Tại sao thiên hà ngày nay không sinh nhiều sao như trước
Các nhà thiên văn học thuộc Đại học Arizona, Mỹ đã giúp giải quyết một bí ẩn xung quanh sự ra đời của các ngôi sao trong các thiên hà.
“Chúng ta đã biết từ một ba đến năm tỷ năm sau Vụ nổ Big Bang, các thiên hà đã tạo ra những ngôi sao mới với tốc độ nhanh hơn nhiều so với hiện tại”, Michael Cooper tại Đài thiên văn Steward của UA cho biết.
Một cuộc thống kê mới cho thấy, các thiên hà ngày nay tạo sao mới ít hơn 10 lần so với các thiên hà “thời kỳ cũ”. Tốc độ hình thành, số lượng tạo sao mới cũng giảm đáng kể hơn trước.
Nguồn ảnh: ESA
Thông qua việc khảo sát 12 thiên hà ngẫu nhiên, các chuyên gia đã có bức tranh hoàn chỉnh về hiện tượng lạ này.
Bởi trước giờ, các ngôi sao hình thành từ các vùng khí lạnh, năng lượng khủng, các nguyên vật liệu sao thô, bụi khí phát sáng có sẵn được bồi đắp liên tục, tia bức xạ cường độ cao trải dài khắp hệ thống.
Tuy nhiên, từ thưở sơ khai tới hiện nay, phần lớn các thiên hà dùng “sức mạnh vốn có” dành cho các đợt sáp nhập thiên hà mới, thâu tóm các sao ngoài hệ thống, chưa kể có rất nhiều hiện tượng cực đoan diễn ra hằng ngày ở các thiên hà.
Điều này khiến “năng lượng” thiên hà bị phân tán, vùng không gian lạnh bị thu hẹp, khiến sao mới không còn hạ sinh “thịnh hành” như trước nữa.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ.
Huỳnh Dũng
"Lõi" của nhiều thiên hà khổng lồ đã hình thành sau Vụ nổ Big Bang
Nghiên cứu một thiên hà xa xôi có khối lượng lớn hơn Milky Way, kết quả cho thấy 'lõi' của các thiên hà khổng lồ trong vũ trụ đã hình thành 1,5 tỷ năm sau Vụ nổ Big Bang, sớm hơn khoảng 1 tỷ năm so với các phép đo trước đó.
Các nhà nghiên cứu đã công bố phân tích của họ vào ngày 6/ 11/ 2019 trên Tạp chí Vật lý thiên văn- một tạp chí của Hiệp hội Thiên văn học Hoa Kỳ.
Masayuki Tanaka, tác giả và là phó giáo sư khoa học thiên văn tại Đại học Nghiên cứu Cao cấp và Đài quan sát Thiên văn Quốc gia Mỹ nói: "Nếu chúng ta hướng kính viễn vọng lên bầu trời và chụp ảnh sâu, chúng ta có thể thấy rất nhiều thiên hà ngoài kia. Nhưng sự hiểu biết của chúng ta về cách các thiên hà này hình thành và phát triển vẫn còn khá hạn chế, đặc biệt là khi nói đến các thiên hà khổng lồ".
Nguồn ảnh: ScienceDaily
Các thiên hà được phân loại rộng rãi ở hai dạng chết hoặc sống: các thiên hà chết không còn hình thành sao, trong khi các thiên hà còn sống vẫn sáng với mức độ hoạt động hình thành sao mạnh mẽ.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các kính viễn vọng tại Đài thiên văn WM Keck ở Hawaii để quan sát một thiên hà chuyển trạng thái từ "sống" sang đang "chết dần".
"Theo dõi thông số quang phổ ở 2 micron, không nhìn thấy được bằng mắt người, dữ liệu cho thấy quá trình hình thành sao bị đè nén, cho thấy thiên hà này đang chết dần", Francesco Valentino, đồng tác giả của bài báo chia sẻ.
"Chúng tôi cũng nhận thấy rằng" lõi "của các thiên hà khổng lồ ngày nay dường như được hình thành hoàn toàn trong Vũ trụ sơ khai khoảng 1,5 tỷ năm sau Vụ nổ Big Bang".
Các phép đo trước đây cho thấy phần lõi các thiên hà siêu lớn hình thành 2,5 tỷ năm sau vụ nổ Big Bang.
Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục điều tra xem các thiên hà khổng lồ hình thành như thế nào và chúng chết như thế nào trong Vũ trụ sơ khai cũng như hiện đại, và tích cực tìm kiếm các thiên hà siêu lớn "đang chết dần" này.
Huỳnh Dũng
Phát hiện "siêu sóng thần ma" mạnh nhất trong vũ trụ, có thể xé toạc các thiên hà Các nhà thiên văn học quốc tế phát hiện sóng phát xạ tạo ra năng lượng lớn gấp hàng triệu lần so với chớp gamma. Một trong những hiện tượng tàn khốc nhất vũ trụ vừa được Kính viễn vọng Hubble của NASA ghi lại: "siêu sóng thần" quasar ma quái xé toạc các thiên hà. Ảnh đồ họa mô tả một "siêu...