Tại sao TP.HCM chưa lắp hệ thống nước uống tại vòi cho người dân?
Trả lời phản ánh của người dân về việc chưa thấy UBND TP.HCM đề cập đến hạng mục lắp hệ thống nước uống tại vòi, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV ( Sawaco) cho rằng, hạng mục chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện.
Theo Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, hiện nay, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước (QCVN 01:2009/BYT) chỉ phục vụ cho mục đích ăn uống, sinh hoạt, chưa có quy chuẩn kỹ thuật cụ thể đối với nước uống trực tiếp tại vòi. Do đó, việc triển khai nước uống tại vòi yêu cầu tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn nhiều, nhưng chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện.
TP.HCM đang khẩn trương xây dựng đề án cung cấp nước sạch để người dân có thể sử dụng nước ngay tại vòi. Ảnh: T.L
Tính đến tháng 9, tổng công suất cấp nước tại TP.HCM đạt 2,4 triệu m3/ngày với tỷ lệ hộ dân TP được cấp nước sạch là 100%, bảo đảm nhu cầu tiêu dùng nước cho người dân TP trong sản xuất và sinh hoạt.
Tuy nhiên, hệ thống cấp nước TPHCM hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. TP.HCM sử dụng nguồn nước thô từ hệ thống sông Sài Gòn, Đồng Nai nhưng lại ở hạ lưu, cuối nguồn, chịu ảnh hưởng bởi các khu vực phía thượng nguồn và hai bên bờ sông.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, TP.HCM chưa kiểm soát được tình trạng ô nhiễm và gần đây là biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ứng phó chưa tốt đã ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước, trở thành thách thức và nguy cơ đối với việc cung cấp nước.
Để nâng cao chất lượng nước sạch phục vụ cho nhân dân thành phố, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn khẳng định, đơn vị này có kế hoạch triển khai chương trình giám sát nghiêm ngặt, trong đó, lắp đặt hệ thống giám sát online một số chỉ tiêu cơ bản tại các khu vực trọng yếu nhằm cảnh báo kịp thời cho người dân khi chất lượng nước có biến động.
Cung vượt cầu, TP.HCM vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cấp nước sạch. Ảnh: Ngọc Dương
Cụ thể, hiện nay, Tổng Công ty đang triển khai thí điểm giám sát chất lượng nước online tại khu vực An Điền, An Phú, quận 2. Sau thời gian thí điểm, Tổng Công ty sẽ tiến hành nhân rộng mô hình này trên toàn hệ thống cấp nước của TP.HCM.
Bên cạnh đó, đối với các nhà hàng khách sạn (4 sao trở lên), các khu dân cư mới, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn có thể hỗ trợ, tư vấn cho các đơn vị này thiết kế hệ thống cấp nước bên trong tòa nhà để đảm bảo chất lượng nước uống trực tiếp tại vòi cho khách hàng. Ngoài ra, tại các khu vực công cộng hoặc khu vực tập trung đông dân cư, Tổng Công ty sẽ phối hợp với các quận, huyện để lắp đặt một số chỗ uống nước tại vòi cho người dân sử dụng.
Theo danviet.vn
TP.Hồ Chí Minh: Sawaco kiến nghị tăng giá nước sạch
Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) có văn bản gửi Sở Tài chính TP.Hồ Chí Minh xin được điều chỉnh giá bán lẻ nước.
Nhân viên công ty cấp nước thực hiện trám lấp giếng khoan, giảm khai thác nước ngầm. Ảnh: Lê Phan
Trong văn bản này, Sawaco nêu rõ những khó khăn của đơn vị hiện nay như, giá nước từ năm 2013 đến nay vẫn chưa được điều chỉnh. Từ năm 2015, tình hình tài chính của tổng công ty bị ảnh hưởng khi triển khai thực hiện các nghị quyết của HĐND TP về đảm bảo, duy trì 100% tỉ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch và thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội. Để hoàn thành nhiệm vụ trên, Tổng Công ty đã phải sử dụng tất cả các nguồn lực, đồng thời vay vốn thương mại để đầu tư xây dựng phát triển mạng lưới cấp nước, gắn với đồng hồ nước...
Ngoài ra, giá mua sỉ nước từ các nhà máy nước xã hội hóa tăng qua mỗi năm nhưng giá bán lẻ nước không được điều chỉnh cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn về tài chính cho công ty cộng thêm thói quen người dân còn sử dụng nước ngầm dù đã được lắp đặt đồng hồ nước và cấp nước sạch nên có thời điểm lượng nước mua từ các nhà máy xã hội hóa không bán hết. Phía Sawaco phải giảm sản lượng sản xuất từ nhà máy nước của công ty, gây thua lỗ.
Hiện nay, Sawaco phải mua sỉ nước sạch của các nhà máy nước xã hội hóa và chi phí này đều tăng qua các năm, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh nước sạch (chiếm 42%). Giai đoạn 2016-2018, chi phí mua sỉ nước sạch từ các nhà máy nước xã hội hóa tăng bình quân 252 tỉ đồng/năm.
Trước tình hình khó khăn trên, phía Sawaco đề xuất UBND TP.Hồ Chí Minh chấp thuận giá mua sỉ nước phải gắn liền với giá bán lẻ nước. Sawaco cho rằng giá bán lẻ chưa được điều chỉnh nhưng giá mua sỉ vẫn tăng là yếu tố gây khó khăn cho công ty.
Đồng thời, kiến nghị TP chấp thuận cho Sawaco đàm phán lại sản lượng và đơn giá mua sỉ nước sạch với các nhà máy xã hội hóa theo khả năng tiêu thụ, phát huy khả năng của các nhà máy thuộc Sawaco nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhà nước./.
Chi Mai
Theo ĐCSVN
TP.HCM chính thức tăng giá nước sinh hoạt Sawaco đưa ra đơn giá nước sinh hoạt và ngoài sinh hoạt trong ba năm liên tiếp. Theo quyết định của UBND TP.HCM ban hành về giá nước sinh hoạt trên địa bàn TP, lộ trình từ năm 2019 đến 2022, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) chính thức đưa ra đơn giá nước sinh hoạt và ngoài sinh...