Tại sao trẻ dễ bị cách bệnh về mũi?
Đã qua tết gần 2 tháng mà những cơn mưa phùn vẫn triền miên, ngồi trong văn phòng làm việc mà chi Lan cư lo lăng không yên, không biết ở nhà bé Na còn ho nhiều không, chị giúp việc có nhớ rưa mui cho be không.
Đứa con gái 3 tuổi bị ốm đã gân 3 ngày nay, sổ mũi xì ra nước trong, buổi sáng sớm thường hắt hơi, ban đêm lại ngạt khiến bé khó ngủ và quấy khóc. Chị đã cho bé uống thuốc mấy hôm nay mà chưa khỏi làm chị rất lo lắng, không tài nào tập trung làm việc được. Đó là tâm sự của chị Lan – nhân viên kế toán tại Hà Nội.
Gia đình anh Luân, chị Giang sống tại Binh Dương cũng có con trai nhỏ 5 tuổi, nhân dịp đầu năm ít công việc anh chị cho con ra Băc chơi và thăm họ hàng. Bình thường bé rất kháu, ngoan và ham chơi nhưng mới ra được một ngày cu cậu đã bị sốt, nói như có đờm ở mũi, tiếp theo là có những tràng hắt hơi và sau thì chảy nước mũi. Cho con đi khám mới biết là bé bị viêm đường hô hấp trên, anh chị rất bất ngờ vì trước giờ chỉ đề phòng những khi trời trở lạnh hay mưa rét kéo dài.
Đó có lẽ cũng là nỗi lo của rất nhiều ông bố, bà mẹ khác khi nó ảnh hưởng tới sức khỏe, làm trẻ mệt mỏi, biếng ăn, chậm lớn. Vậy tại sao trẻ dễ bị các bệnh về mũi. Nội dung dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn tổng quát hơn về các mối nguy hại dẫn đến chứng bệnh này, trong khuôn khổ bài viết chúng tôi tập trung vào nhóm trẻ dưới 6 tuổi.
Sức đề kháng yếu
Cơ thể trẻ đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, chưa có sự va chạm nhiều với môi trường xung quanh. Dưới 4 tuổi khoang hầu tương đối ngắn và nhỏ, lỗ mũi và ống mũi hẹp, niêm mạc mũi còn mỏng, mịn, lớp ngoài của niêm mạc gồm các biểu mô hình trụ giàu mạch máu và bạch huyết. Chức năng loại thải vi khuẩn, virus, bụi cũng yếu do khả năng sát trùng của niêm dịch còn kém.
Khi bị nhiễm khuẩn ở mũi họng dễ gây xuất tiết, tắc mũi, phù nề ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của trẻ làm trẻ khó thở.Nếu trong gia đình có người bị cúm, virut này từ người bị bệnh phát tán vào không khí, qua đường hô hấp tấn công bé. Cha mẹ cũng cần đề phòng với những môi trường công cộng như nhà trẻ, bé có thể lây bệnh từ bạn và ngược lại, khi bị ốm bé sẽ truyền bệnh cho các bạn khác.
Cơ địa nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết
Video đang HOT
Nóng sang lạnh, lạnh sang nóng là những thời điểm có số trẻ bị viêm đường hô hấp trên cao nhất. Chuyển mùa không chỉ là sự thay đổi nhiệt độ đột ngột mà còn là dịp các vi khuẩn có điều kiện sinh sôi, các dịch bệnh bùng phát.
Cơ thể trẻ đang học dần với việc sinh ra các kháng thể tiêu diệt mầm bệnh, trong thời gian đó cha mẹ có vai trò thay thế lá chắn này, cần đặc biệt chú ý những thay đổi bất thường ở trẻ.
Chưa có ý thức tự vệ sinh
Từ 6 thang đên 15 tháng là giai đoạn trẻ tập bò và tập đi. Khi cảm thấy có đủ sức tự giúp bản thân mình, trẻ bắt đầu tự khám phá phần còn lại của ngội nhà. Trẻ có xu hướng thích với tay vào tất cả mọi thứ xung quanh, phản xạ tự nhiên của trẻ là cho vào miệng ngậm.
Trên 15 tháng đến 6 tuổi trẻ đã có thể đi và chạy thành thạo. Cac be thường không ngồi yên một chỗ, chạy nhảy liên tục và thích chơi cùng bạn. Những việc có vẻ như giống người lớn làm như tháo lắp, chơi đồ hàng là những trò vô cùng hấp dẫn bé. Trong trường hợp này “tay” vẫn là bộ phận chủ yếu giúp các be tiếp xúc và tác động vào thế giới xung quanh và thường có những hành động như chùi tay vào quần áo, quẹt ngang mũi, miệng, đó chính là con đường đưa vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể.
Thường bị viêm đường hô hấp
Xoang, mũi và họng là một hệ thống liền kề nhau. Do có mối quan hệ mật thiết nên sự tổn thương ở một bộ phận sẽ kéo theo sự tác động ở các cơ quan còn lại. Viêm mũi mãn tính sẽ dẫn tới viêm xoang, khi bị viêm xoang tiết ra các dịch nhầy chảy xuống họng. Ngược lại viêm họng với các biểu hiện ho, sốt, sổ mũi nghẹt mũi gây viêm mũi.
Đây không phải là những bệnh nguy hiểm nhưng lại dễ phát tán và thường có tính chu kỳ và thường gặp ở trẻ em. Như vậy việc phòng bệnh về mũi họng không nên tách biệt mà cần được đặt trong một mối quan tâm chung.
Phòng bệnh vẫn là phương án được ưu tiên số một. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ bị bệnh, cha mẹ cần theo dõi, phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đối với trẻ dưới 3 tháng không nên sử dụng thuốc. Trẻ từ 3 tháng tới 6 tuổi việc sử dụng thuốc cần có sự tư vấn của các bác sĩ, dược sĩ và chuyên gia và cần đặc biệt quan tâm tới chất lượng thuốc.
Theo VNE
Tại sao nên ăn cà rốt hàng ngày?
Bạn biết rằng cà rốt là một loại rau rất hữu ích bởi chúng cung cấp nhiều vitamin A tốt cho mắt. Nhưng ngoài ra chúng còn đem đến cho chúng ta những lợi ích gì nữa? Hãy cùng khám phá những ích lợi của cà rốt nhé.
1. Đặc tính kháng viêm
Lý do đầu tiên nên ăn cà rốt là vì khả năng chống viêm của nó. Nó có thể làm giảm các cơn đau nhức của cơ thể, đau đầu, đau dạ dày và các vấn đề khác liên quan đến viêm nhiễm. Bạn có thể ăn sống hoặc luộc chín như các loại rau thông thường khác.
2. Giúp chống ung thư
Một lợi ích vô cùng quan trọng của cà rốt là giúp chống ung thư. Cà rốt rất giàu vitamin C và vitamin A ở dạng beta-carotene, một chất kích thích sản xuất tế bào bạch cầu và do đó giúp cơ thể chống lại tế bào ung thư.
3. Cải thiện tiêu hóa
Cà rốt là một trong những nguồn cung cấp chất xơ tốt nhất. Những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) và các bệnh liên quan tới tiêu hóa nên ăn bổ sung cà rốt bởi trong cà rốt có chứa vitamin B và magie giúp hỗ trợ tiêu hóa và việc đại tiện của bạn thuận lợi hơn.
4. Rất giàu chất xơ
Như chúng ta đã biết chất xơ rất quan trọng đối với sức khỏe nhưng hầu hết mọi người thường thích ăn lúa mỳ hay yến mạch hơn. Tại sao bạn lại không bổ sung cà rốt vào khẩu phần ăn của mình khi mà nó chứa rất nhiều chất xơ và chỉ một ít calo? Loại rau cao cấp này sẽ giúp bạn tiêu hóa dễ dàng và cũng không lo nạp quá nhiều calo vào cơ thể.
5. Đặc tính chống lão hóa
Cà rốt là loại rau nổi tiếng với vai trò giữ gìn nét xuân, nó không chỉ chống lão hóa cho cơ thể mà còn rất tốt cho não bộ của bạn. Ăn cà rốt để giữ cho bạn có một sức khỏe tốt và một làn da mịn màng tươi trẻ hơn.
6. Đặc tính chống vi khuẩn
Thêm một đặc tính nữa của cà rốt mà bạn nên biết đó là khả năng chống lại vi khuẩn có hại. Ăn cà rốt hàng ngày giúp chống lại virus và ký sinh trùng trên cơ thể để tránh bệnh tật tốt nhất theo cách mà tự nhiên đã ban tặng cho chúng ta.
7. Chống mụn trứng cá
Một điều tuyệt vời về cà rốt là đem lại một làn da rạng rỡ sáng ngời với sự giúp sức của vitamin A. Ngoài ra, nó còn chống lại mụn trứng cá, viêm nhiễm và những vấn đề khó chịu khác có thể xảy đến với làn da của bạn. Ăn cà rốt là một cách hữu hiệu, tự nhiên và giá rẻ hơn rất nhiều so với bất kỳ phương pháp điều trị nhân tạo nào để cải thiện làn da của bạn.
Theo VNE
Bác sĩ vá nụ cười cho trẻ sứt môi hở hàm ếch Hàng nghìn đứa trẻ có được đôi môi xinh nhờ bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi Đồng 1 - người được xem là ông Bụt của trẻ sứt môi. Lễ sơ kết chương trình "2.000 ca phẫu thuật sứt môi hở vòm" tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 hôm 4/3 không khô khan với những số...