Tại sao Trung Quốc bỏ 7 đại quân khu để lập 5 chiến khu?
Tháng 6.1985 Trung Quốc lập 7 đại quân khu, 31 năm sau lại giải thể các quân khu để thành lập 5 chiến khu là Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung. Vậy sự khác nhau giữa đại quân khu và chiến khu là gì? Vì sao lại đổi quân khu ra chiến khu?
Trước hết nói về quân khu. Đây chủ yếu là việc tác chiến liên hợp các quân binh chủng, thực thi bảo đảm hậu cần và các nhiệm vụ quốc phòng trong một khu vực. Thêm nữa những năm qua địa vị của lục quân so với hải quân và không quân bị lơ là hơn rất nhiều cho nên việc xây dựng quân khu có “màu sắc lục quân”, ngay cả các tư lệnh đại quân khu đều là do tướng lĩnh lục quân đảm nhiệm. Nhưng trong chiến khu thì khác, nó không trực tiếp lãnh đạo quản lý bộ đội mà thành lập các cơ quan quân chủng tương ứng để thống nhất chức năng.
Phù hiệu các quân khu trước đây của Trung Quốc.
Ngoài ra, điều quan trọng nhất là làm nhạt bớt màu sắc “lục quân” và tăng thêm yếu tố hải lục không và tên lửa chiến lược liên hợp tác chiến. Điều này có thể thấy rõ trong phù hiệu đeo ở tay của binh sỹ. Trước đây các phù hiệu quân khu đều có hình hai khẩu súng đan chéo còn phù hiệu chiến khu thì hòa hợp các nguyên tố như súng, cánh chim, tên lửa. Từ điểm này có thể thấy quân khu và chiến khu có bản chất khác nhau.
Video đang HOT
Phù hiệu chiến khu mới.
Về lý do tại sao cải quân khu thành chiến khu thì là vì những năm gần đây sách lược quốc phòng thay đổi. Trong quá khứ, chúng ta lấy phòng ngự nội địa là chủ yếu cho nên vai trò của lục quân rất lớn. Nhưng hiện tại không như vậy, theo sự trỗi dậy mỗi ngày của Trung Quốc, người khác muốn xâm lược nội địa nước ta không còn khả năng nhưng áp lực từ hải ngoại lại chỉ tăng không giảm. Điều này cũng buộc chúng ta thay đổi sách lược quốc phòng, từ phòng ngự nội địa chuyển sang phòng ngự biển gần.
Theo Danviet
Tiêm kích Su-27 bị rơi là chiếc mới được Ukraine nâng cấp
Chiếc tiêm kích hạng nặng Su-27 mang số hiệu 70 "xanh" của Không quân Ukraine vừa gặp nạn khi tập trận được xác định là phiên bản Su-27UB1M rất hiện đại.
Hôm 17/10, trong khi đang thực hành bài huấn luyện không chiến cự ly gần cùng tiêm kích F-15C Eagle của Mỹ thì một chiến đấu cơ Su-27 phiên bản hai chỗ ngồi của Không quân Ukraine đã bị mất điều khiển rồi đâm xuống đất khiến 2 phi công thiệt mạng.
Chiếc tiêm kích Su-27 của Ukraine được xác định là phiên bản Su-27UB1M do quốc gia Đông Âu này nâng cấp từ biến thể Su-27UB sản xuất dưới thời Liên Xô nhằm giúp nó đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của chiến tranh hiện đại.
Lịch sử hoạt động của chiếc Su-27UB này bắt đầu từ năm 1991 trong đội hình Trung đoàn không quân tiêm kích số 100 của Liên Xô đóng ở sân bay Saki, Crimea. Sang năm 1992, nó được điều động về Trung đoàn không quân tiêm kích 831 của Ukraine ở Mirgorod.
Máy bay bị rút khỏi biên chế năm 2009 và đưa vào diện bảo quản, sau đó đến năm 2014 nó đã được gọi tái ngũ và trải qua gói nâng cấp giữa vòng đời với tiêu chuẩn Su-27UB1M do chính Ukraine giới thiệu, nó chính thức hoạt động trở lại vào năm 2015.
Tiêm kích Su-27UB1M số hiệu 70 "xanh" của Không quân Ukraine
Nâng cấp đầu tiên được Ukraine thực hiện với chiếc Su-27UB trong quá trình hiện đại hóa chính là gia cường lại khung vỏ, đưa nó về trạng thái "Zero hour", tức là tương đương vừa rời khỏi dây chuyền sản xuất.
Máy bay đã tiến hành thay thế các thiết bị điện tử hàng không công nghệ analogue lạc hậu bằng khí tài kỹ thuật số tiên tiến, trang bị radar thế hệ mới có tầm trinh sát vượt trội so với loại N001 cơ bản và còn dẫn bắn được cho vũ khí tấn công mặt đất có độ chính xác cao.
Ngoài ra máy bay còn được lắp đặt hệ thống cảnh báo bị radar chiếu xạ SPS-200 thay cho tổ hợp cảnh báo sớm Avtomatika SPO-150 vốn là trang bị tiêu chuẩn trên các máy bay chiến đấu của Không quân Liên Xô trước kia.
Hệ thống cảnh báo sớm SPS-2000 được thiết kế để có thể hoạt động trên nhiều dải tần số và có độ nhạy cao. Bên cạnh đó, nó còn phù hợp với các hệ thống quản lý hàng không theo tiêu chuẩn châu Âu và NATO.
Thiệt hại chiếc tiêm kích mạnh nhất của mình là một đòn giáng mạnh vào tham vọng của Không quân Ukraine
Theo đánh giá từ các chuyên gia quân sự, Su-27UB1M do Ukraine giới thiệu có các tính năng kỹ chiến thuật tương đương với biến thể Su-27UBM của Nga hay Su-27UBM1 do Belarus tiến hành.
Trong biên chế Không quân Ukraine hiện nay, Su-27UB1M là chiếc tiêm kích đa nhiệm tốt nhất và mạnh nhất của họ, thời hạn sử dụng của nó ước tính phải tới năm 2034, cho nên đây là một thiệt hại vô cùng đau đớn đối với Không quân Ukraine.
Chí Linh
Theo baodatviet
Ukraine xác nhận quân nhân Mỹ tử vong trong vụ tai nạn Su-27 Ngày 17/10, lực lượng Không quân Ukraine xác nhận, thành viên thứ hai của phi hành đoàn điều khiển chiếc máy bay Su-27UB bị rơi ở vùng Vinnitsa là binh sĩ phục vụ trong lực lượng Không quân Vệ binh Quốc gia Mỹ. Máy bay Su-27 của không quân Ukraine. Ảnh: AFP "Thành viên thứ hai của phi hành đoàn là một người...