Tại sao Trung Quốc không “xử” chương trình hạt nhân Triều Tiên?
Trung Quốc không muốn đặt sự sống còn của Triều Tiên vào thế rủi ro vì như thế đồng nghĩa với việc Trung Quốc cũng sẽ chịu rủi ro. Cần thiết phải có cách khác tiếp cận chương trình hạt nhân Triều Tiên, đó là gắn kết.
Vụ thử hạt nhân lần 5 của Triều Tiên là một bằng chứng nữa cho thấy các lệnh trừng phạt quốc tế không thể ngăn chặn được Triều Tiên, hãng tin AFP (Pháp) dẫn ý kiến nhiều nhà phân tích.
Mỗi vụ thử hạt nhân của Triều Tiên đều nhận được sự lên án chỉ trích từ cộng đồng thế giới, lần sau mạnh hơn lần trước nhưng đều vô nghĩa. Triều Tiên vẫn tiếp tục thử hạt nhân và lần thử sau cũng mạnh hơn lần thử trước.
Trừng phạt thất bại khi Trung Quốc không hợp tác
Theo các nhà phân tích, sở dĩ thế là vì Trung Quốc cứ đứng ngoài không can thiệp. Nói cách khác, nếu không có sự can thiệp, giúp đỡ của Trung Quốc thì các lệnh trừng phạt là một sự thất bại.
“Vụ thử hạt nhân mới nhất này cho thấy cách tiếp cận Triều Tiên của chúng ta đã thất bại, chúng ta đã không thể ngăn chặn được tham vọng hạt nhân của Triều Tiên. Nếu không có sự hợp tác của Trung Quốc, đây là một trận chiến thất bại” – theo Tổng Biên tập Jenny Town của trang web 38 North, chuyên phân tích về Triều Tiên.
Chuyên gia Adam Cathcart về quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên tại ĐH Leed (Anh) cũng nhận định nếu không có hành động của Trung Quốc, các nước không làm được gì nhiều để có thể khiến lãnh đạo Triều Tiên chịu tổn thương.
Các lệnh trừng phạt quốc tế không những không kìm hãm được chương trình hạt nhân Triều Tiên mà có vẻ còn kích thích nó hơn. Ảnh: NEW YORK TIMES
Triều Tiên vốn đã gánh rất nhiều lệnh trừng phạt từ quốc tế vì chương trình hạt nhân và tên lửa của mình nhưng lại không bị ảnh hưởng nhiều vì nước này vốn đã rất cô lập với thương mại và tài chính thế giới và cả nhờ sự che chở của Trung Quốc. Trung Quốc cho phép hàng loạt công ty nhà nước Triều Tiên hoạt động trên đất mình.
Video đang HOT
Một phân tích gần đây của hai chuyên gia John Park tại ĐH Harvard và Jim Walsh tại Viện Công nghệ Massachusetts lại khẳng định các lệnh trừng phạt chẳng những không hề có hiệu quả mà còn kích thích Triều Tiên phát triển chương trình hạt nhân hơn.
Tại sao Trung Quốc không “xử” Triều Tiên?
Là láng giềng, nước bảo hộ, đối tác thương mại lớn nhất, huyết mạch của kinh tế Triều Tiên, Trung Quốc được xem là nước duy nhất trên thế giới có khả năng kiềm chế Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên theo USA Today, đến giờ phút này Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu gì cho thấy sẽ thật sự ra tay “xử” chương trình hạt nhân của Triều Tiên, dù đã nhanh chóng lên án vụ thử hạt nhân lần 5 và cả đồng ý trừng phạt Triều Tiên thử hạt nhân lần 4 hồi đầu năm.
Trong khi đó theo nhà phân tích Scott Snyder thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ, “Với cộng đồng quốc tế, để thuyết phục lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rằng vũ khí hạt nhân chỉ đưa nước này đến rủi ro thì không có gì hiệu quả hơn là cho ông Kim Jong-un đối mặt với rủi ro và rủi ro này chỉ có thể đến từ nước láng giềng Trung Quốc.”
Điều này rất khó xảy ra khi Trung Quốc xem Triều Tiên là một vùng đệm cần thiết giữa biên giới mình và Hàn Quốc – nơi có gần 30.000 lính Mỹ đóng quân.
“Trung Quốc không muốn đưa Triều Tiên vào tình trạng mất ổn định, điều đó sẽ làm lợi cho Mỹ. Ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc là duy trì ổn định cho biên giới mình. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc không muốn đặt sự sống còn của Triều Tiên vào thế rủi ro” – theo nhà phân tích Snyder.
Dù có phần mệt mỏi và mất kiên nhẫn vì thái độ thách thức hết lần này đến lần khác của Triều Tiên nhưng điều làm Trung Quốc lo sợ hơn là phải đón dòng người tị nạn từ Triều Tiên đổ qua một khi nước này bất ổn hoặc thống nhất với Hàn Quốc. Chưa kể sự đe dọa từ hơn 30.000 lính Mỹ đóng quân ở Hàn Quốc.
Người dân Bình Nhưỡng (Triều Tiên) xem truyền hình nhà nước thông báo về vụ thử hạt nhân lần 5 ngày 9-9. Ảnh: AP
Theo chuyên gia Bonnie Glaser tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ), một phần vấn đề là vì Trung Quốc không kiểm soát hết mọi thứ xảy ra ở nước mình. Tham nhũng lan tràn, quan chức cấp trung và cấp địa phương dung túng để hưởng lợi từ các hoạt động tài chính trái phép.
Mặt khác, theo chuyên gia Bonnie Glaser, với Trung Quốc, chương trình hạt nhân Triều Tiên không phải là quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên Trung Quốc sẽ phản ứng nhanh chóng nếu Mỹ làm cho Trung Quốc nghĩ rằng Mỹ sẽ dùng vũ lực hoặc có chiến lược lật đổ lãnh đạo Triều Tiên. Hay nói cách khác, cái đe dọa Trung Quốc không phải là bản thân chương trình hạt nhân của Triều Tiên mà là phản ứng xung quanh với nó, đặc biệt phản ứng từ phía Mỹ.
Giáo sư Zhang Liangui tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng, về mặt nào đó, có thể xem Triều Tiên sử dụng kế hoạch hạt nhân của mình để điều khiển quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và Hàn Quốc.
Phải chuyển cách tiếp cận mới – gắn kết
Trừng phạt không hiệu quả vì Trung Quốc không hợp tác, một số nhà phân tích cho rằng cần thiết phải có cách mới tiếp cận chương trình hạt nhân Triều Tiên – đó là gắn kết.
“Chúng ta cần hợp tác tìm giải pháp” – AFP dẫn lời bà Jenny Town.
Theo chuyên gia Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ), gắn kết ngoại giao với Triều Tiên để tiến tới một hiệp ước hòa bình liên Triều và quyết định sau đó của Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy hỗ trợ kinh tế và sự công nhận ngoại giao của Mỹ có thể là một lựa chọn.
Chuyên gia John Carlson tại Viện Chính sách đối ngoại Lowy (Úc) cũng đồng ý suy nghĩ này. Theo ông, “Cách duy nhất thay đổi thái độ của Triều Tiên là gắn kết với Triều Tiên rồi tìm ra những điểm có thể thuyết phục Triều Tiên từ bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa.”
Tuy nhiên viễn cảnh “gắn kết” có vẻ xa vời, mờ mịt. Tổng thống Mỹ Barack Obama thì đang quá bận rộn với tình hình Trung Đông, đặc biệt Syria. Trong khi đó Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye lại có quan điểm cứng rắn với Triều Tiên.
THIÊN ÂN
Theo PLO
Đường hầm Gotthard - Cầu nối gắn kết toàn châu Âu
Đường hầm Gotthard được kỳ vọng sẽ tạo nên một cuộc cách mạng giao thông tại châu Âu và trở thành cầu nối gắn kết người dân châu Âu gần nhau hơn.
Đường hầm sắt dài nhất và sâu nhất thế giới Gotthard đã chính thức được khánh thành ngày 1/6 tại Thụy Sĩ, sau gần 2 thập kỷ xây dựng. Báo chí thế giới đã dành nhiều bài viết bình luận về sự kiện lịch sử này.
Theo tờ Người bảo vệ của Anh, tuyến đường hầm xe lửa Gotthard của Thụy Sĩ dài 57 km nằm ở độ sâu 2,3 km bên dưới dãy núi Alps, nối liền Bắc Âu và Nam Âu, với tổng kinh phí xây dựng 11 tỷ Euro và 17 năm hoàn thành.
Vượt qua kỷ lục là một tuyến đường hầm dài nhất và đắt nhất thế giới, tại thời điểm mà các phong trào chủ nghĩa dân tộc và đóng cửa biên giới gia tăng, các nhà lãnh đạo châu Âu hy vọng, đường hầm Gotthard còn trở thành công trình nhắc nhở người ta rằng, châu Âu sẽ tiếp tục phá bỏ mọi rào cản để có thể xích lại gần nhau hơn.
Cùng chung nhận định, hãng tin CNN cho rằng, không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Đức Angela Markel, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Italia Matteo Renzi đã thu xếp công việc để cùng Tổng thống Thụy Sĩ Johann Schneider-Ammann đi trên chuyến tàu đầu tiên trong dịp khánh thành đường hầm xe lửa xuyên núi hôm qua (1/6).
*
Theo_VTV
Mỹ sẽ chặn đứng ý định lập ADIZ của Trung Quốc trên Biển Đông Lầu Năm Góc đang cố gắng ngăn chặn Trung Quốc thiết lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, một hành động sẽ gây mất ổn định nghiêm trọng trong khu vực. Theo tờ Asia Times, có thể trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ sớm áp đặt ADIZ lên Biển Đông, một động thái leo thang căng thẳng mới...