Tại sao Thai League có VAR, còn V.League chỉ…hứa?
Với những bất cập về con người và “con số” như hiện tại, nếu VPF không tìm được giải pháp tối ưu thì ngày mà VAR về với V.League còn … xa lắm.
Thái Lan áp dụng VAR: Giảm thiểu 1/4 chi phí so với WC 2018
Tháng 7 năm 2018, giải bóng đá Thái League trở thành chủ đề được bàn tán xôn xao sau khi thủ môn Sinthaweechai của Suphanburi bị VAR phát hiện dùng tay ghi bàn vào lưới Pattaya Utd ở phút 90 4. Qua đó, Thái Lan đã trở thành ngọn cờ tiên phong cho việc đưa VAR vào các giải VĐQG ở Đông Nam Á.
Mặc dù không được như các giải đấu chuyên nghiệp hàng đầu thế giới như World Cup hay Euro, BTC Thai League chỉ áp dụng VAR ở 3 trận đấu mỗi tuần, nhưng việc đưa VAR về với Thái Lan đã được xem là thành công rất lớn của LĐBĐ nước này.
“ Việc chỉ áp dụng ở 3 trận mỗi vòng là nước đi ban đầu của Thai League. Chúng ta cần thêm thời gian để hoàn thiện công nghệ này, nhất là trong bối cảnh Thai League đang trong thời kỳ thay đổi. Tuy vậy, LĐBĐ Thái Lan sẽ làm mọi cách để phục vụ NHM cũng như đưa những công cụ tân tiến nhất thế giới về với Thái Lan, dù nó có tốn bao nhiều tiền đi chăng nữa“, Chủ tịch FAT – Somyot Poompanmoung chia sẻ với báo giới vào tháng 7 năm 2018, thời điểm VAR mới áp dụng vào Thai League.
Thái Lan sử dụng VAR vào tháng 7 năm ngoái.
Theo mô hình của Thai League, sẽ có một chiếc xe chuyên dụng để di chuyển buồng VAR. Trong đó sẽ có 1 phòng VAR trung tâm, có 4 phòng VAR nhỏ, và có thể làm 4 trận cùng một lúc. Do đó, chi phí của mỗi lần sử dụng “Xe VAR” sẽ chỉ bằng 1/4 so với con số 700.000 USD ở World Cup 2018 tức 175.000 USD.
Theo đó, toàn bộ thiết bị VAR sẽ được lắp đặt trên một chiếc xe 16 chỗ. Chiếc xe VAR này có thể di chuyển từ sân này sang sân khác và chỉ làm đơn lẻ từng trận.
Bên cạnh đó, nếu bất cứ CLB nào sử dụng VAR thì họ có thể đề nghị. FAT sẽ phối hợp với một công ty để tổ chức thiết lập hệ thống. Các CLB sẽ phải trả phí, từ 3.000 – 4.000 baht (xấp xỉ 2 triệu đồng – 2,5 triệu đồng) cho 1 lần sử dụng. Đây được coi là hành động hợp lý bởi lẽ vừa có thể cắt giảm chi phí cho LĐBĐ, vừa thoả mãn nhu cầu của các CLB.
“Việt Nam nghèo quá, chưa thể áp dụng VAR được”
“ Nếu áp dụng mô hình VAR của Thái Lan, việc vận hành công nghệ VAR ở V.League là rất tốn kém về cả chi phí lẫn con người. Vì mỗi buồng VAR phải có 3-4 người (trong đó có 2 kỹ thuật viên và 2 trọng tài VAR). Trong khi chúng ta nghèo quá có thể chỉ dùng 1 trọng tài VAR. Vì vậy cho nên, việc áp dụng VAR vẫn chưa thể là dễ dàng với V.League.“, ông Trần Anh Tú – chủ tịch Hội đồng quản trị công ty VPF chia sẻ về việc áp dụng VAR.
Lời ông Tú nói là không sai, bởi theo kế hoạch, đơn vị nắm giữ bản quyền giải đấu sẽ chịu trách nhiệm về cơ sở hạ tầng, máy quay, kỹ thuật truyền hình để bảo đảm cho công nghệ VAR. Tuy nhiên, ngay từ vấn đề đầu tiên là “tiền đâu”, xem ra đã khó khăn cho ban tổ chức V-League.
Video đang HOT
Áp dụng theo mô hình Thai Legue, thì dù đã cắt giảm được 1/4 chi phí nhưng con số 175.000 USD vẫn được coi là quá sức với VPF. Như vậy, nếu đúng như VPF mong muốn mỗi vòng sẽ sử dụng VAR ở 1 trận cầu tâm điểm, tổng số tiền mà ban tổ chức V-League phải trả cho FIFA là hơn 4.5 triệu USD cho 26 trận đấu, tương đương khoảng 104 tỉ đồng.
VAR tốn rất nhiều chi phí về lắp đặt lẫn vận hành. (Ảnh chế)
Thống kê này đồng nghĩa chi phí cho VAR bằng số tiền một nhà tài trợ chính của V-League tài trợ trong khoảng… 3 năm. Chưa hết, khi áp dụng công nghệ này thì cần phải đào tạo thêm. Đó là trọng tài dido, người ở trong khu vực quan sát. Ngoài ra, còn thêm ít nhất 3 trọng tài khác hỗ trợ trọng tài dido và với số lượng trọng tài bây giờ đủ chứng chỉ ở Việt Nam thì là không đủ
Với những bất cập về con người và “con số” như hiện tại, nếu VPF không tìm được giải pháp tối ưu thì ngày mà VAR về với V.League còn … xa lắm.
Theo SaoStar
Hoa hậu thế giới Việt Nam là gì, hay ai đặt tên cho V.League
Hoa hậu thế giới Việt Nam là gì? Số đông đang không hiểu nên có những lý giải khác nhau về cuộc thi này.
Hoa hậu thế giới Việt Nam là gì?
Đó là câu hỏi mà rất nhiều người đang thắc mắc. Lý do là cuộc thi chỉ dành cho các thí sinh Việt Nam, sao để phía trước Việt Nam là thế giới.
Lý do thắc mắc Hoa hậu thế giới Việt Nam, khi liên quan đến một cuộc thi khác là Hoa hậu Thế giới người Việt. Bạn có thể thấy rõ là Hoa hậu Thế giới người Việt và Hoa hậu thế giới Việt Nam chỉ khác nhau đúng 1 từ.
Hoa hậu Thế giới người Việt được hiểu là cuộc thi nhan sắc nhằm mục đích tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới.
Trong khi đó, wiki trả lời cho câu hỏi Hoa hậu thế giới Việt Nam là gì: "Là một cuộc thi sắc đẹp cấp quốc gia dành cho thiếu nữ tại Việt Nam, được diễn ra lần đầu tiên vào năm 2019. Cuộc thi này được tổ chức theo sát bộ khung (format) của Hoa hậu Thế giới. Người đăng quang sẽ đại diện Việt Nam tham dự Hoa hậu Thế giới 2019, Á hậu 1 tham dự Hoa hậu Quốc tế 2019 và Á hậu 2 tham dự Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2019.
Trước đây, người đăng quang cuộc thi Hoa hậu Việt Nam mặc nhiên trở thành đại diện chính thức cho Việt Nam tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới. Tuy nhiên, kể từ khi có Hoa hậu Thế giới Việt Nam này, đại diện Việt Nam đi thi Miss World phải chia sẻ giữa Hoa hậu Việt Nam (năm chẵn) và Hoa hậu Thế giới Việt Nam (năm lẻ)".
Hoa hậu thế giới Việt Nam là gì? Nhiều người vẫn chưa trả lời được.
Nếu từ giải thích trên wiki thì Hoa hậu thế giới Việt Nam và Hoa hậu Việt Nam gần như giống nhau, chỉ khác là năm chẵn - lẻ. Vì Hoa hậu Việt Nam 2018 là Trần Tiểu Vy 18 tuổi, còn Hoa hậu thế giới Việt Nam - Lương Thùy Linh 19 tuổi. Hoa hậu của hai cuộc thi này đều được tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới.
Việt Nam có thể nói là "lạm phát" các cuộc thi nhan sắc. Tên gọi của các cuộc thi đến mức người hâm mộ đọc không hiểu được ý nghĩa và không rõ Việt Nam có bao nhiêu cuộc thi Hoa hậu, giống như số đông đang thắc mắc: Hoa hậu thế giới Việt Nam là gì?
Điều gì "lạm phát" thì phần lớn đều có tác dụng ngược, mất đi nhiều giá trị, ý nghĩa. Các cuộc thi Hoa hậu cũng thế, bây giờ cứ mặc định người giành vương miện là Hoa hậu Việt Nam.
Đến chuyện ai đặt tên cho V.League?
Bóng đá Việt Nam không giống như các cuộc thi Hoa hậu nhưng một điểm tương đồng là tên giải V.League gần như thay đổi liên tục, cứ mỗi lần có nhà tài trợ mới thì gắn vào nên người hâm mộ chẳng còn nhớ tên giải đấu, cứ mặc định là V.League.
Trong 20 năm qua, V.League có đến 10 tên gọi được gắn theo nhà tài trợ như Strata V,League, Sting V.League, PetroVietnam Gas V.League, Eurowindow V.League, Kinh Đô V.League...
Tên gọi của V.League trong 20 năm qua:
2000-2002: Strata Sport Marketing (Strata V.League)
2003: PepsiCo (Sting V.League)
2004: Kinh Đô (Kinh Đô V.League)
2005: Tân Hiệp Phát (Number One V.League)
2006: Eurowindow (Eurowindow V.League)
2007-10: PetroVietnam Gas (PetroVietnam Gas V.League)
2011-14: Eximbank (Eximbank V.League)
2015-2017: Toyota (Toyota V.League)
2018: NutiFood (NutiCafe V.League)
2019: Masan (Wake Up 247 V.League)
Năm nay, tên giải đấu của V.League khó đọc đến mức nhà tài trợ phải tổ chức các câu hỏi bên lề trước các trận đấu, người hâm mộ được hỏi xuyên suốt chủ đề tên giải bóng đá vô địch quốc gia năm 2019 là gì để nhận thưởng.
Một trò chơi vui và có quà mang về nhưng ngẫm kỹ thì đúng bi hài cho bóng đá Việt Nam. Đến tên giải đấu phải được đi làm truyền thông ngay tại các khán đài, nhằm giúp tên nhà tài trợ đến với người hâm mộ.
Ngay đến logo của V.League cũng từng gây tranh cãi lớn. Thậm chí, truyền thông từng đăng tải chuyện logo V.League khá giống... chữ ký của Chủ tịch VPF.
Chúng ta thử nhìn ra thế giới, Tây Ban Nha có La Liga, Đức có Bundesliga, Pháp có Ligue 1, Anh có Premier League, Thái Lan có Thai League, Nhật Bản có J.League, Hàn Quốc có K.League... Thái Lan gần gũi nhất với người hâm mộ Việt Nam, họ có nhà tài trợ cao gấp nhiều lần sao với V.League nhưng đâu có chuyện phải gắn thương hiệu lên giải đấu.
V.League có thể khẳng định là "lạm phát" tên giải đấu chẳng khác gì các cuộc thi Hoa hậu ở Việt Nam. Vấn đề của V.League thì éo le là do không có nhiều cách kiếm tiền nên phải gồng mình chịu cảnh "lạm phát" tên giải đấu. Thế nên, V.League lên tuổi 20 thì lãnh đạo cứ phải đau đầu đặt tên mỗi khi có nhà tài trợ, còn người hâm mộ cũng "lắc đầu".
Theo SaoStar
Văn Lâm trấn an CĐV sau chuỗi thành tích bết bát của Muangthong Trên mạng xã hội, thủ môn tuyển Việt Nam khẳng định hạnh phúc với anh là được ra sân, thi đấu và cống hiến hết mình. Ở vòng 11 Thai League vừa diễn ra cuối tuần qua, Muangthong United có trận hòa không bàn thắng trước Suphanburi. Đây mới chỉ là lần thứ 2 Đặng Văn Lâm giữ sạch lưới từ khi sang...