Tại sao thu tiền bản quyền ca khúc ‘Tiến quân ca’?
“Biểu diễn bài ‘ Tiến quân ca’ trong một chương trình biểu diễn thì phải trả tiền bản quyền cho tác giả” – nhạc sĩ Phó Đức Phương cho hay.
Liên quan đến việc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đề xuất thu tiền bản quyền ca khúc Tiến quân ca của cố nhạc sĩ Văn Cao, sáng 20/8, nhạc sĩ Phó Đức Phương, giám đốc VCPMC giải đáp rõ vấn đề này.
Ông Phó Đức Phương cho biết:
“Hiện nay chúng ta đang mặc nhiên nếu hát Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao lúc chào cờ thì thôi, chưa thu tiền, nhưng mà ví dụ bây giờ biểu diễn bàiTiến quân ca trong một chương trình biểu diễn các ca khúc cách mạng, có nhiều ca khúc như Tiếng gọi thanh niên, Lên đàng…trong đó có bài Tiến quân ca thì vẫn phải trả tiền bản quyền cho tác giả.
Còn nếu cử hành bài Quốc ca Tiến quân ca theo theo nghi lễ bình thường thì từ xưa đến nay chưa bao giờ thu tiền. Nghĩa là nếu hát bài Tiến quân catrong nghi thức chào cờ thì không thu tiền. Chỉ thu tiền khi biểu diễn như những bài hát bình thường khác.
Nhac si Văn Cao – tac gia Tiến quân ca. Anh tư liêu
Sử dụng ca khúc Tiến quân ca trong một chương trình biểu diễn thông thường thì phải thu tiền chứ. Không thể có chuyện trong một chương trình biểu diễn, các ca khúc khác thì phải trả phí bản quyền, mà riêng ca khúcTiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao lại bị cắt ra, không phải trả tiền bản quyền được. Khi mà bài hát Tiến quân ca được biểu diễn trên sân khấu như một chương trình bình thường khác thì phải cho tác giả (cố nhạc sĩ Văn Cao – PV) được hưởng tiền bản quyền chứ?
Video đang HOT
Thực ra, ở các nước khác trên thế giới, ví dụ ở Hàn Quốc, cứ sử dụng tác phẩm âm nhạc của tác giả nào là phải trả tiền bản quyền cho tác giả đó. Cho đến khi tác giả tình nguyện hiến tặng ca khúc của mình cho Nhà nước”.
Ông Phó Đức Phương cũng cho biết, trước đây gia đình nhạc sĩ Văn Cao từng đề nghị được hiến tặng ca khúc Tiến quân ca cho Nhà nước. Nhưng phía cơ quan Nhà nước lại không có câu trả lời đáp lại nguyện vọng đó, mà khi sử dụng ca khúc này thì cứ mặc nhiên không trả tiền bản quyền.
“Vậy thì cứ theo nếp cũ, nếu bài hát Tiến quân ca được cử hành trong các nghi lễ thì nhạc sĩ Văn Cao không hưởng tiền bản quyền. Còn nếu trong một chương trình biểu diễn nghệ thuật thì ca khúc này phải được hưởng tiền bản quyền bình đẳng như các ca khúc cách mạng và những bài hát khác.
Thông thường cũng không mấy chương trình lựa chọn ca khúc này để biểu diễn, nhưng nếu có một chương trình nào đó có sử dụng ca khúc này như là một bài hát nghệ thuật trong chương trình biểu diễn thì phải trả tiền bản quyền”, ông Phó Đức Phương khẳng định.
Theo V.V.Tuân/ Tuổi Trẻ
Những bức ảnh ít người biết của nhạc sĩ Văn Cao
20 năm sau ngày mất của tác giả Quốc ca nước Việt Nam, con trai ông là nhạc sĩ Nguyễn Nghiêm Bằng cung cấp cho truyền thông một số hình ảnh ít người biết của cha mình.
Trong ảnh, nhạc sĩ Văn Cao đang sáng tác Trường ca sông Lô (năm 1947) khi ông 24 tuổi. Cố nhạc sĩ cũng được xem là cha đẻ của thể loại trường ca trong nền âm nhạc Việt Nam. Nói về Trường ca sông Lô, nhạc sĩ Phạm Duy đánh giá đây là một tác phẩm vĩ đại.
Bức ảnh nhạc sĩ bên piano được chụp bởi nhiếp ảnh gia Lê Quang Châu. Tác phẩm đoạt giải nhất Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam cuối thập niên 80. Chính tấm hình này sau đó tạo cảm hứng để nhà soạn nhạc đương đại người Mỹ Robert Ashley sáng tác nên bản solo cho piano mang tên Van Cao's Meditation vào năm 1992
Bức ảnh Văn Cao do nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán chụp vào khoảng năm 1990-1991. Đây là một trong 27 bức ảnh chụp tác giả Tiến quân ca được trưng bày trong cuộc triển lãm ảnh đầu tiên của nhiếp ảnh gia này.
Văn Cao cùng vợ chúc rượu bạn bè thân hữu, trong ảnh có nhà thơ Như Mạo.
Nhạc sĩ Văn Cao trên bìa tờ Đất Việt năm 1987.
Ông cùng những người bạn là họa sĩ Bùi Xuân Phái và Nguyễn Tuân. Bùi Xuân Phái cũng cùng số phận bị treo bút với Văn Cao trong thời kì nhân văn giai phẩm. Đến cuối thập niên 1980, nhờ chính sách đổi mới của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, các tác phẩm của họ cùng những nhạc sĩ tiền chiến khác mới được biểu diễn trở lại.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một chuyến thăm nhạc sĩ Văn Cao năm 1992 do nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán chụp.
Các văn nghệ sĩ đến thăm nhạc sĩ Văn Cao. Trong ảnh có nhạc sĩ Phạm Tuyên, Tổng biên tập báo Người Hà Nội Bế Kiến Quốc, nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha, nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà văn Nguyễn Đình Thi.
Bút tích của Văn Cao trong cuốn sách tặng cho con trai Nghiêm Bằng năm 1994. Nhạc sĩ Nguyễn Nghiêm Bằng -sẽ đại diện gia đình tham dự chương trình Sol Vàng chủ đề Văn Cao 20 năm cõi thiên thai vào ngày 11/7 tại nhà hát Hòa Bình. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV9.
Theo Zing
Nhạc sĩ Văn Cao được tôn vinh sau 20 năm ngày mất Kỷ niệm 20 năm ngày mất cố nhạc sĩ Văn Cao, chương trình Sol Vàng tổ chức đêm nhạc tôn vinh nhạc sĩ tài hoa và vĩ đại của nền âm nhạc Việt Nam. Đêm nhạc co chủ đề 20 năm cõi thiên thai gồm 2 phần Giấc mơ mùa thu và Thiên thai. Đạo diễn Đinh Anh Dũng tiêt lô ca khúc...