Tại sao Thái hậu Từ Hy lại thích thêm cánh hoa cúc vào món lẩu của mình?
Là một người chú ý đến chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, không lạ khi Từ Hy thái hậu luôn có những bí kíp làm đẹp đặc biệt.
Vào năm 1279, khi những người lính Mông Cổ đang nghỉ ngơi và chuẩn bị thức ăn, đột nhiên nghe thấy tiếng trống đập nhanh báo hiệu kẻ thù đang đến gần. Những người lính đói khát ngay lập tức ném tất cả thịt bò và thịt cừu, rau vào nước sôi và ăn chúng rất nhanh để lấp đầy dạ dày trước khi vào trận chiến. Và có lẽ đây chính là nguồn gốc món lẩu Trung Quốc, món ăn phổ biến hiện nay ở nhiều nước châu Á khi vào mùa đông.
300 năm sau, dưới triều đại nhà Thanh, bộ phận chịu trách nhiệm nấu thức ăn cho gia đình hoàng đế đã thêm một món lẩu vào mỗi bữa ăn trong những tháng mùa đông để giữ ấm cho các thành viên hoàng gia.
Chúng ta đều biết Thái hậu Từ Hy (1835-1908) nổi tiếng với lối sống xa hoa và thường bị ám ảnh bởi vẻ ngoài xinh đẹp. Để cố gắng giữ tuổi trẻ và nhan sắc bà thường rất thận trọng về thói quen ăn uống của mình. Có 3 thứ mà Thái hậu Từ Hy thường xuyên ăn và coi đó là những thủ thuật làm đẹp quý giá của mình: sữa mẹ, bột ngọc trai và hoa cúc.
Video đang HOT
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, việc tiêu thụ hoa cúc giúp giải phóng độc tố hàng đầu, giải nhiệt trong cơ thể và nuôi dưỡng làn da. Do đó, Thái hậu Từ Hy luôn ra lệnh cho những người hầu của mình hái hoa cúc tươi mỗi ngày trong thời gian mùa đông và rắc cánh hoa vào nồi lẩu sôi.
Chiếc nồi được sử dụng trong hoàng cung nhà Thanh để làm lẩu trong thời trị vì của Hoàng đế Hàm Phong chồng của Hoàng hậu Từ Hy.
Bí mật bất ngờ về viên dạ minh châu 2.900 tỷ Thái Hậu Từ Hy ngậm trong miệng
Trong quá khứ, Thái hậu Từ Hy đã được an táng cùng một viên dạ minh châu trong miệng.
Trong lịch sử Từ Hy Thái hậu được đánh giá là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất Trung Quốc. Bà được biết đến với danh xưng "Tây Thái hậu", "Lão phật gia". Dù không quang minh chính đại lên ngôi như Võ Tắc Thiên năm nào, thế nhưng Từ Hy vẫn ngồi vững trên đỉnh cao quyền lực khi trở thành người nắm quyền hành cao nhất của vương triều Đại Thanh trong suốt gần nửa thế kỷ.
Từ Hy Thái hậu lúc sinh thời
Khi còn sống Từ Hy Thái hậu còn có thú vui là sưu tập trân kỳ dị bảo, lúc sinh thời, bà thường xuyên đem giấu báu vật vào hầm bí mật. Vì thế nên sau khi qua đời, bà cũng mang theo bên mình
Trong bộ Ái Nguyệt Hiên bút ký của Lý Liên Anh, thái giám thân cận nhất của Từ Hy thái hậu đã ghi lại một số chủng loại, số lượng và giá trị của những vật bồi táng trong lăng của vị "phượng hoàng trên đầu thiên tử" này.
Theo đó những vật bồi táng theo bà hoàng này có giá trị tương đương với quốc khố Thanh triều trong nhiều năm trời. Đó là chưa kể những bức thi họa cổ, trân bảo ngọc thạch với giá trị lớn tới không thể ước tính.
Đặc biệt có một bảo vật thuộc hàng kỳ trân dị bảo được bỏ vào trong miệng Từ Hy Thái hậu đó chính là dạ minh châu. Viên dạ minh châu này có khối lượng khoảng 787.28 carat (hơn 157 gram). Vào năm 1908, nó được định giá là 10,8 triệu lượng bạc (khoảng 2.900 tỷ đồng).
Theo một số khảo cứu thì viên ngọc này có thể chính là viên Kim cương của Đại đế Mogul lừng danh. Nhưng sau đó vương triều này sụp đổ và loại đá quý này cũng bị thất lạc.
Vào năm 1760, khi vua Càn Long còn tại vị, ông đã cho quân đàn áp các cuộc nổi loạn ở biên giới nên viên dạ minh châu được cho là đã du nhập vào Đại Thanh vào thời điểm đó. Và sau này, viên dạ minh châu này đã được cống nạp đến tay Từ Hy Thái hậu.
Theo ghi chép trong sổ sách xưa thì dạ minh châu có thể phát sáng đến mức có thể nhìn thấy cả tóc người vào ban đêm trong phạm vi 100 bước. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống khuẩn cao. Có thể cũng vì điều này mà thi hài của Từ Hy vẫn tươi tắn, hồng hào dù đã được chôn cất nhiều năm.
Trong hồi ức của Tôn Điện Anh, thì viên dạ minh châu này được miêu tả "bị tách ra làm hai miếng, ghép lại thành một quả cầu, khi tách ra thì có ánh sáng trong suốt, lúc ghép lại thì tỏa ra ánh sáng màu xanh lá cây, ban đêm đứng cách trăm thước vẫn có thể soi rõ từng sợi tóc..."
Vào năm 1928, đám người trộm mộ của Tôn Điện Anh đã xâm phạm lăng mộ Từ Hy Thái hậu, cậy nắp quan tài và đánh cắp nhiều bảo vật quý giá bên trong. Tính sơ trong đó có 85 viên đá quý, 203 miếng bạch ngọc, cùng hàng ngàn viên trân châu được đính trên y phục hay chăn nệm.
Sau đó, Tôn Điện Anh đã tặng cho Tưởng Giới Thạch thanh Cửu Long bảo kiếm của Càn Long hoàng đế và nhiều bức thư họa quý. Tôn Điện Anh còn tặng cho cha vợ Tưởng Giới Thạch viên phỉ thúy màu dưa hấu được lấy từ bên trong quan tài Từ Hy và tặng cho vợ của Tưởng Giới Thạch là Tống Mỹ Linh viên dạ minh châu trong miệng của Từ Hy.
Bí mật rùng rợn về 100 đứa trẻ mất tích trước khi Từ Hy Thái Hậu qua đời Chỉ đến khi lăng mộ Từ Hy bị Tôn Điện Anh đào trộm vào năm 1928, chân tướng về sự biến mất đồng loạt của 100 đứa trẻ mới thực sự được phơi bày. Khi bắt đầu xây dựng lăng mộ cho mình, Từ Hy đã sai người bắt 100 đứa trẻ trong kinh thành để phục vụ cho một âm mưu mất...