Tại sao trẻ nói dối?
Trẻ em và thanh thiếu niên ở mọi lứa tuổi nói dối về nhiều thứ khác nhau, từ ai là người ăn chiếc bánh quy cuối cùng đến nơi mà chúng đang tụ tập cùng bạn bè.
Khi lớn lên, trẻ trở nên giỏi hơn trong việc tìm ra loại nói dối mà mọi người có thể tin, và có thể giữ lời nói dối lâu hơn
Trẻ em thường bắt đầu nói dối vào những năm mẫu giáo, từ 2-4 tuổi. Những nỗ lực nói dối có chủ đích này có thể khiến các bậc phụ huynh lo sợ rằng con mình sẽ trở thành một kẻ hư hỏng trong tập thể nhỏ của trẻ. Nhưng từ một góc độ phát triển, việc nói dối ở trẻ nhỏ hiếm khi đáng lo ngại.
Trong thực tế, nói dối thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy đứa trẻ đã phát triển “ giả thuyết trí óc”, đó là nhận thức được rằng những người khác có thể có những mong muốn, cảm xúc và niềm tin khác nhau với bản thân.
Khi một đứa trẻ nói dối rằng “bố nói con có thể ăn kem”, trẻ đang sử dụng nhận thức này về tâm trí người khác để “gieo” một hiểu biết sai lầm.
Tuy nói dối là điều không ai mong muốn, song khả năng nhận biết người khác đang nghĩ gì và cảm thấy thế nào là một kỹ năng xã hội quan trọng.
Nó liên quan đến sự thông cảm, hợp tác và chăm sóc cho người khác khi họ cảm thấy khó chịu.
Nói dối thay đổi theo độ tuổi như thế nào?
Những lời nói dối đầu tiên của trẻ nhỏ thường hài hước hơn là hiệu quả. Hãy tưởng tượng những đứa trẻ tuyên bố mình không ăn bất kỳ chiếc bánh nào trong khi miệng vẫn còn đầy bánh, hoặc đổ lỗi cho con chó trong nhà đã vẽ lên tường.
Trẻ nhỏ có thể biết rằng chúng có thể đánh lừa người khác, nhưng chúng chưa có sự tinh tế để làm tốt điều đó.
Trước khi 8 tuổi, trẻ em thường vô tình để lộ mình khi nói dối.
Trong một nghiên cứu, trẻ em trong độ tuổi từ 3-7 được yêu cầu không nhìn trộm một món đồ chơi bí mật (Barney) đặt phía sau trẻ. Gần như tất cả đã nhìn và gần như tất cả sau đó đều nói dối về điều này (tăng theo tuổi).
Nhưng giữa các nhóm, trẻ cũng gặp khó khăn trong việc duy trì lời nói dối.
Những “kẻ” nói dối trong độ tuổi từ 3-5 đều rất giỏi trong việc giữ vẻ mặt “ngây thơ vô số tội” nhưng thường để lộ bản thân bằng cách mô tả món đồ chơi Barney bằng tên.
Những “kẻ” nói dối tuổi từ 6/7 có thành công không giống nhau, với một nửa giả vờ không biết gì và một nửa vô tình nói tên của món đồ chơi.
Khi trẻ lớn lên và khả năng quan sát của chúng phát triển, chúng càng tăng khả năng nhận biết được lời nói dối nào sẽ dễ tin đối với những người khác.
Trẻ cũng trở nên giỏi hơn trong việc duy trì lời nói dối theo thời gian. Sự phát triển về mặt đạo đức cũng góp phần.
Trẻ nhỏ dễ nói dối vì lợi ích cá nhân, trong khi trẻ lớn tăng dự đoán cảm giác tồi tệ về bản thân nếu nói dối.
Trẻ lớn hơn và thiếu niên cũng dễ hình dung ra sự khác biệt giữa các loại nói dối khác nhau.
Với chúng, những lời nói dối “vô hại” được xem là phù hợp hơn những lời nói dối có hại hoặc chống đối xã hội.
Tuy có rất ít các nghiên cứu ước tính về tần suất nói dối ở trẻ em và thanh thiếu niên, song thanh thiếu niên đặc biệt hay nói dối cha mẹ và thầy cô giáo về những thứ mà trẻ coi là việc riêng của chúng.
Một nghiên cứu thấy 82% thanh thiếu niên Mỹ nói dối với cha mẹ về tiền bạc, rượu, ma túy, bạn bè, hẹn hò, tiệc tùng, hoặc quan hệ tình dục trong năm qua.
Video đang HOT
Trẻ dễ nói dối về bạn bè (67%) và sử dụng rượu/ma túy (65%). Đáng ngạc nhiên là trẻ ít nói dối về tình dục (32%).
Khi đọc các kịch bản ngắn mà trong nhân vật chính nói dối cha mẹ, thanh thiếu niên cũng dễ xem việc nói dối là chấp nhận được nếu nó giúp cho ai đó hoặc giữ bí mật cá nhân, nhưng không chấp nhận được nếu nó gây hại hoặc làm đau ai đó.
Nói dối có đáng lo?
Mặc dù phổ biến, song nói dối ở trẻ em hiếm khi đáng lo ngại.
Điều quan trọng cần nhớ là nhiều người lớn cũng nói dối – đôi khi vì mục đích tốt, như trong trường hợp những lời nói dối “không ác ý” để bảo vệ cảm giác của ai đó, và đôi khi về bệnh tật.
Trong khi các ước tính khác nhau, một nghiên cứu cho thấy khoảng 40% người lớn ở Mỹ cho biết đã nói dối trong 24 giờ qua.
Trong một số trường hợp, việc nói dối “mạn tính” có thể đáng lo nếu chúng xảy ra cùng với một nhóm các hành vi không đúng đắn khác
Ví dụ, lừa đảo thông qua nói dối thường biểu hiện trong rối loạn ứng xử và rối loạn thách thức chống đối (ODD).
Những người trẻ bị rối loạn ứng xử hoặc ODD gây ra những cản trở đáng kể ở nhà hoặc ở trường do sự hung hăng dai dẳng và gây hại cho người khác hoặc tài sản.
Nhưng để đáp ứng chẩn đoán, nói dối sẽ phải xảy ra vùng với một nhóm các triệu chứng khác như từ chối tuân thủ người có quyền hạn, liên tục vi phạm các quy tắc và không chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Một nguyên nhân khác khiến cha mẹ lo lắng là liệu việc nói dối có nhằm để che giấu các vấn đề khác về sức khỏe do sợ hãi hoặc xấu hổ.
Ví dụ, trẻ em hoặc trẻ vị thành niên bị lo âu nặng có thể nói dối “mạn tính” để tránh phải đối mặt với những tình huống khiến chúng sợ hãi (ví dụ, trường học, tiệc tùng, mầm bệnh).
Trẻ cũng có thể nói dối để tránh sự kỳ thị về các rối loạn sức khỏe tâm thần.
Trong những trường hợp này, tư vấn bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần (như chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần) sẽ giúp làm rõ liệu nói dối có phải là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tâm thần hay không.
Nói dối ở trẻ em là sự phát triển bình thường
Nói dôi là bình thường về mặt phát triển và một dấu hiệu quan trọng của các kỹ năng nhận thức khác cũng đang phát triển.
Nếu nói dối dai dẳng và làm suy yếu khả năng thực hiện hiệu quả các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc bác sĩ.
Nhưng trong các tình huống khác, hãy nhớ rằng nói dối chỉ là một con đường để trẻ học cách định hướng trong xã hội.
Các cuộc thảo luận cởi mở và ấm áp về việc nói sự thật cuối cùng sẽ giúp giảm bớt việc trẻ nói dối khi lớn lên.
Tại sao một số trẻ học nói dối nhanh hơn?
Tốc độ học cách nói dối của trẻ có liên quan đến một số kỹ năng nhận thức nhất định.
Một trong những kỹ năng này – điều mà các nhà tâm lý học gọi là “giả thuyết trí óc” – là khả năng hiểu rằng những người khác không nhất thiết phải biết những gì mà chúng biết.
Kỹ năng này là cần thiết bởi vì khi trẻ nói dối, chúng cố tình truyền đạt thông tin khác với những gì mà bản thân chúng tin.
Một trong những kỹ năng khác, kiểm soát nhận thức, cho phép mọi người ngăn mình không xan rời sự thật khi cố gắng nói dối.
Những đứa trẻ đã tìm ra cách nói dối nhanh nhất đạt trình độ cao nhất về cả hai kỹ năng này.
Cha mẹ và thầy cô giáo có thể khuyến khích trẻ nói thật
Tuy nói dối là bình thường về mặt phát triển, cha mẹ và thầy cô giáo có thể giúp trẻ nói thật theo 3 cách.
Trước tiên, tránh các hình phạt nặng nề hoặc quá mức.
Trong nghiên cứu so sánh một trường học Tây Phi sử dụng các hình phạt bạo lực (chẳng hạn như đánh bằng gậy, tát và véo) và một trường học sử dụng các biện pháp trừng phạt không bạo lực (như ở lại trường sau giờ học hoặc phê bình), học sinh tại trường có hình phạt bạo lực dễ trở thành những kẻ nói dối “lành nghề” hơn.
Con của các gia đình nhấn mạnh vào việc tuân theo các quy tắc và không đối thoại cởi mở cũng hay nói dối hơn.
Thứ hai, thảo luận về các kịch bản cảm xúc và đạo đức với trẻ.
Việc “huấn luyện cảm xúc” này giúp trẻ hiểu khi nào lời nói dối là có hại nhất, nói dối ảnh hưởng đến người khác như thế nào và trẻ có thể cảm thấy như thế nào về bản thân khi nói dối.
Trẻ sẽ ngày càng tự hào vì đã nói thật, và cha mẹ có thể nhấn mạnh những khía cạnh tích cực này của việc nói thật.
Thứ ba, đảm bảo lời nói dối thực sự là nói dối.
Trẻ nhỏ rất dễ trộn lẫn giữa cuộc sống thực tế và tưởng tượng, trong khi trẻ lớn và người lớn thường nhớ các lý lẽ khác nhau.
Nếu trẻ em kể về lạm dụng thể chất hoặc tình dục, những cáo buộc này phải luôn được điều tra.
Bằng cách phân biệt liệu ý định lừa dối là có chủ ý hay không, cha mẹ và thấy cô giáo có thể có cách đối phó hiệu quả.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Chống sốc nhiệt khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, hãy trang bị ngay những giải pháp này
Sốc nhiệt là hiện tượng thường xuyên phải đối mặt vào mùa hè nhưng rất có thể bạn chưa biết cách phòng tránh, gây tổn hại sức khỏe.
Mấy ngày gần đây, nắng nóng đỉnh điểm kéo dài khiến tình trạng sức khỏe của chúng ta ít nhiều bị ảnh hưởng. Trong đó, sốc nhiệt là tình trạng vô cùng đáng sợ, có thể gặp ở mọi độ tuổi khi trời nắng nóng đỉnh điểm như hiện nay.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, đối tượng dễ bị sốc nhiệt nhất chính là trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, hiếu động, hay chạy nhảy... nên nguy cơ mất nước do toát mồ hôi, mất muối là rất lớn.
Mấy ngày gần đây, nắng nóng đỉnh điểm kéo dài khiến tình trạng sức khỏe của chúng ta ít nhiều bị ảnh hưởng.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, sốc nhiệt hay còn gọi là say nắng, say nóng là hình thái nghiêm trọng nhất của tổn thương do nhiệt. Khi bị sốc nhiệt, bệnh nhân có thể bị tổn thương não và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Các triệu chứng ban đầu của sốc nhiệt thường là rối loạn nhẹ liên quan đến nhiệt như chuột rút, ngất xỉu và kiệt sức vì nóng. Ngoài ra, sốc nhiệt còn có các triệu chứng khác, bao gồm buồn nôn, co giật, lú lẫn, mất định hướng, đôi khi mất ý thức hoặc hôn mê.
Điều đáng nói, sốc nhiệt là hiện tượng không có dấu hiệu cảnh báo trước. Do đó, quan trọng nhất là bạn cần biết cách phòng tránh sốc nhiệt để tránh những biến chứng đáng sợ như đột quỵ, thậm chí là tử vong. Một vài gợi ý để phòng chống sốc nhiệt của chuyên gia dưới đây sẽ giúp bạn:
Tránh những nơi có nhiệt độ quá cao
Nếu có thể, bạn nên tránh đi đến những nơi có nhiệt độ quá cao. Vào những ngày nắng nóng trên 40 độ C không nên ra ngoài trời trong khoảng thòi gian từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều. Nên xem dự báo thời tiết trước khi lên kế hoạch cho các hoạt động ngoài trời, đặc biệt là trong mùa hè. Nếu bạn phải đi ra ngoài trong những thời điểm nắng nóng, đừng quên mang theo một chiếc mũ hoặc một chiếc ô.
Nếu có thể, bạn nên tránh đi đến những nơi có nhiệt độ quá cao.
Nếu phải đi lại hay làm việc ngoài trời nắng không nên làm việc quá 2 giờ liên tục dưới nhiệt độ cao, cần nghỉ ngơi bù nước giữa giờ làm. Không cho trẻ em hay người già, người mắc các bệnh mạn tính tắm biển dưới trời nắng nóng quá 1 tiếng.
Uống nhiều nước hơn
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, bình thường, bạn cần uống 2,5 lít nước mỗi ngày. Nhưng nếu bạn phải di chuyển nhiều trên đường hay làm việc ngoài trời thì cần bổ sung thêm nhiều nước hơn. Tốt nhất là uống các loại nước có tác dụng thanh nhiệt, giải nóng như nước chè xanh, trà đá, nước hoa quả, ăn hoa quả mọng nước như bưởi, cam, chanh, dưa hấu...
Tăng cường thực phẩm giàu selen
BS Dũng cũng cho rằng, ngoài việc ăn nhiều hoa quả giàu vitamin A, C, E, bạn cần tăng cường ăn nhiều thực phẩm chứa selen. Đây là vi lượng rất cần cho cơ thể lúc nắng nóng, có nhiều trong thịt, tôm cua, sò, ốc, rau xanh, thực phẩm giàu protein.
Ngoài việc ăn nhiều hoa quả giàu vitamin A, C, E, bạn cần tăng cường ăn nhiều thực phẩm chứa selen.
Uống nhiều nước đậu đen, nước chanh pha chút muối
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), nước đậu đen trong Đông y, hạt đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt... Đậu đen cũng được sử dụng điều trị các bệnh lú về phong nhiệt rất tốt, ngoài ra đậu đen còn có thể kết hợp với một số vị thuốc Đông y khác để điều trị bệnh... Do đó, ninh nước đậu đen uống hàng ngày sẽ giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng cực điểm này rất hiệu quả.
Bên cạnh đó, chuyên gia cũng mách mọi người nên uống nước lọc mát có pha thêm một chút chanh và muối. Bạn chỉ cần lấy một bình nước, pha thêm chút muối nhàn nhạt, rồi vắt thêm nửa quả chanh và thả cả vỏ nửa quả chanh vào chai nước. Đi đường thỉnh thoảng không khát cũng nhấp uống một ngụm, có tác dụng giải nhiệt, tiếp khoáng cho cơ thể rất tốt.
Ninh nước đậu đen uống hàng ngày sẽ giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng cực điểm này rất hiệu quả.
Bổ sung đồ uống thể thao giàu chất điện giải
Đối với người chuyên tập luyện hoặc làm việc nhiều ngoài trời nắng nóng có thể dùng nước thoa tay chân, rửa mặt, gáy sau 1-2 giờ mỗi lần để làm mát cơ thể, giảm sốc nhiệt. Khuyến khích bổ sung đồ uống thể thao giàu chất điện giải trong các đợt nóng. Để giảm bớt tiền mua các loại nước uống dành riêng cho người chơi thể thao, mỗi buổi tập nên dừng nghỉ vài lần để uống nước giải nhiệt như nước chè xanh.
Không mặc đồ bó sát
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn (giảng viên khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên), với tiết trời nắng nóng như hiện nay, nếu phải di chuyển trên đường cần mặc các loại quần áo che chắn kín nhưng có chất vải mát, có tác dụng thoát nhiệt như vải cotton, vải lanh...
Tránh mặc những loại đồ bó sát, vì sẽ làm da nghẹt thở, đổ mồ hôi nhiều và nhớp nháp, dẫn đến mất nước, khó chịu.
Nên mặc đồ rộng rãi, thoải mái cơ thể. Tránh mặc những loại đồ bó sát, vì sẽ làm da nghẹt thở, đổ mồ hôi nhiều và nhớp nháp, dẫn đến mất nước, khó chịu. Cần dùng đồ rộng, nhẹ và sáng màu. Tránh các màu rực rỡ, đen, thẫm màu vì sẽ gây hấp nhiệt và nóng hơn.
Ngoài ra, giới chuyên gia nhận định khi bị sốc nhiệt, bạn cần nhanh chóng làm những bước sơ cứu khi bị sốc nhiệt để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Theo Helino
6 lưu ý khi pha sữa công thức cho trẻ - cảnh báo từ WHO Để trẻ sử dụng sữa công thức đạt hiệu quả thì cách pha của người lớn phải đúng cách. Cùng xem bài viết dưới đây xem bạn đã pha sữa cho con đúng cách chưa nhé? 1/ Cách pha sữa cho bé: Không pha sữa quá đặc Không ít mẹ khi pha sữa cho con thường bỏ quá giới hạn lượng sữa công...