Tại sao thỏa thuận với Iran lại quá quan trọng với ông Obama?
Thỏa thuận sơ bộ giữa Iran và Nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) ký kết hôm 2/4 vừa qua chính là thuốc thử quan trọng nhất cho học thuyết ngoại giao của ông Obama.
Thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Tehran lần này quả thực là phép thử lớn về quan điểm trọng tâm nhất trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Barack Obama: Liệu ngoại giao và đối thoại có phải là cách thức tốt nhất để giải quyết những bất đồng với các nước được coi là thù địch với Mỹ?
Tổng thống Barack Obama phát biểu tại Vườn Hồng sau khi Iran và Nhóm P5 1 ký thỏa thuận sơ bộ. (Ảnh: AP)
Ông Obama đã kiểm chứng công cụ này với Myanmar và gần đây là Cuba. Nhưng tầm quan trọng của cả hai bước đi này có lẽ sẽ không thể sánh được với việc ngăn cản một Iran tiến đến sở hữu vũ khí hạt nhân, đưa Iran trở lại cộng đồng thế giới chỉ bằng biện pháp ngoại giao. Với Iran, thành công trong tầm nhìn của ông Obama không chỉ dừng lại ở chỗ kiềm tỏa tham vọng hạt nhân của Tehran. Rộng hơn là lời khẳng định: Liệu đối thoại giữa Washington-Tehran – điều gần như vắng bóng trong gần 4 thập kỉ qua, có đủ sức để đưa Iran trở thành một nhân tố giúp tạo lập hòa bình, ổn định ở Trung Đông hay không?
Ông chủ Nhà Trắng thừa nhận rằng, cách tiếp cận mới không thể bảo đảm chắc chắn thành công, nhưng kiên quyết bảo lưu quan điểm đối thoại sẽ tốt hơn việc ném bom các cơ sở hạt nhân của Tehran – việc làm chắc chắn sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến tại Trung Đông. Ở phía đối lập, những người chỉ trích ông Obama lo ngại rằng, mong muốn tạo “dấu ấn rõ nét” trong nhiệm kì tổng thống có thể buộc Mỹ phải “xuống nước” quá nhiều trước Iran. Họ cho rằng, một thỏa thuận sẽ giúp đưa Iran trở thành một thành viên của cộng đồng quốc tế là điều phi thực tế.
Video đang HOT
Nhưng hôm 2/4 vừa qua chính là thời khắc để Tổng thống Mỹ thể hiện rằng, có thể dựa vào giải pháp ngoại giao trước những thách thức nan giải như Iran. Chỉ vài giờ sau khi Ngoại trưởng John Kerry lên tiếng về bản kế hoạch chi tiết, phức tạp nhằm giới hạn, kiểm soát chương trình hạt nhân của Tehran, ông Obama đã phát biểu tại Vườn Hồng rằng “ngoại giao là giải pháp tốt nhất cho tới thời điểm hiện nay”. Mục đích cuối cùng là một thỏa thuận toàn diện vào thời hạn chót ngày 30/6 tới đây, mà nếu đạt được, “chúng ta có thể giải quyết được một trong những mối đe dọa an ninh lớn nhất với nước Mỹ và bằng một cách thức hòa bình”.
Kể từ khi lần đầu tiên đưa ra cách tiếp cận mới về Iran trong bài diễn văn nhậm chức năm 2009, Tổng thống Obama đã phải chịu nhiều chỉ trích trong nước, nhất là từ các nghị sĩ Quốc hội, những người nói rằng ông đã quá chú tâm đến việc “hiểu biết kẻ thù” mà lờ đi những nhu cầu, quan ngại của các nước đồng minh, bạn bè. Quan chức Nhà Trắng thì nói rằng, Tổng thống hiểu rõ được những lo lắng của các đối tác tại khu vực, trấn an rằng việc can dự với Iran không đồng nghĩa với việc Washington bỏ quên các đồng mình.
Trong một nỗ lực làm yên lòng các nước bạn bè tại khu vực, Tổng thống Obama tuyên bố sẽ mời lãnh đạo các nước thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), trong đó có cả Saudi Arabia, tới trại David để tham dự một cuộc gặp vào cuối mùa thu này. Ông cũng nói rằng, sẽ có cuộc trao đổi với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Trong bài phát biểu tại Vườn Hồng hôm 2/4, ông chủ Nhà Trắng mô tả thỏa thuận mà mới này là “một thỏa thuận tốt”, “giải pháp tốt nhất”. Từ nay đến 30/6 sẽ là quãng thời gian để ông thuyết phục mọi người tin rằng ngoại giao và đối thoại có thể sẽ là giải pháp phù hợp để giải quyết những thách thức đến từ chương trình hạt nhân của Iran.
Theo Hoài Thanh (Theo Csmonitor)
baotintuc.vn
Đàm phán hạt nhân Iran giằng co nhưng đã bước sang giai đoạn trọng yếu
Sau nhiều ngày thảo luận ở thủ đô Vienna (Áo), các quan chức hàng đầu của cả Mỹ và Iran đều đòi hỏi đối tác của mình phải có những nhượng bộ lớn. Các đoàn đàm phán đã rời hội nghị hôm 20/6 với một kết quả khiêm tốn là một văn bản cho thấy các bên cam kết đạt được thỏa thuận và có kế hoạch gặp gỡ trở lại ngày 2/7 tới để dự phiên đàm phán quy mô có thể kéo dài tới ngày 20/7.
Đàm phán hạt nhân tại Vienna tháng 6/2014 (ảnh: FoxNews)
Hiện các bên đàm phán P5 1 (Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nga, Pháp và Đức) và Iran đang tìm kiếm một thỏa ước khiến cộng đồng quốc tế bớt quan ngại về tham vọng hạt nhân của Iran còn Iran thì được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt hà khắc về tài chính và năng lượng.
Trong buổi họp báo hôm 20/6 (giờ địa phương), bà Wendy Sherman, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ và cũng là đặc phái viên của Mỹ tại các cuộc thương thuyết cho hay: "Chúng tôi đang ở một giai đoạn rất trọng yếu của quá trình đàm phán. Tuần này các cuộc thảo luận giữa chúng tôi là rất căng nhưng cũng mang tính xây dựng... Chúng tôi đã có những phiên họp sâu tập trung vào cái việc rất khó khăn đó là soạn thảo câu từ".
Theo bà Sherman, hai bên chính của cuộc thương lượng ra về với một văn bản có khả năng tạo nền tảng cho vòng đàm phán kế tiếp.
Dẫu vậy nhà ngoại giao Mỹ thừa nhận Washington vẫn có những hoài nghi nhất định về việc Iran có dám đi những bước quyết liệt để đạt được một thỏa thuận với Mỹ hay không.
Bà Sherman nói: "Điều chưa rõ là liệu Iran có sẵn sàng và sẵn lòng thực thi tất cả các bước đi cần thiết để đảm bảo với cả thế giới rằng chương trình hạt nhân của họ đang và sẽ chỉ hoàn toàn phục vụ mục đích hòa bình".
Hiện Iran và Nhóm P5 1 vẫn bất đồng về khả năng làm giàu urani của Tehran, cấu trúc lò phản ứng nước nặng Arak mà phương Tây nghi ngờ có thể sản xuất bom hạt nhân và việc dỡ bỏ các gói trừng phạt của Mỹ và phương Tây nhằm vào Iran.
Tại cuộc đàm phán, các nước P5 1 yêu cầu Iran giảm số lượng máy ly tâm để đảm bảo rằng Tehran không thể sản xuất đủ nhiên liệu chế tạo bom hạt nhân. Tuy nhiên, Iran cho rằng nước này cần thêm nhiều máy ly tâm để để sản xuất urani cung cấp cho các nhà máy điện hạt nhân.
Ngoại trưởng Iran Mohammed Javad Zarif tại cuộc họp báo được tổ chức sau cuộc họp cũng khẳng định rằng, Mỹ và các nước phương Tây cần dỡ bỏ tất cả các biện pháp trừng phạt Iran nếu muốn tìm giải pháp toàn diện cho vấn đề hạt nhân của nước này.
Đại diện Iran cho biết hai bên có phương pháp luận và cách tiếp cận, cách nhìn nhận khác nhau nhưng phía Iran có thiện chí, nghiêm túc cam kết với giải quyết vấn đề, và hai bên đã đạt được một văn bản chung mở ra khả năng mới cho cả hai phía./.
Theo VNE
Mỹ trừng phạt một loạt công ty Trung Quốc làm ăn với Iran Trong một bước đi được nhìn nhận là tiếp tục gia tăng sức ép đối với chương trình hạt nhân của Iran, ngày 29/4, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một loạt công ty của Trung Quốc và Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE). Tổng thống Mỹ Barack...