Tại sao Tổng thống Syria đến thăm Nga?
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Syria đang phục hồi sau nội chiến và nỗ lực bình thường hóa quan hệ với các quốc gia Arab.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) gặp với Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Syria Bashar Assad tại Moskva. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về quan hệ thương mại và kinh tế giữa hai nước, tình hình ở Trung Đông và những nỗ lực chung để vượt qua các thách thức trong khu vực.
Ivan Bocharov, điều phối viên chương trình tại Hội đồng các vấn đề quốc tế của Nga (RIAC) cho rằng, ngoài các vấn đề khu vực, hai bên có thể đã đề cập đến việc phục hồi sau cuộc nội chiến của Syria. , Ông Bocharov nhắc lại rằng năm ngoái, Syria đã bình thường hóa quan hệ với một số quốc gia Arab và nước này đã được gia hạn tư cách thành viên trong Liên đoàn các quốc gia Arab, với sự hỗ trợ của Nga.
Video đang HOT
Chuyên gia Bocharov lưu ý: “Nga ủng hộ nguyện vọng của Saudi Arabia tham gia vào các định dạng hợp tác đa phương, như BRICS, và hỗ trợ đưa các khoản đầu tư từ các quốc gia Arab giàu có vào Syria”.
Ông Bocharov cũng dự báo rằng các bên có thể đã thảo luận về tình hình xung quanh Dải Gaza và vấn đề người Kurd ở Syria. Ông Bocharov giải thích: điều này là vì Moskva có thể đóng vai trò trong việc giải quyết cuộc xung đột này thông qua đối thoại giữa Chính phủ Syria và lực lượng người Kurd địa phương.
Về phần mình, Ikbal Durre, Phó Giáo sư tại Đại học Ngôn ngữ Nhà nước Moskva, sau khi Damascus nới lỏng lập trường về việc rút quân của Thổ Nhĩ Kỳ, cơ hội đã mở ra cho khả năng nối lại các cuộc đàm phán giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Trước đây, Tổng thống Assad nhấn mạnh rằng việc bắt đầu bất kỳ cuộc đối thoại nào sẽ phụ thuộc vào việc rút quân. Tuy nhiên, hiện tại, Tổng thống Syria đã sẵn sàng thảo luận về khung thời gian cho việc rút quân.
Chuyên gia Durre lưu ý rằng một điểm bế tắc khác đối với các cuộc đàm phán Thổ Nhĩ Kỳ – Syria là vấn đề người Kurd ở Syria, mà Ankara coi là lực lượng thù địch. Thổ Nhĩ Kỳ không muốn người Kurd sống dọc biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ nhận được bất kỳ địa vị chính trị nào.
Điều này đang làm trì hoãn quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Damascus và Ankara. Ông Durre cho rằng Ankara khó có thể rút quân cho đến khi vấn đề người Kurd được giải quyết, nhưng các cuộc đàm phán có thể khởi động một quá trình hòa giải giữa hai nước thông qua sự trung gian từ Moskva.
Anh, Mỹ, Pháp và Đức từ chối bình thường hóa quan hệ với Syria
Bốn quốc gia phương Tây trên tuyên bố sẽ không bình thường hóa quan hệ với Syria cho đến khi tìm được giải pháp chính trị đối với cuộc nội chiến ở nước này.
Khói đen bốc lên sau một cuộc giao tranh tại Raqqa, Syria năm 2017. Ảnh: Reuters
"Chúng tôi không bình thường hóa quan hệ với chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Assad. Chúng tôi cũng không tài trợ cho quá trình tái thiết sau những thiệt hại do xung đột, chúng tôi cũng không dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Vì lợi ích của người dân Syria, chúng tôi sẽ không bình thường hóa cho đến khi đạt được tiến trình đích thực và lâu dài hướng tới một giải pháp chính trị", tuyên bố chung giữa Anh, Mỹ, Pháp và Đức đưa ra nhân kỷ niệm tròn 12 năm xung đột Syria nêu rõ.
Các nước phương Tây này cho biết họ đã ban hành biện pháp miễn trừ trừng phạt khẩn cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cứu trợ nhân đạo tới các khu vực bị ảnh hưởng bởi trận động đất ở Syria hồi tháng 2.
Tuy nhiên, bất chấp động thái kể trên, cách tiếp cận chung đối với chính phủ Syria vẫn không thay đổi.
Bốn quốc gia phương Tây đã lên tiếng kêu gọi về một tiến trình chính trị do Syria dẫn đầu và được Liên hợp quốc hỗ trợ phù hợp với Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Phong trào biểu tình chống chính phủ ở Syria nổ ra ngày 15/3/2011. Các lực lượng biểu tình sau đó đã lan ra tất cả các thành phố lớn, kêu gọi tiến hành cải cách dân chủ cũng như yêu cầu Tổng thống Bashar al-Assad phải từ chức. Những sự kiện đó đã dẫn đến một cuộc đối đầu vũ trang giữa chính phủ và phe đối lập, sau đó trở thành nội chiến với sự tham gia của các quân đội quốc tế.
Đằng sau việc Saudi Arabia bổ nhiệm đại sứ đầu tiên tại Syria sau hơn một thập kỷ Đây động thái mới nhất trong quá trình bình thường hóa giữa Saudi Arabia với Syria. Tổng thống Syria Bashar al-Assad (trái) gặp Thái tử, Thủ tướng Saudi Arabia Mohammad bin Salman Al Saud. Ảnh: SANA Saudi Arabia đã bổ nhiệm một đại sứ mới tại Syria vào ngày 26/5, động thái mới nhất trong việc nối lại quan hệ hữu nghị giữa...