Tại sao Thế chiến I lại kết thúc bằng một thoả thuận ngừng bắn?
Ngày 11/11/1918, Đức ký một thỏa thuận ngừng bắn với phe Hiệp ước trong một toa tàu bên ngoài Compiegne, Pháp, kết thúc cuộc Đại Chiến (Great War – tên gọi ban đầu của Thế chiến I).
Ngày 11/11/1918, chính xác 11h sáng, dọc Mặt trận phía Tây ở Pháp, đạn pháo nổ vang trời đột ngột im lặng. Stanhope Bayne-Jones, một sỹ quan quân y Mỹ, cho biết thậm chí ông có thể nghe thấy tiếng nước nhỏ giọt từ bụi rậm bên cạnh ông.
“Điều đó vừa bí ẩn vừa khó tin” – ông nhớ lại, theo tường thuật trên trang web của Thư viện Y khoa quốc gia Mỹ. “Tất cả mọi người đều biết sự im lặng đó có nghĩa là gì, nhưng không ai la hét hay ném mũ lên không trung.”
Mất hàng giờ để sự thật tràn ngập trong tất cả. Thế chiến I – cuộc chiến đã tước đi sinh mạng của hơn 9 triệu binh lính và khiến 21 triệu người bị thương, ít nhất 5 triệu dân thường đã chết vì bệnh tật, đói khát, hoặc bom đạn cuối cùng đã kết thúc.
Từ đầu năm 1918, các cuộc tấn công của quân Đức bị đánh bại ê chề, liên tiếp nhận thương vong lớn. Tháng 11/1918, quân đội và các nguồn lực từ Mỹ đổ vào mặt trận phía Tây cuối cùng cũng khiến cán cân nghiêng về phía có lợi cho phe Hiệp ước.
Binh sỹ ăn mừng thỏa thuận ngừng bắn Thế chiến I, tháng 11/1918. (Ảnh: Time Life Pictures/US Army Signal Corps/The LIFE Picture Collection/Getty Images)
Đức yêu cầu đàm phán thỏa thuận ngừng bắn
Thực tế, người Đức đề xuất cho một thỏa thuận ngừng bắn từ đầu tháng 10/1918. Đầu tiên, họ cố gắng đề xuất thông qua Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson, lo rằng Anh và Pháp sẽ đòi hỏi những điều khoản khó khăn cho họ. Nhưng cách tiếp cận này không thành công.
Theo cuốn sách Armistice 1918 xuất bản năm 1996 của Bullitt Lowry, Đức cuối cùng gửi một tin nhắn radio đêm muộn cho Nguyên soái Pháp Ferdinand Foch, tổng tư lệnh lực lượng phe Hiệp ước, yêu cầu họ cho phép Đức cử phái đoàn qua đàm phán thỏa thuận ngừng bắn tổng quát. Foch trả lời tin nhắn 45 phút sau, đồng ý cho Đức đến nhưng lờ đi yêu cầu về thỏa thuận ngừng bắn tổng quát.
Lúc 20h ngày 7/11, 3 chiếc ô tô thận trọng vượt qua làn đạn pháo và dây thép gai ở vùng đất phía Bắc nước Pháp, cho một người lính thổi kèn ra dấu và một người lính khác vẫy cờ trắng. Đoàn phái viên Đức sau đó đổi sang một xe của Pháp, lên tàu, di chuyển xuyên đêm. Sáng 8/11, họ đi vào một con đường sắt ở rừng Compiègne, lên toa xe của Nguyên soái Foch. Đó là nơi cuộc gặp sẽ diễn ra.
Phái đoàn Đức (bên trái) đến ký thỏa thuận ngừng bắn tạm thời kết thúc Thế chiến I trong một toa xe lửa, tháng 11/1918. (Hình: Hulton Archive/Getty Images)
Video đang HOT
Đức đồng ý các điều khoản khắc nghiệt
Nhiệm vụ phía trước đang đè nặng lên các nhà ngoại giao Đức. Nicholas Best, tác giả cuốn sách năm 2008 – “Ngày vĩ đại nhất trong lịch sử” – giải thích: “Làm mất danh dự quốc gia thực sự là một nỗi sợ hãi. Bất cứ ai đề xuất hạ vũ khí xuống sẽ bị quân đội Đức căm ghét suốt phần đời còn lại”. Thực tế, Matthias Erzberger – chính trị gia đồng ý dẫn đầu phái đoàn Đức, đã bị những thành phần cực đoan theo chủ nghĩa dân tộc giết chưa đầy 3 năm sau đó.
Hai bên không thương lượng nhiều. Khi người Đức hỏi phe Hiệp ước có đề nghị nào không, Nguyên soái Foch đáp: “Tôi không có đề xuất nào cả”. Tướng Pháp Maxime Weygand sau đó đọc các điều khoản mà phe Hiệp ước đặt ra với Đức.
Theo lời kể của Lowry, người Đức trở nên điên cuồng khi nghe họ sẽ phải giải giáp, lo sợ họ sẽ không thể bảo vệ chính phủ đang bất ổn của mình chống lại các cuộc cách mạng cộng sản. Nhưng họ không có nhiều lựa chọn. Đức buộc phải đồng ý các điểu khoản và ký một thỏa thuận ngừng bắn với phe Hiệp ước vào ngày 11/11/1918.
Tướng Weygand, Đô đốc Wemyss và Nguyên soái Foch sau khi ký thỏa thuận đình chiến với Đức, đánh dấu kết thúc Thế chiến I. (Ảnh: Universal History Archive/UIG/Getty Images)
Sáng sớm 11/11, Erzberger và Foch gặp mặt đàm phán lần cuối cùng. Theo Lowry, sứ giả Đức đã cố gắng hết sức thuyết phục Foch để đưa ra thỏa thuận ít ngặt nghèo hơn. Nguyên soái Foch sau đó đã thực hiện một số thay đổi nhỏ, bao gồm cho người Đức giữ lại một chút vũ khí. Cuối cùng, ngay trước bình minh, thỏa thuận được ký kết.
Đức đồng ý rút quân khỏi Pháp, Bỉ và Luxembourg trong vòng 15 ngày, hoặc chấp nhận nguy cơ trở thành tù binh của quân Hiệp ước. Họ phải giao lại kho vũ khí, bao gồm 5.000 pháo, 25.000 súng máy và 1.700 máy bay, cùng với 5.000 đầu máy xe lửa, 5.000 xe tải và 150.000 toa xe chở hàng. Đức cũng phải từ bỏ lãnh thổ Alsace-Lorraine đang tranh chấp.
“Các nước Hiệp ước không thể đưa ra cho Đức những điều khoản tốt hơn vì họ cảm thấy họ phải đánh bại Đức và Đức không được phép thoát khỏi chuyện này” – Cuthbertson nói. “Ngoài ra có một ngầm định rằng thỏa thuận ngừng bắn phải đảm bảo địch thủ không đủ mạnh để bắt đầu lại cuộc chiến trong thời gian ngắn.”
Hiệp ước hòa bình Thế chiến I
Việc ăn mừng ở cả hai bên Đại Tây Dương lắng xuống, hai tháng sau, một hội nghị được triệu tập tại Versailles, gần Paris, để đưa ra hiệp ước hòa bình cuối cùng. Nhưng mọi thứ diễn ra không suôn sẻ, Best giải thích, vì các cường quốc phe Hiệp ước có những chương trình nghị sự khác nhau.
“Mãi đến tháng 5 các Đồng minh mới thống nhất được một tinh thần chung để trình bày cho người Đức” – ông giải thích. Trong thỏa thuận ký vào tháng 6, Đức đã thất bại đành phải chấp nhận những điều khoản khắc nghiệt, bao gồm bồi thường lên đến 37 triệu USD (gần 492 tỷ USD ngày nay). Sự sỉ nhục và cay đắng kéo dài này phần nào mở đường cho một cuộc chiến thế giới khác diễn ra hai thập niên sau.
Năm 1919, Tổng thống Mỹ Wilson tuyên bố ngày 11/11 là Ngày Đình Chiến lần đầu tiên, đến năm 1926 trở thành ngày kỷ niệm hợp pháp. Ngày này còn được gọi là Ngày Tưởng Niệm trong khối Thịnh vượng chung. Năm 1954, Quốc hội Mỹ – với sự thúc giục từ các tổ chức cựu chiến binh – đã đổi tên ngày thành Ngày Cựu Chiến Binh để tôn vinh những người đã phục vụ trong Thế chiến II và cả Chiến tranh Triều Tiên sau này.
(Nguồn: History.com)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
100 năm Thế chiến 1: Chủ nghĩa dân tộc vẫn ám ảnh!
Sự kiện kỷ niệm 100 năm chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ nhất đến trong bối cảnh làn sóng chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy trên toàn cầu, đặc biệt là ở châu Âu.
Lúc 11 giờ ngày 11-11 (Chủ nhật này), tại Paris (Pháp) sẽ diễn ra lễ kỷ niệm 100 năm ngày chấm dứt cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), một trong hai cuộc chiến lớn nhất và tàn khốc, đẫm máu nhất thế giới trước nay.
Khoảng 19 triệu người đã chết trong cuộc chiến này, trong đó có 8 triệu binh sĩ. Chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt với một thỏa thuận được ký giữa khối Hiệp ước và Đức (thuộc phe Liên minh) vào Ngày đình chiến 11-11-1918.
Cuộc chiến này đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử nhân loại - sự kết thúc của bốn đế chế châu Âu, sự lớn mạnh của chủ nghĩa cộng sản Xô viết và sự gia nhập của Mỹ vào sức mạnh chính trị toàn cầu.
Tham dự buổi lễ kỷ niệm quan trọng này sẽ có 70-80 lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Các lãnh đạo sẽ có mặt ở Khải Hoàn Môn tại Paris vào thời điểm im tiếng súng 100 năm về trước.
Phần lớn cuộc chiến diễn ra trên đất Pháp và Bỉ. Nước Pháp đã khánh kiệt sau cuộc chiến này. Từ tối Chủ nhật rồi, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bắt đầu chuyến đi sáu ngày thăm các chiến trường cuộc chiến. Một số lãnh đạo như Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier, Thủ tướng Anh Theresa May cũng sang Pháp.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tưởng niệm các chiến sĩ trận vong ở Morhange, tỉnh Moselle (Đông Bắc Pháp). Ảnh: EPA
Chủ nghĩa dân tộc bùng phát
Sự kiện kỷ niệm 100 năm chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ nhất đến trong bối cảnh làn sóng chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy trên toàn cầu, dễ thấy nhất là ở châu Âu. Năm 2016, tư tưởng này được thổi bùng thêm sau sự kiện Brexit - Anh muốn rời Liên minh châu Âu (EU). Tư tưởng chống liên minh thậm chí còn xuất hiện ở các nước mà trước đây chính trị không có chỗ cho thành phần dân túy, cực hữu. Châu Âu đang chia rẽ với hai nhóm chính phủ dân túy (như Ý, Anh, Ba Lan, Hungrary...) với nhóm chính phủ phi dân túy (như Pháp, Đức, Hà Lan...). Các cụm từ "Nước Ý trước hết", "Hungary trước hết" xuất hiện thường xuyên hơn.
Washington Post dẫn ý kiến nhiều nhà quan sát định thế giới ngày nay khá giống với tình hình thế giới thập niên 1920. Thời điểm 1920, kinh tế và công nghệ phát triển mạnh nhưng kèm theo là chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy và sự hợp tác bị phá vỡ, dân chủ nhiều nơi bị kìm hãm vì các nhà độc tài như Benito Mussolini ở Ý.
Bối cảnh hiện tại cũng khá giống. Tăng trưởng kinh tế và công nghệ đã làm xuất hiện một số trung tâm quyền lực mới trên trường thế giới. Diễn biến gây ra tâm lý lo lắng ở nhiều nước từng được xem là trụ cột quyền lực và một bộ phận lớn người dân đặt niềm tin vào các nhân vật chính trị hứa sẽ bảo vệ họ.
Thế giới đang rạn nứt, đang xuất hiện sự hỗn loạn và châu Âu đang đối mặt cực đoan gần như mọi nơi và đang dần bị chủ nghĩa dân tộc lấn lướt. Chỉ những người bị chứng mộng du mới không nhìn thấy điều gì đang xảy ra quanh chúng ta. Không phải tôi.
Tổng thống Pháp EMMANUEL MACRON
Lịch sử để học, không phải để quên
Điều đáng ngại, theo CNN, chính các phong trào chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu là một nguyên nhân lớn dẫn tới hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Chính Tổng thống Pháp Macron cũng cảnh báo làn sóng chủ nghĩa dân tộc có thể sẽ kéo châu Âu quay lại thời điểm 100 năm trước.
Theo ông Macron, châu Âu đang bị chia rẽ vì sự sợ hãi, vì chủ nghĩa dân tộc và vì các hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế. Nói với báo Ouest-France ngày 8-11, ông Macron cho biết ông lo sợ khi nhận thấy có nhiều điểm tương đồng giữa thời điểm hiện tại và thời điểm giữa hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và thứ hai (1939-1945). Trước nghị viện châu Âu vài tháng trước, ông Macron cảnh báo không được quên những gì đã xảy ra trong quá khứ và châu Âu phải hành động để ngăn chặn. Câu nói của ông Macron trùng với cảnh báo của nhiều nhà quan sát chính trị rằng lịch sử không phải là một bộ phim Hollywood chỉ để xem rồi quên.
Có thể nhìn thấy quyết tâm chống tư tưởng chủ nghĩa dân tộc của ông Macron qua kế hoạch kỷ niệm ngày chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ nhất. Buổi lễ ở điện Champs-Elysees chủ yếu nhằm ghi nhớ những người đã mất trong cuộc chiến chứ không phải mừng chiến thắng. Sau buổi lễ này sẽ là ba ngày Diễn đàn Hòa bình Paris nhằm "củng cố hợp tác đa phương và quốc tế", góp phần ngăn chặn tư tưởng chủ nghĩa dân tộc.
Chủ nghĩa dân tộc là gì?
Theo định nghĩa trong từ điển thì cụm từ này không hề có ý nghĩa tiêu cực: Người có tư tưởng chủ nghĩa dân tộc là một người hết lòng và trung thành với đất nước. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc vận động trước bầu cử giữa kỳ mới đây cũng thừa nhận mình là người theo chủ nghĩa dân tộc, với ông quyền lợi nước Mỹ là trên hết. Ông Steve Bannon, từng là trưởng chiến lược gia Nhà Trắng của ông Trump, nói rõ ông Trump thắng vì chiến lược "kinh tế chủ nghĩa dân tộc". Các chủ trương của ông về đối ngoại, thương mại, nhập cư cho thấy rõ quan điểm này.
Nhưng hiện tại cụm từ này lại thường được gắn với những người theo phe cực hữu, người da trắng phân biệt chủng tộc. Nhiều ý kiến cho rằng chủ nghĩa dân tộc không phải là yêu nước, mà đó là sự cố chấp theo đuổi tư tưởng cho mình là vượt trội hơn và phân biệt chủng tộc, là sự thù ghét và bạo lực. Theo luồng ý kiến này, dân chủ không có chỗ cho chủ nghĩa dân tộc.
ĐĂNG KHOA
Theo PLO
Đoàn xe của Thủ tướng Anh Theresa May bất ngờ gặp tai nạn ở Bỉ Một số phương tiện trong đoàn xe của Thủ tướng Anh Theresa May gặp tai nạn trong chuyến thăm của bà tới Pháp và Bỉ trước ngày Đình chiến (kỷ niệm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất vào năm 1918). Thủ tướng Anh Theresa May và Thủ tướng Bỉ Charles Michel. Ảnh: PA. Nữ Thủ tướng Anh có mặt trong đoàn...