Tại sao Trung Quốc xâm lược các đảo của Việt Nam vào tháng 3.1988?
Từ đầu năm 1988, Trung Quốc đã sử dụng một lực lượng lớn hải quân gồm nhiều tàu chiến nhằm chiếm đóng một loạt đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Cao trào của hành động xâm lược này diễn ra vào ngày 14.3.1988 khi biên đội gồm 6 tàu chiến, trong đó có 3 tàu hộ vệ có trang bị tên lửa và pháo 100 mm, của Trung Quốc đã bắn chìm và cháy 3 tàu vận tải của Việt Nam tại bãi đá ngầm Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn của Việt Nam.
Trong vụ thảm sát này, 64 binh sĩ Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Sau đó Trung Quốc còn ngăn chặn không cho tàu mang cờ chữ thập đỏ ra cứu những người bị thương, bị nạn.
Điều phải lưu ý là đây là lần đầu tiên người Trung Quốc (lục địa) đặt chân đến Trường Sa. Trước đó, với tư cách quan phương, Trung Quốc chưa bao giờ có mặt ở vùng biển này.
Chỉ huy Tàu HQ505 Vũ Huy Lễ đã ra lệnh táo bạo lao tàu lên bãi ngầm ở đảo Cô Lin cắm cờ khẳng định chủ quyền Tổ quốc vào ngày 14.3.1988 – Ảnh: tư liệu
Đã một phần tư thế kỷ trôi qua, từ sự kiện 14.3.1988, có những điều cần phải nói rõ như sau:
Đầu tiên, ngay sau ngày 14.3.1988, thông qua hệ thống tuyên truyền khổng lồ của mình, Trung Quốc đã ngang nhiên bịa đặt trắng trợn với dư luận trong nước và quốc tế rằng: Các tàu Trung Quốc đang thả neo để yểm trợ cho tàu chở đoàn các nhà khoa học Liên Hiệp Quốc (LHQ) đi khảo sát khoa học tại Trường Sa thì bị các tàu chiến của Việt Nam tấn công. Vì thế hải quân Trung Quốc bắt buộc phải đánh trả tự vệ!
Sau đó thông qua người phát ngôn của Tổng thư ký, LHQ đã nói rõ: không hề có tàu của LHQ tổ chức khảo sát khoa học ở Trường Sa vào 3.1988!
Rõ là “cháy nhà ra mặt chuột” và chính quyền Trung Quốc đã “lấy thúng úp voi”, đã “lấy thịt đè người” lại còn muốn lấy tay che mặt trời!
Video đang HOT
Đã không có tàu khảo sát khoa học của LHQ thì chắc chắn không có việc tàu chiến Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc. Điều mà nhiều người đều biết đó là chuyện “ngậm máu phun người” là sở trường của các nhà cầm quyền Trung Quốc.
Lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh ngày 14.3.1988 tại Cam Ranh (Khánh Hòa) – Ảnh: tư liệu
Trước đó, năm 1962 Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới với Ấn Độ và chiếm của Ấn Độ hàng nghìn km2 nhưng lại vu cáo Ấn Độ xâm lược Trung Quốc. Năm 1979, Trung Quốc tiếp tục đem 60 vạn quân xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Sự việc rõ ràng như vậy nhưng cũng được họ tuyên truyền là “phản kích tự vệ quân Việt Nam xâm lược”!
Thứ hai, có một câu hỏi cần đặt ra là, tại sao Trung Quốc lại tiến hành đánh chiếm các đảo của Việt Nam tại Trường Sa vào tháng 3.1988?
Cuối 1987 đầu 1988 là thời kỳ Việt Nam rơi xuống điểm thấp nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội. Tình hình trong nước chồng chất khó khăn: kinh tế đình đốn, đời sống của đại đa số người dân cực kỳ vất vả.
Cũng trong thời điểm đó, Liên Xô cũng bắt đầu lâm vào khủng hoảng chính trị – xã hội. Bắc Kinh cúi mình trước Washington, tự nhận là “NATO phương Đông” để nhận được nguồn tài chính và công nghệ, kỹ thuật từ Mỹ và phương Tây để phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa. Trong bối cảnh ấy, Trung Quốc cũng đã câu kết với Mỹ và hầu hết các nước trong khu vực (trừ Lào và Campuchia) siết chặt vòng bao vây, cấm vận đối với Việt Nam.
Lợi dụng tình thế khó khăn đó của Việt Nam, Trung Quốc đánh chiếm một số đảo của Việt Nam tại Trường Sa phục vụ cho ý đồ lâu dài.
Trung Quốc cũng là bậc thầy trong việc lợi dụng thời điểm. Mặc dù đã đưa lực lượng ra Trường Sa và có những hoạt động đe dọa từ đầu năm 1988, nhưng thời điểm được Trung Quốc lựa chọn nổ súng rơi đúng vào 14.3.1988 cũng là thời điểm lễ tang Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng được tổ chức tại Hà Nội! Một khi họ đã có dã tâm thì chuyện “tang gia bối rối” lại trở thành điều có thể lợi dụng được!
Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là tài sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất của cả dân tộc – Ảnh: Chiến sĩ canh gác trên đảo Len Đao (quần đảo Trường Sa) – Ảnh: D.Đ.Minh
Câu chuyện xảy ra ngày 14.3.1988 tại Trường Sa đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự. Sự hy sinh của những người lính Việt Nam 25 năm trước là một lời nhắc nhở tới 90 triệu người đồng bào hôm nay, trước hết là những người có trọng trách với dân tộc, không bao giờ được quên những điều sau:
Một là, lòng tin phải được đặt đúng chỗ. Đối với Trung Quốc, điều quan trọng không phải là lời nói mà là hành động.
Hai là, cần phải hiểu về con đường mà Trung Quốc lựa chọn. Những toan tính và hành động của Trung Quốc liệu có phải là một quốc gia cộng sản đồng chí như họ từng miêu tả hay thực tế là chính sách dân tộc nước lớn vị kỷ?
Việc vô cớ đem quân đánh chiếm các đảo của một quốc gia láng giềng, bất kể quốc gia đó phát triển theo đường lối nào cũng là đi ngược lại những nguyên tắc sơ đẳng trong quan hệ quốc tế và phản bội đối với chủ nghĩa Marx – Lênin mà Trung Quốc từng sử dụng như một chiêu bài.
Phỏng vấn các chiến sĩ trên tàu 505, con tàu mặc dù đã bị quân Trung Quốc xâm lược bắn cháy vẫn lao lên đảo Cô Lin giữ đảo, khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
Láng giềng là vĩnh viễn và không bao giờ thay đổi, trừ phi có một trận siêu động đất đẩy hai quốc gia ra xa nhau!
Việt Nam cần và mong muốn có một mối quan hệ hữu nghị, ổn định, lâu dài với Trung Quốc. Tuy nhiên quan hệ ấy cần được đặt trong sự tôn trọng lẫn nhau về nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề “bất biến” là chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc. Không tỉnh táo nhận thức được điều này, lệ thuộc vào những yếu tố “ứng vạn biến” như “mười sáu chữ”, “bốn tốt” có thể dẫn đến những bước đi sai lầm mang lại hậu quả lớn cho quốc gia, dân tộc!
Chúng ta đã có được bài học đắt giá khi rơi vào cảnh bị cô lập trên trường quốc tế từ 1979-1990. Bài học ấy cùng với sự kiện 14.3.1988 mách bảo chúng ta rằng bị cô lập không đồng nghĩa với có độc lập, mà ngược lại, bị cô lập sẽ dẫn đến thảm họa, thậm chí mất cả độc lập và chủ quyền quốc gia.
Phía xa, trên góc trái ảnh là tàu chiến Trung Quốc luôn lượn lờ rình rập.
Các nhà sử học Việt Nam chân chính và những người Việt có lương tâm trong sáng sẽ còn mất nhiều thời gian và công sức nghiên cứu, mổ xẻ, soi xét sự kiện 14.3.1988 một cách khách quan để rút ra bài học bổ ích cho những người Việt hiện nay và các thế hệ mai sau.
Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc không thuộc sở hữu riêng của riêng ai. Nó là tài sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất của cả dân tộc.
Theo NTD
Trở về từ Gạc Ma: Không thể thờ ơ
25 năm đã trôi qua nhưng sự quan tâm đối với những người lính xả thân ở Trường Sa ngày 14/3/1988 vẫn chưa hề tương xứng. Làm sao lại có thể thờ ơ với những cựu binh hay gia đình liệt sĩ Trường Sa đang gặp khó khăn?
Từ khi người con trai Phan Tấn Dư hy sinh ở đảo Gạc Ma - Trường Sa, cụ Lê Thị Niệm ở với người con gái út Phan Thị Nhung ở xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa - Phú Yên. Đã 85 tuổi, lưng còng nhưng hằng ngày, cụ Niệm vẫn cùng con gái quần quật bên luống khoai, thửa ruộng để lo miếng ăn. "Lo nhất là đến ngày giỗ anh Dư, má bảo kiếm gì đó trong nhà bán để làm mâm cơm cúng tươm tất hơn chút nhưng đâu còn thứ gì để bán..." - chị Nhung buồn bã.
Ám ảnh trong mơ
Mỗi năm, đến ngày giỗ 64 chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma, gần 50 gia đình liệt sĩ lại đau đáu không yên vì hài cốt người thân vẫn còn nằm lại giữa trùng khơi. Gia đình liệt sĩ Nguyễn Minh Tâm (huyện Hưng Hà - Thái Bình) là một trong 10 trường hợp may mắn tìm được hài cốt người thân qua xét nghiệm AND từ cuộc tìm kiếm và quy tập năm 2009. Bà Nguyễn Thị Dư, mẹ liệt sĩ Tâm, tâm sự: "Gia đình tôi may mắn vì một phần xương cốt của con trai hy sinh ở Gạc Ma đã được đưa về quê an táng. Tuy nhiên, còn rất nhiều gia đình liệt sĩ đến giờ vẫn chưa thể tìm thấy hài cốt người thân".
Không tìm ra hài cốt, 25 năm nay, người thân của các liệt sĩ vẫn gặp lại các anh trong những giấc mơ khắc khoải. Bà Nguyễn Thị Gái, mẹ liệt sĩ Nguyễn Văn Phương (xã Mê Linh, huyện Đông Hưng - Thái Bình), băn khoăn: "Cứ đến những ngày gần giỗ là tôi lại nằm mơ thấy Phương. Nó chỉ luẩn quẩn sau lưng tôi, chưa bao giờ cho mẹ thấy mặt. Chắc nó sợ nhìn thấy tôi già yếu, bệnh tật thế này. Mới đây, Phương lại "về", đưa tay ôm mẹ từ sau lưng, tôi mừng quá quay lại thì nó đi mất...".
Cụ Lê Thị Niệm, mẹ liệt sĩ Phan Tấn Dư, đã 85 tuổi nhưng hằng ngày vẫn quần quật bên luống khoai, thửa ruộng để lo miếng ăn. Ảnh: HỒNG ÁNH
Em gái liệt sĩ Phương, chị Nguyễn Thị Thoa, cũng thường gặp anh trai trong những giấc mơ. "Có lần, tôi mơ thấy anh quanh quẩn trong nhà, bảo rằng lo lắng cho bố mẹ đã già lại đau yếu, cuộc sống khó khăn. Phương bảo anh chưa thể yên lòng vì bố mẹ chưa có một chỗ dựa vững chắc khi tuổi già ập đến" - chị kể.
Gia đình liệt sĩ Phạm Hữu Doan, thuyền phó tàu HQ-604 giữ đảo Gạc Ma ngày 14/3/1968 (quê Thái Thụy - Thái Bình), vừa được địa phương xây tặng căn nhà tình nghĩa. "Trước đây, gia đình sống trong căn nhà tồi tàn, không biết sụp đổ lúc nào. Giờ đây, có lẽ anh ấy đã được yên lòng" - em gái liệt sĩ Doan xúc động.
Chưa thể yên lòng
Đại tá - anh hùng Vũ Huy Lễ, thuyền trưởng tàu HQ-505 trấn giữ đảo Cô Lin năm nào, cho biết cuộc sống của nhiều cựu binh Trường Sa hiện rất ngặt nghèo. "Một trong những trường hợp thương tâm nhất là Bùi Văn Thanh ở xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng. Cậu ấy bị vẹo cột sống nhưng gia đình quá khó khăn, không thể chạy chữa" - ông trăn trở.
Theo đại tá Lễ, một phần tư thế kỷ đã trôi qua nhưng sự quan tâm đối với những người lính xả thân ở Trường Sa ngày 14/3/1988 là chưa hề tương xứng. Các cựu binh Trường Sa chỉ có thể giúp nhau bằng tinh thần để đồng đội vượt qua nghịch cảnh. "Giá như có một chương trình nào đó để hỗ trợ những gia đình liệt sĩ, giúp đỡ những cựu binh đã từng chiến đấu bảo vệ biển đảo giờ đang gặp khó khăn thì dù người đã hy sinh hay còn sống cũng đều cảm thấy an ủi, ấm lòng" - ông mong mỏi. Ông Võ Tá Du, chính trị viên tàu HQ-505, cũng luôn băn khoăn: "Chừng nào vẫn còn đồng đội hay gia đình liệt sĩ sống chật vật, khó khăn thì chúng tôi vẫn chưa thể yên lòng".
Từ ngày về hưu, đại tá Nguyễn Văn Dân, nguyên phó tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân, người trực tiếp chỉ huy Cụm 2 Trường Sa - trong đó có các đảo Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin năm 1988 - vẫn thường mang ba lô đi tìm lại đồng đội và gia đình các liệt sĩ để tìm cách phụ giúp những trường hợp khó khăn. "Tôi vừa được xuất viện sau chuyến tìm đồng đội ở Đắk Lắk, giờ đang vào TP Cam Ranh - Khánh Hòa thăm gia đình liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh" - ông cho biết.
Đại tá Trần Minh Cảnh, nguyên phó chủ nhiệm Chính trị Vùng 4 Hải quân, cho rằng không thể thờ ơ với những trường hợp cựu binh hay gia đình liệt sĩ Trường Sa đang gặp khó khăn. "Chúng tôi đã hô hào nhau góp tiền để giúp đỡ họ phần nào nhưng chẳng thấm vào đâu. Lính vốn đã nghèo, khi xuất ngũ, về hưu thì đâu có nhiều điều kiện? Giá như có được nguồn quỹ nào đó để giúp họ vượt lên những lúc khó khăn thì còn gì bằng..." - ông ao ước.
Mong một nơi tưởng niệm
Trong ngày giỗ liệt sĩ Trương Văn Thịnh (phường 9, TP Tuy Hòa - Phú Yên) mới đây, gia đình anh đã thổ lộ niềm mong mỏi bấy lâu: "Giá như chúng tôi được một lần ra thăm Trường Sa, được tận mắt thấy nơi con em mình nằm lại để thắp cho nó nén hương". Có lẽ đó cũng là nỗi niềm chung của thân nhân 64 liệt sĩ Gạc Ma.
Đại tá Trần Minh Cảnh cho rằng sẽ ấm lòng biết bao đối với gia đình những liệt sĩ Trường Sa khi có một tượng đài hay bia tưởng niệm để thế hệ trẻ ngưỡng vọng và tri ân. "Đó cũng là cách nuôi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào cho thế hệ trẻ" - ông nhìn nhận. TP Cam Ranh hiện có một tượng đài tưởng niệm chung quân nhân Liên Xô và Việt Nam, gồm cả 64 chiến sĩ hy sinh ở Trường Sa ngày 14/3/1988. Chúng ta vẫn chưa có một tượng đài riêng để tưởng niệm liệt sĩ Trường Sa.
Theo đại tá Vũ Huy Lễ, nếu xây dựng tượng đài tưởng niệm liệt sĩ Trường Sa thì không nơi nào ý nghĩa bằng đảo Cô Lin. "Đó là nơi nhìn rõ Gạc Ma nhất, cũng là nơi nhiều chiến sĩ đã đổ máu để bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc" - ông cho biết.
Theo 24h
Trở về từ Gạc Ma: Vò võ nuôi con Chồng hy sinh nơi đảo xa, một mình thui thủi nuôi con thơ, nỗi nhọc nhằn của những người vợ liệt sĩ Trường Sa như nhân đôi nhưng họ luôn gắng gượng vượt qua. 25 năm sau ngày người lính hải quân Phan Huy Sơn hy sinh ở đảo Gạc Ma - Trường Sa, chị Trần Thị Ninh, vợ anh, chưa lúc nào...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thêm một bệnh viện thu hồi sữa của công ty sản xuất sữa giả

Vụ Chu Thanh Huyền bị tố bán hàng nhập lậu: Quản lý thị trường vào cuộc

Người dân đổ về trung tâm TPHCM xem hợp luyện diễu binh đại lễ 30/4

Phó Thủ tướng chỉ đạo nóng về diễn biến giá vàng trong nước

Điều tra vụ người đàn ông chết cháy trên võng ở đường Hồng Bàng

Cháy tòa nhà Viet Tower 18 tầng ở Hà Nội

20 giờ hôm nay, TP.HCM hợp luyện diễu binh, diễu hành trên đường Lê Duẩn

Bắt tạm giam Tuấn 'ngáo' tội giết người

Nữ Chi cục trưởng Thi hành án bị cách hết tất cả chức vụ trong Đảng

Quảng Nam: Xót xa 2 mẹ con tử vong dưới kênh chính Phú Ninh

Sập nhà xưởng ở Bình Dương, 3 người tử vong

Giá vàng hôm nay, 17/4: Tăng dữ dội, cán mốc 120 triệu đồng/lượng
Có thể bạn quan tâm

Khởi tố 3 bị can thu lợi bất chính hơn 13 tỷ đồng từ khai thác đất lậu
Pháp luật
17:01:48 19/04/2025
Phim cổ trang mới chiếu 1 tập đã phá kỷ lục rating 2025, nữ chính băng thanh ngọc khiết đẹp quá mức chịu đựng
Phim châu á
17:00:36 19/04/2025
Quang Hải đang làm gì giữa lúc Chu Thanh Huyền dính lùm xùm?
Sao thể thao
16:57:42 19/04/2025
Microsoft bổ sung khả năng tự động hóa quy trình cho AI trên Copilot Studio
Thế giới số
16:55:18 19/04/2025
Switch 2 có thể sẽ mất tính năng đồng bộ hình ảnh khi chơi trên TV
Thế giới
16:51:12 19/04/2025
Quốc tịch Mỹ khiến Lưu Diệc Phi lao đao khi hoạt động tại Trung Quốc
Hậu trường phim
16:39:36 19/04/2025
HÓNG: Thuý Ngân đang mang thai?
Sao việt
16:26:30 19/04/2025
Các thuốc gây phù chân, xử trí như thế nào?
Sức khỏe
16:12:03 19/04/2025
Double2T sau "Rap Việt": Mang nhiều tiền về cho mẹ, đắt show vẫn ở nhà thuê
Nhạc việt
15:11:03 19/04/2025
100 năm nữa, đây vẫn là bức ảnh "chuẩn mực" về cách dạy con: Cần gì báo đáp của ngon vật lạ, thế này là đủ rồi
Netizen
15:01:26 19/04/2025