi tin tức từ nước này. Trong khi các hãng truyền thông phương Tây gọi cái chết của ông Abe là “vụ ám sát”, tất cả cơ quan báo chí tại Nhật Bản ngày 10/7 đều sử dụng tiêu đề: “ Cựu Thủ tướng Abe qua đời sau khi bị bắn”. Các đài truyền hình như NHK cũng làm điều tương tự, tránh việc sử dụng từ “vụ ám sát”.
Mô tả việc sát hại ông Abe đơn thuần là một “cái chết” cũng không phải là sai, nhưng nó không làm rõ bản chất vụ việc – rằng đây là vụ tấn công có chủ đích hay vô tình, theo Japan Times.
Trong những năm qua, từ “ám sát” chỉ được truyền thông Nhật Bản sử dụng cho các sự kiện ở nước ngoài, chẳng hạn vụ ám sát công dân Triều Tiên Kim Chol – người được cho thật sự là Kim Jong Nam, anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un – vào năm 2017, hay vụ ám sát Tổng thống Haiti Jovenel Moise năm 2021.
“Các vụ ám sát thường xảy ra bất ngờ ở Nhật Bản thời hậu chiến, và chúng tôi không có sự thống nhất về việc khi nào thì dùng từ ‘ám sát’ sẽ phù hợp”, một biên tập viên tại Nhật Bản cho biết.
Thay đổi cách dùng từ
Trong những năm 1930, Nhật Bản đã ghi nhận nhiều vụ ám sát và nỗ lực ám sát nhắm vào các thủ tướng. Truyền thông Nhật khi đó ban đầu dùng từ “tai họa”, sau đó đã thay thế bằng từ “ám sát” khi các chi tiết vụ việc dần lộ diện.
Từ ngữ “ám sát” từ đó được phổ biến và sử dụng rộng rãi từ sau Thế chiến II, như khi nói về cái chết của các nhân vật thế giới như cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, nhà hoạt động nhân quyền Martin Luther King hay Malcolm X.
Video đang HOT
Một người đàn ông theo dõi tin tức về việc ông Shinzo Abe bị bắn tại Nara sáng 8/7. Ảnh: AFP.
Cũng trong thời điểm đó, vụ ám sát Inejiro Asanuma của đảng Xã hội Nhật bản năm 1960 là lần gần nhất nước này xảy ra vụ giết hại nhân vật chính trị quan trọng, cho đến ngày 8/7. Các tờ báo Nhật khi đó gọi đây là vụ “ám sát” ở mục tin quốc tế, nhưng lại mô tả là “chết do bị đâm dao” ở các trang tin trong nước.
“Khi một quan chức nước ngoài bị ám sát, người Nhật sẽ sử dụng từ ngữ địa phương với ý nghĩa ’sát thủ’ để mô tả. Nhưng khi một nhân vật quan trọng trong nước bị ám sát, tôi không biết phải diễn tả như thế nào”, biên tập viên người Nhật nói. “Không có một chỉ dẫn cụ thể về việc khi nào nên hay không nên dùng từ ‘ám sát’”.
Cơ quan báo chí của người này cũng quyết định mô tả vụ ám sát cựu Thủ tướng Abe là “qua đời sau khi bị bắn”, sau khi xem qua từ ngữ mà các hãng truyền thông khác sử dụng.
Truyền thông thận trọng
Ngoài vấn đề sử dụng từ ngữ, còn một điểm đặc biệt khác trong phản ứng của giới truyền thông Nhật Bản về cái chết của ông Abe.
Trước đây, những sự kiện lớn như trận động đất và sóng thần năm 2011, hay những vụ thử tên lửa của Triều Tiên (trước khi các vụ thử xuất hiện thường xuyên) đã thu hút phạm vi phủ sóng của truyền hình suốt ngày đêm, khi các nhà đài thậm chí hoãn lại các chương trình đã lên kế hoạch phát sóng trước đó.
Ấn bản đặc biệt của tờ Yomiuri Shimbun về cái chết của cựu Thủ tướng Shinzo Abe ngày 8/7. Ảnh: Reuters.
Tuy vậy, dù đây là lần đầu tiên một cựu thủ tướng bị ám sát kể từ sau chiến tranh, truyền thông lần này lại có sự khác biệt. Mặc dù vẫn cập nhật các diễn biến mới cho đến tối 8/7, các hãng truyền thông vẫn tiếp tục lịch phát sóng bình thường vào ngày hôm sau, thậm chí phát sóng những chương trình hài đêm khuya như thường lệ.
Lời giải thích phù hợp có lẽ là việc các cử tri sẽ đi bầu cử Thượng viện vào ngày 10/7, do đó các phương tiện truyền thông Nhật Bản đã thận trọng, hạn chế đưa các chương trình đặc biệt có thể bị coi là ảnh hưởng đến cuộc bỏ phiếu.
Do vậy, dù cái chết của cựu Thủ tướng Shinzo Abe là một trong những sự kiện chấn động nhất tại Nhật Bản, công chúng có thể đang trải qua cuối tuần tĩnh lặng trên mặt truyền thông.
Mỹ Latinh tiếc thương cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro ngày 8/7 đã tuyên bố quốc tang trên toàn lãnh thổ trong thời gian 3 ngày để bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Nhật Bản sau khi cựu Thủ tướng Abe Shinzo bị sát hại.
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo qua đời sau khi bị ám sát. Ảnh: Reuters
Tổng thống Bolsonaro chia sẻ trên mạng xã hội Twitter một bức ảnh chụp cùng chính trị gia Nhật Bản tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, hồi tháng 1/2019, đồng thời bày tỏ "phẫn nộ tột độ" và tiếc nuối trước sự ra đi đột ngột của cựu Thủ tướng Abe. Ông Bolsonaro ca ngợi cựu Thủ tướng Nhật Bản là "nhà lãnh đạo tài ba và người bạn tuyệt vời của Brazil".
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Brazil lên án kịch liệt hành vi tấn công "hèn nhát" nhằm vào cựu Thủ tướng Abe, cam kết "cùng Chính phủ và nhân dân Nhật Bản bác bỏ mọi hình thức bạo lực chính trị đe dọa các giá trị chung của hai quốc gia là bảo vệ nền dân chủ và hòa bình". Trong thông cáo chính thức, Chính phủ Brazil nhấn mạnh những nỗ lực không mệt mỏi của cựu Thủ tướng Abe thúc đẩy đối thoại với quốc gia Nam Mỹ ở cấp độ cao nhất nhằm làm sâu sắc hơn tình hữu nghị song phương, đã được nâng lên thành Đối tác Chiến lược và Toàn cầu, thể hiện tầm quan trọng của mối quan hệ trên mọi khía cạnh, từ chính trị, kinh tế đến con người.
Brazil là nơi có cộng đồng người Nhật Bản ở nước ngoài lớn nhất, với khoảng 1,9 triệu người di cư và con cháu. Ngoài cuộc gặp ở Davos, Tổng thống Bolsonaro và cựu Thủ tướng Abe đã gặp nhau ít nhất 2 lần khác: tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Osaka (Nhật Bản) hồi tháng 6/2019 và trong chuyến thăm chính thức của nhà lãnh đạo Brazil tới Nhật Bản vào tháng 10/2019.
Tổng thống Ecuador Guillermo Lasso bày tỏ tình đoàn kết với Nhật Bản, gửi lời chia buồn tới Chính phủ và nhân dân "đất nước Mặt trời mọc", đồng thời lên án vụ tấn công bạo lực đã tước đi mạng sống của cựu Thủ tướng Abe ở tuổi 67. Thay mặt người dân Cộng hòa Dominica, Tổng thống Luis Abinader cũng gửi điện chia buồn.
Tổng thống Colombia Iván Duque và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Marta Lucía Ramírez thể hiện niềm tiếc thương ông Abe - "một nhà lãnh đạo rất gần gũi với Colombia".
Ngoại trưởng Honduras Eduardo Enrique Reina - người vừa thực hiện chuyến thăm Nhật Bản trong tuần trước - lên án vụ sát hại, chia buồn cùng gia đình cựu Thủ tướng Abe và mong muốn quá trình bầu cử của Nhật Bản, bất chấp sự kiện bi thảm này, tiếp tục diễn biến thuận lợi vì lợi ích của nền dân chủ và người dân.
Trước đó cùng ngày, thông qua mạng xã hội Twitter, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodríguez Parrilla đã lên án vụ sát hại cựu Thủ tướng Abe Shinzo, gửi lời chia buồn tới nhân dân và Chính phủ Nhật Bản, đồng thời nhấn mạnh đảo quốc Caribe sẽ mãi khắc ghi những đóng góp của vị chính khách kỳ cựu này cho mối quan hệ song phương.
Trong một tuyên bố liên quan, Cộng đồng Caribe (Caricom) tưởng nhớ cựu Thủ tướng Abe - người đã tích cực thúc đẩy quan hệ giữa Nhật Bản và khu vực này. Năm 2014, ông Abe đã trở thành người đứng đầu Chính phủ đầu tiên của Nhật Bản đến thăm các quốc gia thành viên Caricom và gặp gỡ những người đồng cấp, đóng góp quan trọng cho tiến trình tăng cường quan hệ song phương và chia sẻ quan điểm về các vấn đề cùng quan tâm.
Các nhà lãnh đạo Caricom bày tỏ "bàng hoàng" trước sự việc bi thảm vừa xảy ra và gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới thân nhân cựu Thủ tướng Abe, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản.
Lời khai mới của nghi phạm ám sát cựu Thủ tướng Abe Shinzo Nghi phạm nói rằng, ban đầu hắn định dùng thuốc nổ cho kế hoạch ám sát cựu Thủ tướng Abe Shinzo và từng đến nhiều nơi mà ông Abe vận động tranh cử. Nghi phạm Yamagami Tetsuya (đeo kính) bị khống chế tại hiện trường tấn công (Ảnh: Getty). Hãng tin NHK ngày 9/7 cho biết, tại cơ quan điều tra, nghi phạm...