Tại sao thế giới lo “sốt vó” sức mạnh năng lượng Nga
Một đường ống dẫn khí đốt mới được lên kế hoạch nối Nga với châu Âu đang làm rung chuyển bàn cờ địa chính trị.
Đường ống Nord Stream 2 đã làm Đông Âu lo ngại, Tổng thống Trump lên tiếng chỉ trích và đặt Thủ tướng Đức Angela Merkel vào ghế nóng.
Nord Stream 2 là đường ống dưới lòng biển dài 1.230 km sẽ mang khí đốt tự nhiên từ các cánh đồng ở Nga đến bờ biển Baltic của Đức. Gazprom PJSC của Nga với Royal Dutch Shell Plc và bốn nhà đầu tư khác bao gồm Uniper SE và Wintershall AG của Đức tham gia vào dự án này.
Nord Stream 2 AG – chi nhánh tại Thụy Sĩ của Gazprom đã nhận được giấy phép về môi trường và xây dựng từ Đức, Phần Lan và Thụy Điển nhưng đã gặp khó khăn khi xin cấp phép tại Đan Mạch. (Đường ống sẽ đi qua các khu kinh tế của bốn quốc gia trên, cùng với Nga.) Gazprom có thể định tuyến lại đường đi khỏi vùng biển Đan Mạch, loại bỏ rào cản pháp lý cuối cùng cho Nord Stream 2. Công việc nạo vét đã bắt đầu, và công ty có kế hoạch bắt đầu đặt các đoạn ống dưới đáy biển trong vài tuần tới. Kế hoạch là hoàn thành dự án vào cuối năm 2019, một mục tiêu trông có vẻ “lạc quan”, theo các nhà phân tích của Bloomberg Intelligence, Rob Barnett và Elchin Mammadov.
Trước dự án Nord Stream, Nga đã gửi khoảng 2/3 lượng khí tự nhiên xuất khẩu sang châu Âu thông qua các đường ống ở Ukraine. Trong bối cảnh quan hệ Moscow – Kiev căng thẳng, Gazprom ngày càng đẩy mạnh quá trình đa dạng hóa con đường xuất khẩu của mình sang châu Âu.
Cả châu Âu đang nóng lên về dự án Nord Stream 2. (Nguồn: getty)
Video đang HOT
Các quốc gia nằm giữa Nga và Đức hiện đang thu phí vận chuyển trên khí thiên nhiên chảy qua lãnh thổ của họ. Những quốc gia này bao gồm Ukraine, Ba Lan và Slovakia. Họ lo lắng rằng sẽ mất doanh thu trên khi Nord Stream 2 giúp Nga đưa khí đốt tới châu Âu mà không qua đất nước của họ. Tổng thống Lithuania Dalia Grybauskaite, cho biết quốc gia của bà luôn coi Nord Stream 2 xuất phát từ yếu tố “địa chính trị, có động lực chính trị, không có sự biện minh kinh tế nào và còn ràng buộc một số nước châu Âu trong việc theo đuổi chính sách năng lượng tự do”. Tất cả điều này diễn ra khi quan hệ giữa châu Âu với Nga đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Về phía Mỹ, một nhóm 39 nghị sĩ nước này cho biết vào tháng 3 rằng Nord Stream 2 sẽ làm cho các đồng minh của Mỹ “dễ bị ảnh hưởng bởi sự ép buộc và gây ảnh hưởng của Moscow hơn.” Vào ngày 11/7, trước cuộc gặp với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, ông Trump nói rằng Đức đã bị Nga “chi phối” với việc “nhận rất nhiều năng lượng” từ đó. Sau một cuộc họp tiếp theo với ông Putin, ông Trump tuyên bố sẽ cạnh tranh với Nga tại thị trường khí đốt của châu Âu – tuy nhiên, khả năng này không cao.
Trong khi đó, cũng có nhiều điều đáng nói về quan hệ năng lượng Nga – Đức. Thực tế là Berlin đang phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu, và một trong những nguồn khí đốt khác của nó – Hà Lan – đang cạn kiệt nhanh chóng. Nga cung cấp khoảng 46% lượng khí đốt của Đức và 59% lượng dầu trong năm 2017, theo các tính toán của Bloomberg dựa trên dữ liệu hải quan từ Moscow. Ông Trump có thể phóng đại khi ông nói Đức có thể dựa vào Nga cho tới 70% năng lượng của mình khi Nord Stream 2 hoạt động. Nhưng ông ấy cũng nói đúng việc Đức chi hàng tỷ vào năng lượng của Nga. Năm ngoái, số tiền đó lên đến gần 22 tỷ đô la, theo dữ liệu Hải quan Nga.
Theo toquoc
Trước chỉ trích của Trump, Đức xem xét dự án vận chuyển khí đốt từ Azerbaijan
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Đức phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung khí đốt từ Nga, Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ có chuyến thăm Azerbaijan trong tuần này, để thảo luận việc phát triển một đường ống khí đốt miền Nam nhằm vận chuyển khí đốt từ mỏ khí đốt Azeri (từ vùng biển Caspi thuộc Azerbaijan) sang châu Âu.
Tổng thống Trump đã chỉ trích Đức là "tù nhân" của Nga. Ảnh: Getty
Chuyến thăm này cho thấy quan điểm cởi mở của Thủ tướng Merkel trong việc tìm kiếm nguồn cung khí đốt thay thế hợp lý, kể cả khi nhà lãnh đạo Đức duy trì cam kết với dự án đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2, vốn sẽ vận chuyển khí đốt trực tiếp từ Nga tới Đức thông qua Biển Baltic.
Một quan chức cấp cao trong chính phủ Đức cho rằng: "Chúng tôi có lợi ích lớn trong việc phát triển hơn nữa Hành lang phía Nam. Đây là một phần trong chiến lược đa dạng hóa của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vận chuyển khí đốt từ các khu vực khác, không chỉ từ Nga, sang châu Âu".
Theo giới chức Đức, tại thủ đô Baku (Azerbaijan), Thủ tướng Merkel sẽ thảo luận các vấn đề năng lượng, trong đó có việc cải thiện cơ sở hạ tầng để giúp vận chuyển khí đốt từ Azerbaijan tới châu Âu thông qua Thổ Nhĩ Kỳ.
Azerbaijan được đánh giá sẽ đóng vai trò quan trọng, trong bối cảnh nước này đang lên kế hoạch triển khai giai đoạn hai của đường ống khí đốt từ cánh đồng Shah Deniz rộng lớn tới châu Âu.
Shah Deniz II dự kiến sẽ sản xuất 16 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm kể từ năm 2020, với 10 tỷ mét khối dành cho châu Âu, còn 6 tỷ mét khối dành cho Thổ Nhĩ Kỳ và Gruzia. Sau đó, khí đốt có thể được vận chuyển từ Turkmenistan, Iran và Iraq tới châu Âu.
Trong một dấu hiệu cho thấy tiến triển, trong tháng này, Iran, Nga, Kazakhstan, Turkmenistan và Azerbaijan đã nhất trí về mặt nguyên tắc cách phân chia nguồn khí đốt và dầu thô khổng lồ của Biển Caspi.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: AP
Tuy nhiên, đường ống khí đốt phía Nam đang bị lấn át bởi Dòng chảy phương Bắc 2, một sáng kiến của tập đoàn Gazprom, vốn sẽ tăng gấp đôi năng lực xuất khẩu của Nga tới châu Âu lên 110 tỷ mét khối. Hầu hết các ngành công nghiệp Đức hoan nghênh dự án này, bởi khi đó giá khí đốt sẽ rẻ nhất có thể.
Hồi tháng trước, Tổng thống Trump, người đã hối thúc Đức mua thêm khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ, đã chỉ trích Đức là "tù nhân' của Nga, do sự phụ thuộc của nước này vào năng lượng Nga, một cáo buộc mà Berlin bác bỏ. Ông Trump cũng đánh giá dự án Dòng chảy phương Bắc 2 là "khủng khiếp".
Hồi cuối tuần qua, Thủ tướng Merkel đã thảo luận vấn đề năng lượng với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một cung điện ngoại ô thủ đô Berlin. Bà Merkel cũng sẽ tới Gruzia và Armenia, trong khuôn khổ chuyến công du 3 ngày, bắt đầu từ ngày mai 23/8. Trong ngày 25/8, nhà lãnh đạo Đức sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev./.
Lan Hạ
Theo baonghean/Reuters
Bộ Tứ Normandy họp khẩn sau hội đàm Putin-Merkel Trợ lý Tổng thống Nga Yuri Ushakov thông tin cuộc họp nhóm Bộ Tứ Normandy sẽ diễn ra tại Paris. Bộ Tứ Normandy cấp cao sắp nhóm họp. Tờ Izvestiya dẫn lời Trợ lý Tổng thống Nga Yuri Ushakov cho biết khả năng tổ chức hội nghị thượng đỉnh Bộ Tứ Normandy mới đã được thảo luận giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin...