Tại sao tên lửa “Samrat” mới của Nga lại quan trọng: Sức hủy diệt kinh hoàng?
Bất cứ một cuộc tấn công nào đều khiến cho kẻ thực hiện phải trả giá đắt bởi vì để tiêu diệt các giếng phóng tên lửa mang 1 đầu đạn thì kẻ địch phải sử dụng 2 đầu đạn.
Xa xôi như Australia cũng lo lắng tột cùng
Hiện giờ, khi người Australia bắt đầu nghĩ tới những vấn đề đáng báo động của vũ khí hạt nhân, trước tiên, họ sẽ quan tâm tới các chương trình hạt nhân – tên lửa đang được Triều Tiên triển khai với tốc độ nhanh tới mức nguy hiểm.
Nhưng họ cũng đang phải dè chừng khả năng răn đe hạt nhân trong chính sách chiến lược của Nga và để mắt tới những thách thức hạt nhân mới tại Châu Á cũng những viễn cảnh phát tán vũ khí hạt nhân ở Trung Đông.
Nhưng có thêm một vấn đề gây sự chú ý của chúng ta. Đó là xu hướng cân bằng hạt nhân giữa các cường quốc lớn trong giai đoạn đầu của thế kỷ XXI.
Đã hơn thế kỷ trôi qua kể từ khi người Australia quan tâm tới sự cân bằng lực lượng này. Khi chiến tranh lạnh kết thúc, các nhà chiến lược và tư tưởng Australia đã không còn quá lo lắng tới những vấn đề liên quan tới việc chi tiết hóa sự cân bằng hạt nhân như: các phương án so sánh về phương thức triển khai, tốc độ đưa lên quỹ đạo và tốc độ hiện đại hóa.
Trong khi đó chúng ta đang tập trung sự quan tâm tới những mối quan hệ khác của các cường quốc hạt nhân, cụ thể như tới những tính năng của các lực lượng hạt nhân mà đang hoàn toàn không cân xứng.
Một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Nga.
Điều đó có nghĩa là chúng ta đang quên đi một vài những bài học quan trọng của chiến tranh lạnh để lại liên quan tới sự cân bằng hạt nhân – đó là kết quả của những nỗ lực do con người tạo nên, chứ không phải hiện tượng tự nhiên.
Và rằng sự cân bằng này không phải là tĩnh, và thời gian sẽ kéo những thay đổi khiến thành phần kho vũ khí cũng không kém phần quan trọng so với số lượng của kho vũ khí đó, và rằng các đồng minh của Mỹ đang cảm nhận sự báo động khi kho vũ khí hạt nhân của Mỹ có vẻ yếu thế hơn so với kho vũ khí của những cường quốc độc tài trong số các đối thủ của Mỹ.
Có cảm giác rằng chúng ta khi bước vào giai đoạn mới của mối quan hệ giữa các cường quốc, thì những bài học đó lại gần như chuẩn bị lặp lại.
Chạy đua vũ khí hạt nhân Nga – Mỹ?
Video đang HOT
Mặc dù khả năng xảy ra một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân mới giữa Mỹ và Nga đang nhận được sự quan tâm ngày càng tăng của giới truyền thông trong thời gian gần đây.
Nhưng một cuộc chạy đua thực sự khó có thể được bắt đầu và nhiều khả năng, chúng ta sẽ bước vào thời kỳ hiện đại hóa mang tính ganh đua do Mỹ và Nga thực hiện. Dù không muốn đơn giản hóa những gì đang diễn ra, nhưng đó vẫn là sự ganh đua tạo nền tảng cho một sự cân bằng hạt nhân trong tương lai giữa hai cường quốc.
Sự cân bằng hạt nhân ổn định đó là sự cân bằng khi không một bên nào có mong muốn ấn nút đầu tiên. Thông thường ở đây không chỉ quan trọng là số lượng kho vũ khí mà cả hình thức của kho vũ khí đó.
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ.
Hãy cùng lấy ví dụ Hiệp ước về kiểm soát vũ trang giữa hai siêu cường mà theo đó xem xét việc hạn chế số lượng các đầu đạn hạt nhân xuống còn 1.000 đơn vị.
Quốc gia A quyết định triển khai 300 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa với 1 đầu đạn trong các giếng phóng cố định, 600 đầu đạn trên các tên lửa đẩy ngoài biển và 100 đầu đạn trên các máy bay ném bom chiến lược tầm xa.
Còn quốc gia B quyết định chế tạo 100 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa với 10 đầu đạn trong mỗi quả, và triển khai chúng trong các giếng phóng cố định.
Kể cả kẻ mù cũng nhìn thấy rằng sự khác biệt trong cấu hình của 2 kho vũ khí sẽ khiến sự cân bằng hạt nhân mất ổn định đáng kể. Quốc gia B sẽ phải phóng đầu tiên – vì một lý do đơn giản rằng toàn bộ kho vũ khí dễ bị tiêu diệt khi đối phương tấn công. Và cả hai bên đều biết rõ điều này.
Bây giờ cùng xem kịch bản khác. Quốc gia A vẫn là kho vũ khí như nêu trên. Quốc gia B chỉ triển khai 50 trong số 100 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa với 10 đầu đạn, nhưng sau đó bắt đầu trả đũa lại hành động của quốc gia A khi triển khai 400 đầu đạn trên các tàu ngầm, và thêm 100 đầu đạn trên các máy bay ném bom.
Những ai nghĩ rằng như thế sẽ tốt hơn thì giơ tay lên. Đúng là như vậy, nhưng không tốt hơn là mấy. Quốc gia B bảo toàn được các lực lượng mạnh của cuộc tấn công đầu tiên, nhưng bên cạnh đó còn tạo dựng được những lực lượng đáng tin cậy để hỗ trợ cho cuộc tấn công thứ hai.
Với cơ cấu lực lượng hạt nhân như vậy thì quốc gia B vẫn phải tấn công đầu tiên. Kịch bản thứ hai này chúng ta biết khá rõ bởi vì đó đúng là sự cân bằng của Nga-Mỹ vào thời điểm hiện tại.
Trong kịch bản thứ hai, khả năng dễ bị tiêu diệt của các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vẫn là nền tảng của vấn đề cân bằng. Tăng cường sự ổn định chỉ có thể xảy ra trong trường hợp nếu quốc gia B giảm đáng kể tốc độ triển khai các tên lửa đạo xuyên lục địa.
Bây giờ cùng xem xét vấn đề này trong khuôn khổ hiện đại hóa. Tại Mỹ hiện nay đang diễn ra cuộc tranh cãi về hiện đại hóa các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa khi tất cả chỉ có 1 đầu đạn.
Và chúng dễ bị đối phương tiêu diệt bởi vì chúng được triển khai từ các giếng phóng cố định. Nhưng bất cứ một cuộc tấn công nào đều khiến cho kẻ thực hiện phải trả giá đắt bởi vì để tiêu diệt các giếng phóng tên lửa mang 1 đầu đạn thì kẻ địch phải sử dụng 2 đầu đạn.
Hơn nữa, đối thủ sẽ phải hướng tên lửa vào các mục tiêu nằm trên lãnh thổ của Mỹ, mà điều này trong khuôn khổ một cuộc xung đột hạt nhân sẽ khiến cho tình hình leo thang nghiêm trọng.
Trong khi đó, Nga đã hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của mình và thay thế các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nặng “Voedvod” với 10 đầu đạn bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-28 “Sarmat”.
Tên lửa RS-28 Sarmat của Nga.
Tên lửa này tạm thời đang ở giai đoạn nghiên cứu và có thể được triển khai sau năm 2018. Người ra nói rằng nó có thể mang tới mục tiêu 10 đầu đạn có sức công phá mạnh hoặc 16 đầu đạn với sức công phá yếu hơn, hoặc sự kết hợp nào đó của đầu đạn và các phương tiện vượt qua hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương.
Qua đó giúp nó tấn công chính xác mục tiêu nhờ việc tăng cường các tính năng bảo vệ của tên lửa. RS-28 quá lớn để có thể ngụy trang, quá nặng để có thể di chuyển, nhưng nó lại đặc biệt đáng ngại nên đối phương khó có thể phủ nhận nó.
Theo Zvezda TV, siêu tên lửa RS-28 Sarmat có trọng lượng 100 tấn, mang được cùng lúc 10 đầu đạn hạng nặng hoặc 16 đầu đạn loại nhẹ hơn. Ssau khi được phóng đi các đầu đạn này sẽ tự tách ra để phá hủy cùng lúc nhiều mục tiêu.
Với tầm bắn vượt trội lên tới khoảng 10.000 km, RS-28 Sarmat có sức công phá lớn đến mức san bằng được những khu vực lãnh thổ có diện tích tương đương nước Pháp hoặc bang Texas của Mỹ.
Theo Thời đại
Tên lửa RS-28 Sarmat là đồ giả?
Việc công bố hình ảnh mới nhất của tên lửa đạn đạo liên lục địa mới "Sarmat" đã dẫn đến cuộc tranh cãi trên phương tiện truyền thông phương Tây.
Tờ The Daily Mail cho rằng, họ lo ngại khả năng tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể phá huỷ Anh và Xứ Wales. Trong khi đó tờ The New York Post đã gọi tên lửa này là "Nguỵ trang của ma quỷ", chúng có thể dễ dàng tiến đến New York. Còn tờ The Daily Star công bố bản đồ bờ biển phía Đông Hoa Kỳ, nếu mục tiêu của loại tên lửa này là khu vực này có thể chết hàng triệu con người và phá hủy hoàn toàn thành phố.
Tuy nhiên cũng có người hoài nghi về khả năng của loại tên lửa này.
Ví dụ, ông Igor Sutyagin, người bị giam giữ ở Nga gần 11 năm vì tội làm gián điệp và hiện nay là thành viên của Viện Hoàng gia Anh chuyên nghiên cứu về Quốc phòng.
Theo ông, trung tâm nghiên cứu, sản xuất tên lửa quốc gia mang tên Makeeva là giả mạo.
Tên lửa có sức mạnh hơn hai quả bom nguyên tử thả xuống Nhật Bản
"Các chi tiết của tên lửa trong thiết kế không hợp lý. Tôi nghi ngờ rằng, tên lửa này chỉ tồn tại như một đống sắt", chuyên gia đã chuẩn đoán qua một bức ảnh.
Và ông giải thích thêm rằng, "Nga muốn cho cả thế giới biết họ là một quốc gia lớn hùng mạnh. Họ có thể mang đến mối đe dọa tiềm tàng cho các quốc gia khác, đừng coi thường họ".
Nhận định này cũng hoàn toàn giống với những phân tích trong các bài báo về "Sarmat", được phương tiện truyền thông phương Tây gọi là "Satan-2".
Nhớ rằng, loại tên lửa mới được tạo ra để thay thế cho tổ hợp "Voivode" (NATO gọi là "Satan"). Còn chuyên gia phân tích quân sự Nga, Alexander Perendzhiev cho rằng, Nga không có ý định phô trương hoặc chứng minh cho bất cứ ai.
"Phương Tây đang tập trung sự chú ý vào các Lực lượng vũ trang của chúng tôi. Hiện nay họ đang tập trung phân tích các mối đe dọa từ phía chúng tôi".
Chuyên gia Nga thẳng thắn cho rằng, "người Nga không cần chứng minh với bất cứ mục đích gì, hãy để cho mọi người thấy chúng ta có và không có gì. Hãy để cho họ tranh luận và tìm hiểu. Chúng ta cần làm việc và tạo ra những sản phẩm để tăng cường an ninh của đất nước và sẵn sàng chống lại các mối đe dọa trong bất cứ trường hợp nào".
Trước đó hôm 23/10 cục thiết kế Makeeva (Nga) đã lần đầu công bố bức ảnh tên lửa RS-28 Sarmat, loại vũ khí chiến lược có thể tấn công từ khoảng cách 16 000 km.
Loại tên lửa này của Nga được đánh giá là thách thức mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của phương Tây và Mỹ.
Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tên lửa tầm xa, tiến sĩ Paul Craig cho rằng, loại tên lửa này khi ra mắt sẽ có sức mạnh tương đương với hai quả bom nguyên tử thả xuống Nhật Bản năm 1945.
Theo Đất Việt
Nga khoe tên lửa mạnh gấp 3.000 lần bom hạt nhân Mỹ Đầu đạn nhiệt hạch của tên lửa RS-28 "Sarmat" Nga có sức nổ tương đương 50 triệu tấn TNT, gấp 3.330 lần quả bom hạt nhân ném xuống Hiroshima. Hình mẫu tên lửa RS-28 "Sarmat". Ảnh: Viện thiết kế Makeyev. Nga hé lộ hình ảnh đầu tiên của tên lửa đạn đạo mang đầu đạn nhiệt hạch RS-28 "Sarmat" vào ngày 24/10, RT...