Tại sao tàu ngầm Ohio khiến Trung Quốc “lạnh sống lưng”?

Theo dõi VGT trên

Mỗi tàu ngầm hạt nhân Ohio mang một lượng vũ khí có sức công phá bằng tất cả số bom đạn trong thế chiến thứ hai, đủ sức hủy diệt hoàn toàn một lục địa.

Năm 2012, khi cuộc tranh chấ bãi cạn Scarborough trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines diễn biến căng thẳng, Mỹ đã điều động một tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio cập cảng Philippines. Động thái có tính bênh vực này khiến báo chí Trung Quốc la lối om sòm và rõ ràng ‘thần kinh’ của đại lục cũng căng lên như dây đàn. Tại sao vậy?

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Ohio của hải quân Mỹ (class Ohio SSBN / SSGN) – Là loạt 18 tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Mỹ thế hệ thứ III, được biên chế vào lực lượng hải quân Mỹ trong những năm 1981-1997.

Từ năm 2002, tầu ngầm hạt nhân Ohio là lớp tầu duy nhất mang tên lửa đạn đạo tầm xa phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ. Mỗi tàu ngầm Ohio được trang bị 24 tên lửa đạn đạo “ Trident”.

Loạt tầu ngầm hạt nhân đầu tiên lớp Ohio bao gồm 8 chiếc được trang bị tên lửa Trident I C-4 và đóng quân tại căn cứ hải quân (HMB), Kitsap, bang Washington, trên bờ biển Thái Bình Dương của Mỹ. Loạt tầu ngầm thứ hai, 10 chiếc tàu còn lại, được trang bị tên lửa Trident II D-5 đóng quân tại căn cứ hải quân tại Kings Bay, bang Georgia. Năm 2003, để thực hiện hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược. Hải quân Mỹ đã tiến hành chương trình chuyển đổi bốn tàu ngầm đầu tiên của dự án Ohio sang thành phương tiện mang tên lửa hành trình Tomahawk, chương trình kết thúc vào năm 2008. Mỗi tàu Ohio chuyển đổi mang 154 tên lửa hành trình Tomahawk tầm bắn 2.500 km.

Bốn tàu còn lại của loạt tàu đầu tiên được thay thế bằng tên lửa “Trident-2″, tất cả các tên lửa “Trident-1″ đã được tháo gỡ và ngừng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Theo yêu cầu cắt giảm số lượng tàu mang tên lửa trên Thái Bình Dương, một phần tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio đã được chuyển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Các tàu ngầm lớp “Ohio” hình thành đơn vị chủ lực của lực lượng tấn công hạt nhân chiến lược Mỹ và thường xuyên thực hiện tuần tra sẵn sàng chiến đấu, thời gian các tàu ngầm hạt nhân Ohio có mặt trên biển chiếm 60% tổng thời gian hoạt động.

Tổng thống Mỹ Richard M. Nixon ngày 15.10.1973 đã ký bản ngân sách tài chính năm 1974, trong bản dự toán ngân sách này có một khoản dành cho chế tạo chiếc tàu ngầm hạt nhân mang hệ thống tên lửa chiến lược Trident. Ngày 25.07.1974. Hải quân Mỹ đã ký Hợp đồng với công ty General Dynamics nhằm chế tạo trên xưởng đóng tàu của Electric Boat chiếc SSBN đầu tiên, mang tên Bang Ohio.

Trong năm 1974 Hải quân Mỹ đã có chương trình đóng 10 chiếc tàu lớp Ohio. Đến năm 1981 chương trình được điều chỉnh tăng lên đến 15 chiếc, và tiếp tục tăng đến 20 chiếc tàu ngầm vào năm 1985. Đến năm 1989, hải quân Mỹ dự định sẽ đóng 21 chiếc tàu ngầm hạt nhân Ohio, kế hoạch sẽ đặt hàng đến 24 chiếc SSBN. Nhưng vào năm 1991, Thượng viện đã giới hạn chương trình chỉ được đóng có 18 chiếc tàu ngầm Ohio.

Cơ sở căn bản cho việc giới hạn này là hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược START và đề nghị của chính quyền G. Bush Tất cả 18 chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio được đóng tại xưởng đóng tầu Electric Boat thuộc hãng General Dynamics tính từ năm 1976 đến năm 1997. 8 chiếc đầu tiên được trang bị hệ thống tên lửa Trident I C-4. Sau này 4 chiếc được thay thế bằng tên lửa Tomahawk và tất cả các tàu ngầm còn lại đều mang tên lửa Trident II D-5.

Tính năng kỹ chiến thuật tầu Ohio

Tính năng kỹ chiến thuật tầu Ohio

Loại tàu ngầm

SSBN, SSGN

Định danh dự án

Ohio

Cơ quan phát triển dự án

Electric Boat Division

Phân lớp của NATO

SSBN/SSGN Ohio

Tốc độ trung bình trên mặt nước

17 knots

Tốc độ trung bình dưới mặt nước

25 knots

Độ sâu hoạt động của tàu

365 m

Độ sâu giới hạn lặn ngầm

550 m

Thủy thủ đoàn

14-15 sĩ quan,140 thủy thủ và hạ sĩ quan

Giá thành

1,5 tỷ USD thời giá năm 1980

Kích thước

Lượng giãn nước khi nổi

16 746 T

Lượng giãn nước khi lặn ngầm

18 750 T

Chiều dài (theo KVL)

170,7 m

Chiều rộng thân tàu (lớn nhất)

12,8 m

Mớm nước ( KVL)

11,1 m

Động lực trạm nguồn

Hạt nhân. Lò phản ứng hạt nhân nước áp lực loại GE PWR S8G. Hai tua-bin 30.000 mã lực, 2 máy phát điện tua bin công suất 4 MW, máy phát điện diesel công suất 1,4 MW, động cơ điện quay chân vịt dự phòng công suất 325 mã lực

Vũ khí trang bị

Ống phóng ngư lôi – thủy lôi

4 ống phóng cỡ nòng 533 mm

Tên lửa đạn đạo

24 tên lửa đạn đạo Trident II D5, hoặc 154 tên lửa hành trình BGM-109 mahawk

Bên trong con tàu tỷ đô

Tàu ngầm Ohio là một kỳ quan công nghệ hết sức phức tạp gồm 1. Anten cầu của đài sonar; 2. Bồn nước dằn tầu chính; 3. Buồng công tác máy tính trung tâm; 4. Phòng công tác truyền thông tin liên lạc radio; 5. Vị trí công tác của trắc thủ sonar; 6. Trung tâm điều khiển; 7. Trung tâm điều hướng, hoa tiêu và dẫn đường; 8. Vị trí điều khiển phóng tên lửa; 9. Khoang máy động lực ; 10. Khoang lò phàn ứng hạt nhân; 11. Khoang các thiết bị phụ trợ 1; 12. Đường thuát của thủy thủ đoàn; 13. Khoang các thiết bị phụ trợ 2; 14. Khoang ống phóng ngư lôi; 15. Khu nghỉ của thủy thủ ; 16. Khu nghỉ của sĩ quan; 17. Khoang tên lửa.

Thân vỏ tầu được cấu tạo vững chắc, chịu được áp lực lớn của nước và chia thành 4 khoang và một vùng kín, được ngăn cách bằng vách ngăn không thấm nước.

Video đang HOT

Khoang thứ nhất (khoang mũi tầu): Trong khoang được bố trí bốn sàn công tác cho của ba khu vực làm việc có yêu cầu nhiệm vụ khác nhau: Khu vực Tác chiến: Trung tâm điều hành tác chiến, Phòng công tác điều khiển phóng tên lửa, Phòng công tác điều hướng và hoa tiêu dẫn đường, Khoang ống phóng ngư lôi – thủy lôi, Gian công tác truyền thông radio, Khoang trạm sonar thủy âm.

Tại sao tàu ngầm Ohio khiến Trung Quốc lạnh sống lưng? - Hình 1

Trung tâm điều khiển tàu ngầm Ohio.

Khu vực Đảm bảo kỹ thuật: Tổ hợp máy tính trên boong, Hệ thống quạt thông gió, Phòng chứa điều hòa không khí và các trang thiết bị phụ trợ, Buồng máy bơm, Buồng chứa bình ac quy. Khu vực sinh hoạt thường xuyên:

Tại sao tàu ngầm Ohio khiến Trung Quốc lạnh sống lưng? - Hình 2
Bao gồm Khu phòng riêng của sĩ quan, Phòng nghỉ ngơi sinh hoạt, buffet, Bếp trên tầu, Phòng ăn của thủy thủ đoàn,

Tại sao tàu ngầm Ohio khiến Trung Quốc lạnh sống lưng? - Hình 3

Cabin sinh hoạt của sĩ quan và quản trị trưởng, Phòng y tế, Các phòng học chuyên dụng, Phòng trang thiết bị cứu hộ tập thể sử dụng (nằm giữa trung tâm điều hành và trạm sonar – thủy âm).

Khoang thứ 2 (khoang tên lửa). Đây là khoang có 4 sàn công tác và chiếm 1/3 không gian thân tầu được gia cố vững chắc. Trong khoang có: 24 ống phòng tên lửa được lắp đặt xuốt chiều cao của thân tầu đi qua cả 4 tầng công tác; Các trang thiết bị phóng tên lửa và hệ thống kiểm tra – kiểm soát phóng đạn; Phòng học chuyên dụng; Phòng ngủ cho kíp trắc thủ tổ hợp tên lửa.

Tại sao tàu ngầm Ohio khiến Trung Quốc lạnh sống lưng? - Hình 4

Khoang tên lửa từ phía bên ngoài.

Tại sao tàu ngầm Ohio khiến Trung Quốc lạnh sống lưng? - Hình 5
Khoang tên lửa Tomahawk chuyển đổi.

Khoang đặc dụng (kỹ thuật máy) Bảng điện phân phối; Thiết bị lọc và làm sạch không khí; Bơm nước và bơm thay đổi góc mũi và đuôi tầu (khi lặn – nổi); Khoang thứ 3 (Lò phản ứng hạt nhân).

Chiều dài của khoang khoảng 10 m, được lắp đặt các thiết bị bao gồm: Lò phản ứng hạt nhân; 2 máy phát điện hơi nước; 2 máy bơm lưu chuyển chất lỏng làm mát (nước); Máy nén tạo áp lực; Thiết bị kiểm soát và điều khiển các hoạt động của lò phản ứng hạt nhân. Khoang thứ tư là khoang động cơ tuabin.

Tầu ngầm Ohio có cấu trúc hình dáng tương đối phức tạp: Thân vỏ tầu ngầm được thiết kế vững chắc theo hình trụ tròn với hai phần đầu và cuối được kết nối liền mạch với hình nón và phần cuối là bán cầu lồi theo hình dáng thủy động học, phía trong gắn các bồn nước dằn tầu,khoang bán cầu lắp đặt anten sonar thủy âm và trục quay chân vịt. Phía trong của thân vỏ tàu có cấu tạo vững chắc được bao phủ bằng một lớp vật liệu cách nhiệt, cách âm nhẹ, bao bọc và ngăn cách tất cả các khoang trong thân tầu như khoang chứa các ống phóng tên lửa, khoang trang thiết bị động lực đuôi tầu cùng với hệ thống radar anten thủy âm kéo theo đuôi tầu ở phía sau. Với một diện tích không lớn của phía trong thân tàu, tàu ngầm có thể coi là tàu có một khoang chính thông suốt.

Phương pháp thiết kế thân tàu như vậy, theo các chuyên gia đã giảm tối thiểu khả năng tạo tiếng ồn động thủy âm, đạt được tốc độ cơ động dưới ngầm cao nhất với tiếng ồm thấp nhất nếu so sánh cùng với các loại tầu ngầm có hai khoang chính. Các tấm vách ngăn cứng và chịu lực sẽ chia tầu thành các khoang thứ cấp, mỗi khoang thứ cấp sẽ chia khoang tàu ra làm nhiều sàn công tác. Phần mũi tầu, phần khoang tên lửa và phần khoang đuôi tầu có các nắp cửa đóng mở để cung cấp hàng, cơ sở vật chất, đạn tên lửa và ngư lôi. Phần boong thượng được dịch chuyển lên phía trên mũi tàu, hai bên phía trên của boong thượng được lắp các cánh ổn định dạng cánh máy bay khí động học có hệ thống điều khiển để lái tàu, các cánh ổn định phía đuôi được thiết kế dạng chữ thập, trên các cánh đôi ổn định tàu nằm ngang có lắp các bánh lái điều khiển chuck – rods thẳng đứng.

Vỏ tầu được thiết kế có độ bền vững cao, được hàn từ các bộ phận (vỏ) định dạng hình trụ, hình nón và hình elip bằng thép có độ dày 75 mm. Vật liệu chính – thép cường lực mác HY-80/100 cho phép chịu được lực nén giao động trong khoảng từ 56-84 kgf / mm. Để tăng sức chịu lực nén của vỏ tầu đã gắn kết thêm các khung chịu lực hình khuyên nhau dọc theo chiều dài của thân tầu. Vỏ tầu được phủ lớp vật liệu chống ăn mòn từ nước biển.

Tổ hợp hệ thống động lực trạm nguồn của tàu ngầm Ohio bao gồm hai tổ hợp chính và tổ hợp phụ trợ. Các hệ thống máy và các bộ phận động lực được bố trí trong khoang số 5 và số 6.

Trong tổ hợp hệ thống động lực trạm nguồn bao gồm có: Lò phản ứng hạt nhân; Hai máy bơm đối lưu tuần hoàn; Máy nén tăng áp; Hai máy phát điện hơi nước, Hệ thống bảo vệ sinh học chống nhiễm xạ; Hai máy phát điện tur-bin; Hai bộ phận khí nén tua – bin hơi nước; Động cơ điện quay chân vịt tàu; Trang thiết bị điều khiển và kiểm soát các hoạt động của động lực trạm nguồn.

Tại sao tàu ngầm Ohio khiến Trung Quốc lạnh sống lưng? - Hình 6

Lò phản ứng hạt nhân.

Lò phản ứng hạt nhân – Là loại lò phản ứng 2 vòng đối ngẫu nước áp lực (PWR) loại S8G được phát triển bởi công ty General Electric, cấu tạo của lò phản ứng ba gồm các bộ phận tiêu chuẩn cho các loại của các lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ – áp lực: Vỏ – thân lò phản ứng, vùng phản ứng hạt nhân trung tâm, các tấm phản xạ neutron, thanh điều khiển. Chất lỏng dẫn nhiệt – làm mát và làm chậm các phản ứng dây truyền – là nước tinh khiết (qua hai lần chưng cất). Các thông số của vòng luân chuyển chính: Áp suất trung bình – 140 kgf / cm (14 MPa), nhiệt độ – 300-320 C. Lò phản ứng được bao quanh bởi một lớp tấm chắn chống phóng xạ, được thiết kế để bảo vệ thủy thủ đoàn chống lại bức xạ ion hóa và các vật liệu tổng hợp hình thành có khối lượng nguyên tử lớn. Đường kính của khoang lò phản ứng là 12,8 m, chiều dài lò phản ứng – 16,8 m, trọng lượng – 2750 tấn. Vùng phản ứng hạt nhân chứa nhiên liệu hạt nhân – đồng vị Uranium 235 đã được làm giàu ở mức độ cao, Khối lượng nhiên liệu hạt nhân cho phép 100.000 giờ hoạt động liên tục, tương đương với khoảng 9 -11 năm khai thác sử dụng liên tục lò phản ứng hạt nhân với công suất cao nhất, tàu ngầm có thể cơ động trên khoảng 280 ngàn dặm với tốc độ cao, ở tốc độ tiết kiệm – 800.000 dặm (đối với tầu ngâm SSBN lớp “Lafayette” tương đương với 5 năm bơi liên tục với tốc độ tiết kiệm (trung bình) trên đoạn đường dài 345.000 dặm).

Hệ thống động lực trạm nguồn tuabin hơi nước bao gồm hai động cơ tua-bin hơi với công suất 30.000 mã lực. Bao gồm có: Hộp số giảm tốc, bình ngưng làm mát, bơm tuần hoàn và các đường ống hơi nước. Hai tổ hợp máy tuabin hơi nước hoạt động trên một trục van, động cơ tua bin tốc độ cao truyền hộp số được giảm xuống còn 100 vòng / phút và thông qua khớp nối li hợp truyền tới trục chân vịt, quay bánh trục chân vịt bảy cánh có cấu tạo hình lưỡi liềm với đường kính 8 m với tốc độ giảm của vòng quay (cấu trúc thiết kế như vậy có thể giảm tối thiểu tiếng ồn thủy âm khi tầu đang chạy với tốc độ tuần kiểm sẵn sàng chiến đấu).

Hai máy phát điện đa cực tuabin tốc độ thấp có công suất 4.000 kW trên mỗi máy, cung cấp nguồn điện với điện áp 450 V và tần số 60 Hz, nguồn điện này thông qua thiết bị nắn dòng chuyển đổi điện xoay chiều thành điện một chiều cung cấp cho động cơ điện quay bánh trục chân vịt (trong trường hợp này, các tổ máy tuabin hơi nước không trực tiếp cung cấp động lực quay trục chân vịt).

Khi phát triển hệ thống động lực trạm nguồn đã áp dụng một số giải pháp để đảm bảo duy trì tiếng ồn thấp nhất ở tốc độ thấp và trung bình. Hệ thống động lực của tàu ngầm có chế độ đặc biệt tiếng ồn thấp do sự tuần hoàn tự nhiên nước hấp thụ nhiệt – làm mát ở vòng tuần hoàn chính trong đó vẫn duy trì tối đa công suất của lò phản ứng, chế độ sử dụng sự tuần hoàn tự nhiên này là chế độ cơ bản trong cơ động tuần tra chiến đấu. Trong chế độ hoạt động thông thường, nhiệt năng từ lò phản ứng được truyền đến các tổ hợp khí nén hơi nước, hơi nước được đẩy vào các cánh quạt tua-bin, làm quay các cánh quạt và quay trục chính, động lực trục chính thông qua hộp giảm tốc truyền đến trục chân vịt và quay chân vịt. Trong chế độ hoạt động tiếng ồn thấp sơ đồ phức tạp hơn – hơi nước từ tổ hợp khí nén hơi nước được truyền vào trạm máy phát điện tua – bin hơi nước, cung cấp điện cho động cơ điện dẫn động quay trục chân vịt.

Trong trường hợp này đã khóa lại các bộ phận, các trang thiết bị gây tiếng ồn – các máy bơm tuần hoàn của các động cơ tua -bin khí hơi nước và lò phản ứng hạt nhân, nhưng làm giảm công suất của lò phản ứng hạt nhân và tổ hợp khí nén – hơi nước. Chân vịt được quay bằng động lực của động cơ điện, và động cơ điện tiêu hao điện năng từ các trạm máy phát điện tua bin hơi nước. Do đó có thể loại trừ cả tiếng ồn phát sinh từ bộ giảm tốc, truyền động lực từ động cơ tua bin khí hơi nước ra trục chân vịt trong chế độ chạy hết công suất.

Giải pháp thiết kế Lò phản ứng hạt nhân đã được áp dụng trên tầu ngâm nguyên tử USS Narwhal (SSN 671) với công suất nhỏ hơn hai lần S5G. Các nhà thiết kế cũng tiến hành các nghiên cứu thử nghiệm khả năng tuần hoàn tự nhiên của nước dẫn nhiệt – làm mát trên lò phản ứng loại S6G, được lắp đặt trên tầu ngâm đa chức năng đa nhiệm “Los Angeles”

So với các tàu ngầm khác, lớp tàu ngầm Ohio có những đặc điểm thiết kế riêng biệt, đó là thân vỏ tầu được gắn kết thành một khoang chung đối xứng trục tâm, một đường trục truyền động lực, các bộ phận khác nhau được kết nối và bộ phận cách ly trục quay chân vịt, cách ly các đường ống dẫn, rất nhiều các hệ thống giảm xóc và lớp vật liệu cách âm phía bên trong khoang tầu, trong thiết kế hệ thống động lực thân tầu đã đưa chế độ giảm tiếng ồn vào các thiết bị, loại bỏ hoạt động của các máy bơm tuần hoàn , nghiên cứu chế tạo và đưa vào sử dụng chân vịt tốc độ thấp có cấu trúc đặc biệt. Với thiết kế cánh chân vịt kiểu mới đã giảm độ ồn xuống nếu so với các tàu ngầm SSBN lớp “Lafayette” 134-102 dB.

Hệ thống động lực phụ trợ là trạm nguồn diesel công suất 1400 kW và động cơ điện công suất 325 mã lực được chế tạo bởi công ty “Magnatek”. Trạm nguồn diesel được sử dụng như thiết bị dẫn của hệ thống điều khiển lái tầu bằng điện hoặc trong trường hợp sự cố đối với động lực trạm nguồn chính. Hệ thống động lực được cất trong khoang kín của tàu và trong trường hợp cần sử dụng sẽ đẩy ra. Hệ thống nằm trên giá di chuyển và có thể quay 360o trên mặt phẳng ngang.

Theo các thông số kỹ thuật, tàu có thể cơ động dưới nước với tốc độ khoảng hơn 20 knots. Thực tế tàu ngầm Ohio có khả năng tăng tốc đến 25 knots

Một tàu Ohio có thể hủy diệt cả lục địa

Vũ khí chủ yếu của tàu ngầm lớp Ohio là tên lửa đạn đạo, được bố trí trong 24 hầm phóng thẳng đứng, phân ra thành hai hàng dọc theo thân tầu, ngăn cách nhau bằng các vách ngăn trượt. Các tàu đầu tiên được trang bị tên lửa đạn đạo Trident I -4, trên cơ sở các tên lửa này đã chế tạo 8 chiếc Ohio đầu tiên, (SSBN-726 SSBN-733), đôi khi còn được gọi là nhóm tàu ngầm thứ 1. Các tàu còn lại được trang bị tên lửa đạn đạo hiện đại hơn lớp Trident II D-5. Vào năm 2003 theo các điều khoản của Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược, số lượng tàu mang tên lửa đạn đạo giảm xuống còn 14, bốn chiếc tàu thuộc nhóm 1 (SSBN-726 SSBN-729) được chuyển loại sang mang tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk. Các tàu còn lại thuộc nhóm 1 được lắp đặt tên lửa Trident II D-5.

Trên các tàu tên lửa Trident I, lắp đặt hệ thống niêm cất và phóng tên lửa Mk35 mod 0, các tàu còn lại với tổ hợp Trident II Mk35 mod 1. Hệ thống lưu giữ và phóng tên lửa bao gồm các hầm phóng, hệ thống thứ cấp đẩy tên lửa SLBM, hệ thống thứ cấp kiểm soát, điều khiển phóng đạn cũng như các thiết bị nạp cho tên lửa. Hầm phóng đạn là một ống ca hình trụ bằng thép, được gắn chặt với thân của SSBN. Cùng với yêu cầu khả năng lắp đặt các hệ thống tên lửa Trident II , hầm phóng tên lửa trên tàu có kích thước lớn hơn so với các tàu ngầm lớp “Lafayette”, (đường kích ống phóng là 2,4m, chiều cao là 14,8m). Hầm phóng có nắp đậy bằng hệ thống thủy lực. Nắp đậy có nhiệm vụ bịt kín, không để lọt nước hoặc không khí vào hầm phóng tên lửa. Nắp đậy cũng được chế tạo để chịu lực nén tương tự như thân tàu. Trên nắp có 4 cửa nhỏ để kiểm soát sự vận hành cũng như kiểm tra bên trong của hầm phóng tên lửa. Hệ thống cơ khí đặc biệt có nhiệm vụ khóa nắm hầm bảo vệ và chống các xâm nhập trái phép vào hầm phóng, điều khiển đóng mở cửa hầm phóng với những yêu cầu về quyền truy cập mở cửa hầm phóng đạn.

Trong hầm phóng lắp đặt ca (hình trụ tròn) phóng đạn và thiết bị cung cấp hỗn hợp khí gas – hơi nước. Ống phóng đạn được đậy kín bằng lớn màng chắn nước dày, ngăn chặn khả năng lọt nước biển vào hầm phóng khi mở nắp đậy – cửa phóng tên lửa. Lớp màng bảo vệ có hình vòm và được chế tạo từ nhựa phenolic hoặc amiăng cường lực. Khi phóng tên lửa, nhờ có các quả đạn hình cầu nạp chất nổ thường được lắp ở phía trong lớp màng phát nổ, xé rách tấm màng ở giữa và một số cạnh tấm màn chắn nước. Hầm phóng có các đầu giắc cắm kiểu mới, cho phép kết nối hầm phóng, tên lửa với các thiết bị điểu khiển phóng đạn, giắc cắm này sẽ tự động tuột ra vào thời điểm phóng đạn.

Trên tàu ngầm Ohio lắp hệ thống điều khiển phóng đạn loại Mk 98, hệ thống điều khiển chuẩn bị cho tất cả các tên lửa chuyển trạng thái từ thường xuyên lên tăng cường trong vòng 15 phút. Trong thời gian trước khi phóng tên lửa, hệ thống điều khiển bắn sẽ tiền hành các tính toán về tầm bắn, nạp thông tin vào bộ nhớ máy tính tên lửa, tiến hành các hoạt động chuẩn bị phóng đạn, kiểm tra đạn trước khi phóng sẵn sàng tiến hành phóng tên lửa, Trong hệ thống điều khiển phóng tên lửa có máy tính đường đạn Mk 98, tổ hợp máy tính này có khả năng trước thời điểm chuẩn bị phóng nạp thông tin mục tiêu cho tất cả các tên lửa trong cùng một lúc.

Trước khi phóng tên lửa, trong hầm tàu được tăng cường áp lực khí nén. Trong mỗi hầm phóng để tạo ra hỗn hợp khí nén đã được lắp đặt bình bột tạo áp lực (PAD). Khí gas, thoát ra từ bình PAD, đi qua thùng chứa nước, một phần đã được làm nguội và tràn vào phía dưới của cốc phóng đạn hình trụ, đẩy tên lửa phóng lên với gia tốc khoảng 10g. Tên lửa bị đẩy ra khỏi hầm phóng với vận tốc 50m/s. Khi tên lửa chi chuyển lên phía trên sẽ xé tan lớp màn chắn bảo vệ, và nước tràn vào hầm phóng. Cửa phóng tên lửa của hầm phóng tự động đóng lại sau khi tên lửa thoát ra, nước từ hầm phóng được máy bơm hút vào các bể dự bị đặc biệt. Để giữ được thăng bằng và độ sâu của tàu khi phóng tên lửa hệ thống ổn định thân tầu sử dụng tổ hợp con quay hồi chuyển để điều khiển các cánh ổn định đồng thời điều tiết lượng nước trong các bồn nước dằn tầu.

Tại sao tàu ngầm Ohio khiến Trung Quốc lạnh sống lưng? - Hình 7

Tên lửa đạn đạo được phóng liên tục với giãn cách từ 15 – 20 s ở độ sâu đến 30m, tốc độ hải trình là 5 knots và biển động đến cấp 6. Tất cả các tên lửa đều có thể phóng trong cùng một loạt có giãn cách (thử nghiệm chưa bao giờ thực hiện phóng hết tất cả cơ số đạn mà thường chỉ thử nghiệm theo phương pháp ngẫu nhiên lựa chọn). Trong nước tên lửa di chuyển không điều khiển, khi tên lửa thoát ra khỏi mặt nước, theo tín hiệu nhận được của sensor cảm biến gia tốc sẽ khởi động động cơ đẩy tầng thứ nhất. Theo chế độ tiêu chuẩn sẽ khởi động động cơ trên độ cao so với mặt nước biển là 10 – 30 m.

Độ chính xác của định vị vị trí tàu ngầm xác định bởi các thống số của hệ thống điều hướng – hoa tiêu dẫn đường từ hệ thông định vị vệ tinh Loran-C and NAVSTAR. Khai thác sử dụng các hệ thống này kết hợp với việc đưa vào sử dụng hệ thống ổn định ESGN con quay hồi chuyển với mô tơ điện treo tự do đã nâng khả năng xác định chính xác tọa độ vị trí của tàu lên từ 4 -6 lần so với các tàu ngầm thế hệ trước.

Tên lửa Trident II D-5 có thể được lắp đặt hai loại đầu đạn hạt nhân W76 đương lượng nổ 100 kt và W88 đương lượng nổ 475 kt. Trong trường hợp tải trọng cao nhất tên lửa đạn đạo có thể mang tới 8 đầu đạn thứ cấp W88 hoặc 14 đầu đạn W76 trên tầm xa hỏa lực là 7360. Sử dụng các thiết bị định vị hàng không đồng bộ với việc nâng cao hiệu quả của các thiết bị dẫn đường đã giảm độ sai lệch so với trung tâm mục tiêu của W88 còn 90120 . Để tiêu diệt các hầm phóng tên lửa của đối phương, các trắc thủ tên lửa tàu ngầm sử dụng phương pháp xác định tọa độ “2 trong 1″ nhằm vào một mục tiêu hầm phóng tên lửa là 2 đầu đạn từ 2 tên lửa Trident II khác nhau. Xác suất trúng mục tiêu đạt đến 0,95. Các đầu đạn thứ cấp W88 được chế tạo là 400 đơn vị. Do đó đại đa số các tên lửa được lắp đặt các đầu đạn W76. Trong trường hợp sử dụng các đầu đạn thứ cấp có đương lượng nổ thấp hơn, xác suất tiêu diệt mục tiêu hầm phóng tên lửa đạt đến 0,84.

Lượng tên lửa tàu Ohio mang theo được đánh giá có sức mạnh bằng tất cả số bom đạn được các phe sử dụng trong đại chiến thế giới thứ hai. Chỉ cần một tàu Ohio khai hỏa vũ khí hạt nhân cũng dư sức hủy diệt toàn bộ một lục địa.

Tại thời điểm hiện này, theo các điều khoản của Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược START trên mỗi tên lửa chỉ được mang không quá 8 đầu đạn thứ cấp. Để đạt được tầm bắn xa nhất trên mỗi tên lửa được lắp 6 đầu đạn W88 hoặc 8 đầu đạn W76. Chính vì vậy vào năm 2007 số lượng đầu đạn thứ cấp được lắp trên các tên lửa đạn đạo là 404 đơn vị W88 và 1712 đầu đạn W760. Theo thông báo của Chuẩn đô đốc Hải quân Raymond G. Jones các đầu đạn W88 chỉ được lắp trên 4 tàu ngầm nhóm hai của lớp Ohio.

Mỗi chiếc tàu ngầm Ohio trong số 4 tàu nhóm 1 được lắp 154 tên lửa hành trình Tomahawk 22 trong số 24 hầm phóng được thiết kế lại để lắp các ống phóng đạn thẳng đứng của tên lửa hành trình. Mỗi hầm phóng tên lửa được thiết kế lại và lắp đến 7 ống phóng tên lửa hành trình thẳng đứng. Hai hầm phóng gần với boong thượng được lắp hệ thống khoang đóng mở tự động ngầm. Trong các khoang này được lắp tàu ngầm mini ASDS ( Advanced SEAL Delivery System) hoặc các module thiết bị lặn DDS ( Dry Deck Shelter) để đưa lực lượng đặc biệt ra khỏi tàu ngầm hoặc quay về tàu, khi tàu đang ở trạng thái lặn ngầm.

Các khí tài này có thể được lắp đồng thời 2 chiếc, hoặc mỗi loại một chiếc, số lượng không quá 2. Khi lắp và khai thác sử dụng các thiết bị này, thông thường sẽ phải khóa một phần các hầm phóng tên lửa, đối với tàu ngầm mini, số lượng hầm phóng bị khóa là 3, đối với module khí tài lặn ngầm DDS ngắn hơn, hai hầm phóng đạn sẽ bị khóa. Tàu ngầm Ohio có thể mang bổ xủng thêm 66 quân nhân thực hiện nhiệm vụ đặc biệt dưới nước của Lực lượng SEAL hoặc lính thủy đánh bộ. Trong các chiến dịch ngắn ngày, thời gian cơ động ngầm không quá dài, có thể tăng cường đến 102 người.

Ngư – thủy lôi

Tất cả các tàu ngầm đều được lắp đặt 4 ống phóng ngư lôi tự bảo vệ. Các ống phóng ngư lôi nằm ở phần mũi tàu với một góc nghiêng nhỏ so với mặt phẳng đường kính của tàu. Trong biên chế, cơ số ngư lôi là 8 đạn Mk-48, được sử dụng để chống tàu ngầm và tàu nổi.

Tại sao tàu ngầm Ohio khiến Trung Quốc lạnh sống lưng? - Hình 8

Đài sonar trên tàu ngầm Ohio.

Trong quá trình đóng tàu ngầm lớp Ohio, đã lắp đặt đài radar trinh sát thủy siêu âm AN/BQQ-6, một biến thể nâng cấp hiện đại của sonar AN/BQQ-5 được lắp đặt trong tàu ngầm đa mục đích. Trong các tàu ngầm, đài sonar hoạt động chủ yếu ở chế độ thụ động – thu các tín hiệu thủy siêu âm. Trong tổ hợp đài AN/BQQ-6 đã được lắp đặt một loạt các đài sonar thứ cấp khác. Cơ sở căn bản của tổ hợp là đài sonar 2 chế độ chủ động và thụ động AN/BQS-13 nhưng có những hạn chế nhất định ở chế độ phát chủ động nếu so sánh với đài sonar AN/BQQ-5. Đài sonar có một anten hình cầu đường kính 4,6 m, được tạo thành bởi 944 hydrophone. Anten thu thụ động AN/BQR-23 là một khối bảo giác bao gjoomf có 104 hydrophones, bao bọc phía bên ngoài của chụp elip mũi tầu. Anten thu thụ động của đài sonar AN/BQR-15 là một an ten kéo theo tầu TB-29 có chiều dài là 47,7 m trên một đoạn cáp dài 670 m.

Các tín hiệu thu được từ đài sonar được xử lý bằng máy tính sonar công suất lớn AN/BQR-23. Khi cơ động hành quân anten được xếp gọn trên thân tầu phía trên về bên trái. Để thực hiện các nhiệu vụ hoa tiêu điều hướng và dẫn đường cho hải trình sử dụng đài sonar chủ động AN/BQR-19. Trong các tình huống địa hình phức tạp như bơi ngầm dưới nước và các hoạt động chống mìn sử dụng anten chủ động tầm gần AN/BQS-15. Khi bơi trên mặt nước biển tàu ngầm Ohio sử dụng radar AN/BPS-15A (trên tàu ngầm SSBN 741743 lắp đặt (AN/BPS-16).

Trong quá trình hiện đại hóa theo chương trình A-RCI (Acoustic Rapid COTS Insertion) tất cả các đài sonar của tàu ngầm Mỹ, bao gồm cả AN/BQQ-6 được hiện đại hóa theo phương án AN/BQQ-10. Từ 4 đài sonar riêng biệt đã sử dụng một đài chung COTS (commercial-off-the-shelf) với cấu hình thiết kế mở cho phép dễ dàng nâng cấp bằng các module. Hệ thống cũng cosnhuwngx khả năng như lập bản đồ bằng các tín hiệu thủy siêu âm (PUMA Precision Underwater Mapping and Navigation), cho phép định dạng bản đồ thủy văn có khả năng xác định cao, khả năng xác định được cả những vật thể nhỏ như các loại thủy lôi, mìn đáy, đồng thời có khả năng hoạt động dạng Net, trao đổi thông tin với các hạm tàu khác. Tiến trình hiện đại hóa lần đầu tiên đã được thực hiện đối với tàu ngầm Alaska vào mùa thu năm 2000.

Để phát hiện khả năng bị chiếu xạ bằng sóng siêu âm sử dụng đài AN/WLR-10. Đồng thời đồng bộ với hoạt động trên tàu là đài trinh sát sonar AN/WLR-8(V)5 trên mặt biển cảnh báo sớm về hiện tượng chiếu xạ radar hoạt động ở dải tần số 0,518 GHz. SSBN được bố trí 8 ống phóng đạn gây nhiễu loại Mk2 nhằm chống bức xạ siêu âm và đài gây nhiễu và tác chiến điện tử sonar AN/WLY-1. Đài hoạt động tự động tìm kiếm xác định chủng loại ngư lôi tấn công đồng thời xác định loại tín hiệu gây nhiễu thủy siêu âm để phá hủy ngư lôi hoặc đánh lạc hướng. Tàu ngầm còn được trang bị đạn giả định dạng tàu ngầm Mk70 MOSS (Mobile Submarine Simulator), được phóng ra từ ống phóng ngư lôi. Hiện nay, các loại đạn giả mô phỏng tàu ngầm được đưa lên lưu kho trên bờ trong thời gian vô hạn định.

Tàu ngầm lớp Ohio được trang bị kính tiềm vọng loại Kollmorgen Type 152 và Type 82.

‘Kẻ hủy diệt’ lang thang trên đại dương

Để phục vụ cho các tàu ngầm Ohio, đã hiện đại hóa hai căn cứ hải quân – một ở bờ biển Thái Bình Dương (căn cứ hải quân Bangor, bang Washington) và một trên Đại Tây Dương (căn cứ hải quân tại vịnh Kings, Bang Georgia). Mỗi cơ sở được thiết kế để cung cấp dịch vụ cho 10 tàu ngầm. Trên các căn cứ được xây dựng và lắp đặt trang thiết bị để tiếp nhận, cung cấp vũ khí, đạn, dịch vụ kỹ thuật bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ các tàu ngầm. Đồng thời cũng xây dựng doanh trại cho các thủy thủ đoàn nghĩ ngơi và học tập.

Trên mỗi căn cứ đều có các trung tâm huấn luyện để tập huấn kỹ chiến thuật các thủy thủ đoàn. Trung tâm có thể tiếp nhận và huấn luyện trong năm đến 25.000 quân nhân. Các mô hình học cụ mô phỏng cho phép thủy thủ đoàn học điều khiển tàu ngầm trong mọi điều kiện thời tiết, môi trường và địa hình thủy văn, bảo gồm cả các tình huống phóng tên lửa và ngư lôi. Huấn luyện sĩ quan hải quân được thực hiện trên thành phố Groton.

Từ năm 1997 tàu ngầm Ohio là loại tàu ngầm duy nhất của Hải quân Mỹ mang tên lửa đạn đạo cấp chiến lược còn nằm trong biên chế sẵn sàng chiến đấu. Tất cả các tàu ngầm khác loại đều được đưa ra khỏi biên chế sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Hải quân. Cũng năm 1997, Hải quân Mỹ tiếp nhận chiếc tàu ngầm lớp Ohio cuối cùng được chế tạo USS Louisiana (SSBN-743).

Với số lượng hiện có là 18 tàu ngầm Ohio, SSBN tiến hành từ 3 -4 chuyến hải tuần trong một năm, chiếm 50 – 60% thời gian ngoài biển lớn theo thống kê số liệu năm 2008. Cũng trong năm 2008 , các tàu ngầm đã thực hiện 31 chuyến hải tuần với thời gian mỗi chuyến là 60 – 90 ngày dưới biển. Nằm trong bộ ba răn đe hạt nhân, để tránh không bị phát hiện, trừ số ít người liên quan, không ai biết các tàu ngầm hạt nhân Ohio đang lang thang ở đâu trên đại dương và chúng có thể nhận lệnh tấn công bất cứ lúc nào nếu Mỹ cảm thấy bị đe dọa.

Theo Dantri

Tàu ngầm: Xứng danh "sát thủ" dưới mặt nước

Bí mật hoạt động tác chiến là tính năng chiến thuật quan trọng nhất của tầu ngầm. Chúng thực sự là 'sát thủ' với các chiến hạm nổi trên mặt nước, tầu ngầm, tầu vận tải đối phương...

Những khả năng của tầu ngầm có thể giải quyết trên bình diện các nhóm nhiệm vụ đa dạng cho tầu ngầm có tính năng kỹ chiến thuật rất cao. Tính năng kỹ chiến thuật tầu ngầm được xác định bằng năng lực sẵn sàng chiến đấu và tư tưởng chính trị tinh thần của thủy thủ đoàn, biên chế vũ khí trang bị, phương tiện quân sự và mức độ sẵn sàng chiến đấuvà khả năng khai thác sử dụng, trình độ huấn luyện của thủy thủ đoàn và các yếu tố khách quan khác. Khả năng sẵn sàng chiến đấu của tầu ngầm còn được xác định bằng những thông số kỹ chiến thuật của tầu ngầm, mà từ đó, xác định tính năng chiến thuật của tầu.

Tàu ngầm: Xứng danh sát thủ dưới mặt nước - Hình 1

Tính năng kỹ chiến thuật cơ bản của tầu ngầm: Biên chế vũ khí trang bị trên boong tầu; Lượng giãn nước và các thông số kích thước thân tầu; Tốc độ hành trình khi lặn ngầm, đối với tầu ngầm diesen điện tính cả tốc độ vận hành trên mặt nước và dưới ngầm; Độ sâu tầu ngầm có thể đạt được; Thời gian vận hành độc lập và tầm xa hoạt động; Trạm nguồn năng lượng chủ yếu; Mức độ phát xạ các trường vật lý, có thể xác định giới hạn bí mật của tầu; Khả năng hoạt động được trong các cấp sóng biển; Khả năng sống sót của tầu; Khả năng chứa được số lượng người; Thủy thủ đoàn.

Biên chế vũ khí trang bị của tầu ngầm bao gồm có các loại vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật và tính năng kỹ thuật, cho phép có thể sử dụng khi hoạt động ngầm dưới nước và khi hoạt động trên mặt nước trong các điều kiện tác chiến khác nhau. Các loại vũ khí trang bị cho tầu ngầm bao gồm: tên lửa, tên lửa - ngủ lôi, ngư lôi và thủy lôi.

Các trang thiết bị kỹ thuật chiến đấu của tầu ngầm bao gồm: Các đài radar trinh sát, đài trinh sát thủy âm, sonars và các thiết bị trinh sát thủy âm, các thiết bị trinh sát không thủy âm như trinh sát từ trường, các thiết bị dẫn đường trên biển (navigation), hệ thống điều khiển hỏa lực tự động, các phương tiện thiết bị chống trinh sát thủy âm (sonar), các đài thông tin liên lạc các loại, các đài trinh sát thông tin, xác định tọa độ mục tiêu và các thiết bị khác.

Tên lửa: Tên lửa trang bị trên tầu ngầm, phụ thuộc vào nhiệm vụ trọng tâm của tầu ngầm, có thể sẽ là tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa hành trình - Hệ thống phóng tên lửa từ tầu ngầm là hệ thống phương tiện trang lắp đặt trên tầu ngầm, có chức năng tấn công tiêu diệt các mục tiêu trên đất liền hoặc trên biển. Hệ thống bao gồm: các tên lửa có điều khiển, thiết bị phóng tên lửa và thiết bị dẫn đường tên lửa, hệ thống thiết bị này gắn liền với hệ thống định vị và dẫn đường của tầu ngầm, đài radar dẫn đường thân tầu và đài sonar (phụ thuộc vào các loại tên lửa khác nhau) và các hệ thống trang thiết bị khác, xác định tọa độ tầu ngầm phóng tên lửa và vị trí của mục tiêu, phát hiện mục tiêu, theo dõi và bám mục tiêu, đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết cho bộ phận dẫn đường và điều khiển tên lửa trong đầu dẫn của chính tên lửa.

Tên lửa đạn đạo: Đó là tên lửa, quỹ đạo đường đạn của các tên lửa đó trừ giai đoạn được điều khiển chủ động, bay theo quỹ đạo tự do. Các tên lửa này có tên lửa đẩy một tầng, hoặc tên lửa đẩy nhiều tầng, tên lửa có thể được điều khiển (tên lửa dẫn đường) và tên lửa không điều khiển. Tên lửa đạn đạo có tầm bắn lớn hơn 5500km( theo phân cấp của các nước phương Tây - lớn hơn 6500 km) được gọi là tên lửa xuyên lục địa (ICBM).

Tên lửa liên lục địa (ICBM) - là tên lửa nhiều tầng đẩy, với động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng hoặc rắn. mang theo các đầu đạn. Theo số lượng mang có thể là một đầu đạn hoặc nhiều đầu đạn, theo cơ chế điều khiển trong giai đoạn thụ động, có hai loại đầu đạn, loại không có điều khiển (rơi tự do) và loại có điều khiển (dẫn đường đầu đạn vào mục tiêu) đầu đạn có điều khiển là đầu đạn được điều khiển vào giai đoạn cuối của quỹ đạo đường bay, để có thể vượt qua được hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của đối phương, tấn công chính xác mục tiêu hoặc giải quyết cũng một lúc 2 nhiệm vụ vượt tuyến phòng thủ và đánh chính xác mục tiêu.

Tàu ngầm: Xứng danh sát thủ dưới mặt nước - Hình 2

Tàu ngầm: Xứng danh sát thủ dưới mặt nước - Hình 3

Các tên lửa mang nhiều đầu đạn có thể có 2 loại, một loại phân tán trên diện rộng và một loại mỗi đầu đạn được dẫn đến 1 mục tiêu. Loại thứ nhất dùng để tấn công mục tiêu có diện tích rộng (căn cứ, bến cảng) được phòng thủ bởi hệ thống phòng thủ tên lửa. Loại thứ 2 là để tiêu diệt các mục tiêu nhỏ, phân tán trên diện rộng và xa nhau.

Trong giai đoạn hiện nay, các tầu ngầm nguyên tử nước ngoài chứa từ 16 đến 24 tên lửa đạn đạo có tầm bắn từ 4.000 km đến 11.500km. số lượng đầu đạn trong mỗi tên lửa mang từ 5 đến 14 đạn với đương lượng nổ tương đương là 50 kt đến 1000 kt. Bán kính độ sai lệch so với mục tiêu trong khoảng từ 250m đến 300m và nhỏ hơn. Khối lượng tên lửa mang bao gồm cả đầu đạn khoảng 57 tấn. Do đó, các tầu ngầm mang tên lửa hạt nhân có kích thước và lượng giãn nước rất lớn.

Tên lửa hành trình (tên lửa có cánh). Đấy là tên lửa có cánh và có điều khiển. Cánh của tên lửa tạo lực khí động học khi bay trong không khí. Tên lửa sử dụng lực đẩy của động cơ phản lực và động cơ tuốc bin khí phản lực. Tên lửa hành trình thực hiện chuyến bay theo cách bay của máy bay với 2 cánh hoặc 4 cánh chữ thập và cánh điều khiển. Mỹ là nước đầu tiên chế tạo tên lửa hành trình có cánh chiến thuật và tên lửa hành trình chiến lược. Tên lửa chiến thuật có tầm bay gần (tên lửa chống tầu Harpoon có tầm bay 120 km) tầm trung (tên lửa hành trình tầm trung Tomahawk có tầm bay 500km), các tên lửa chiến thuật thường mang đầu đạn nổ thường.

Tên lửa hành trình cấp chiến lược (tên lửa Tomahawk) có tầm bay lên đến 2.500km và được trang bị đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ đến 200 kt. Tên lửa có cánh được trang bị và tích hợp các hệ thống điều khiển phức tạp như hệ thống đạo hàng quán tính, hệ thống dẫn đường NAVTAS, hệ thống định vị GPS nên có độ chính xác rất cao. Tên lửa được bắn từ ống phóng ngư lôi từ dưới ngầm. Các tầu ngầm của Mỹ thường mang 4 tên lửa có cánh. Trong giai đoạn gần đấy, có dự án sẽ cải tiến các tầu ngầm nguyên tử cũ thành các ống phóng tên lửa Tomahawk. Như vậy tầu sẽ mang hàng chục đến hàng trăm tên lửa Tomahawk cùng lúc.

Tàu ngầm: Xứng danh sát thủ dưới mặt nước - Hình 4

Mô phỏng 3D model ngư lôi.

Ngư lôi: Ngư lôi là vũ khí được trang bị trên tất cả các tầu ngầm, kể cả tầu ngầm tên lửa đến các tầu ngầm đa dụng. Ngư lôi là đầu đạn tự động hành tiến và tự điều khiển, tự dẫn dưới nước với thuốc nổ thường hoặc đầu đạn hạt nhân. Ngư lôi được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu tầu nổi, tầu ngầm và các tầu vận tải, phá hủy bến cảng, cầu tầu và các công trình xây dựng khác nằm trên mép nước của sông, biển. Ngư lôi có các loại đường kính như 324mm, 400mm, 482mm, 533mm, và hơn nữa. Chiều dài có thể từ 2,5 đến 6,5m hoặc lớn hơn. Theo yêu cầu kỹ chiến thuật ngư lôi có thể là Ngư lôi chống ngầm, ngư lôi chống tầu, ngư lôi đa dụng. Theo động năng có thể là khí ga, điện ...Theo hệ thống điều khiển có thể là tự điều khiển, điểu khiển bằng dây dẫn, bằng radar, sonar hoặc cơ động theo chương trình đã lập sẵn hoặc là có thể phóng theo đường thẳng (ngư lôi siêu khoang V111).

Hệ thống các đầu tự dẫn của ngư lôi có thể là tự dẫn thủy âm, tự dẫn thụ động, tự dẫn chủ động hoặc tổ hợp. Trên ngư lôi lắp đặt hệ thống kích nổ bằng chạm nổ, không chạm nổ - kích hoạt bởi các trường vật lý khác nhau của tầu. Các ngư lôi hiện đại có tốc độ cao, tầm phóng đạn xa và có chiều sâu khi hoạt động ngầm. Ví dụ hải quân Mỹ sử dụng ngư lôi Mk 48, có vận tốc đến 55 knot, tầm bắn lên đến 18.3km, chiều sâu lặn ngầm là 600m, hệ thống điều khiển tele bằng dây dẫn ở giai đoạn đầu và thiết bị tự dẫn theo thủy âm - thụ động vào giai đoạn cuối của quỹ đạo. Đường kính của ngư lôi là 533 mm, đầu nổ thường. Trên các tầu ngầm hiện đại ngày nay, thông thường có từ 4 đến 6 ống phóng ngư lôi, cơ số biên chế ngư lôi đến 20 quả đạn, để thực hiện bắn ngư lôi dưới ngầm, các tầu ngầm được trang bị các thiết bị điều khiển phóng ngư lôi (hệ thống điều khiển vũ khí tự động).

Tàu ngầm: Xứng danh sát thủ dưới mặt nước - Hình 5

Tên lửa chống tầu đa dụng.

Để phòng thủ trước các tầu ngầm của địch hoặc tiến hành chiến đấu với các tầu ngầm hiện đại của địch, các tầu ngầm tên lửa hoặc các các tầu ngầm đa nhiệm, đa dụng được biên chế các tên lửa chống tầu ngầm có điều khiển. Tên lửa chống ngầm có điều khiển tiêu biểu là tên lửa chống ngầm Subroc của Mỹ . Tên lửa sử dụng những thông số phát hiện tầu ngầm, được phóng đi từ ống phóng ngư lôi dưới mặt nước, bay theo quỹ đạo đường đạn với vận tốc 340m/s. Tên lửa chống ngầm có thể mang đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ lến đến 30 Kt hoặc đầu nổ thuốc nổ thường của Mk 48, đồng thời có thể sử dụng ngư lôi tự dẫn Mk48 với tầm bắn 9km. Tên lửa chống ngầm Subroc có tầm bắn từ 9km đến 65km, sử dụng hệ thống điều khiền dẫn đường đạo hàng quán tính.

Tàu ngầm: Xứng danh sát thủ dưới mặt nước - Hình 6

Tầu ngầm đặt thủy lôi.

Thủy lôi các loại cũng được biên chế cho các tầu ngầm nguyên tử đa dụng, một phần được thay thế cho ngư lôi để đặt chúng bằng ống phóng ngư lôi. Trong một số trường hợp, bố trí trận địa mìn được giao cho tầu ngầm, khi đó, vũ khí hỗ trợ tác chiến sẽ trở thành vũ khí chính của tầu ngầm. Tất cả các loại thủy lôi nằm trong biên chế của hải quân Mỹ, đều được lắp thiết bị kích nổ không tiếp xúc và có sức công phá rất mạnh, các loại thủy lôi này có khả năng tự cơ động, được chế tạo trên cơ sở của ngư lôi, sau khi được phóng ra từ ống phóng ngư lôi, thủy lôi tự cơ động đến vị trí đặt mìn, do đó, tầu ngầm không cần thiết phải phải tiến đến vị trí đặt mìn. Cũng có những ý tưởng chuyển những tầu ngầm nguyên tử hoặc tầu ngầm tên lửa đã quá hạn sử dụng thành các tầu ngầm đặt thủy lôi (mỗi một tầu có thể rải được đến 256 quả thủy lôi- mỗi ống phóng tên lửa sẽ lắp 16 quả thủy lôi).

Để đảm bảo có thể quan sát dưới mặt nước, trên mặt nước và trong không trung, đảm bảo an toàn và bí mật lặn ngầm, thực hiện được những nhiệm vụ theo yêu cầu kỹ chiến thuật. Tầu ngầm hiện đại được trang bị với số lượng lớn các thiết bị trinh sát điện tử. Trọng tâm là các thiết bị sonar - đài sonar và các thiết bị sonars

Tàu ngầm: Xứng danh sát thủ dưới mặt nước - Hình 7

Sonar mũi tầu và hệ thống tên lửa mũi tầu Virgina.

Đài sonar là các thiết bị siêu âm - điện từ và và các thiết bị điện tử để tìm kiếm, phát hiện và xác định phân loại các loại mục tiêu trên biển, hướng và khoảng cách từ tầu ngầm đến mục tiêu, đưa ra các thông số cho các thiết bị điều khiển hỏa lực, các thiết bị thông tin liên lạc giữa các tầu, đảm bảo an toàn khi hoạt động ngầm và thực hiện các nhiệm vụ khác. Các đài siêu âm sonar có thể là các đài phát chủ động các sóng siêu âm hoặc các đài thu thụ động sóng siêu âm. Đài sonar có thể là một phần của tích hợp các hệ thống siêu âm của tầu ngầm.

Tàu ngầm: Xứng danh sát thủ dưới mặt nước - Hình 8

Sonar hiện đại ngày nay.

Tổ hợp các thiết bị trinh sát thủy âm - đây là tập hợp các thiết bị thủy âm, sonar độc lập, phần cuối đấu nối của các thiết bị đó được đấu nối với bàn điều khiển. Những ví dụ của tổ hợp các thiết bị thủy âm tầu ngầm đó là hệ thống AN/BQQ-2; -5; -6 hoạt động trong dải tần số rất rộng từ 0.01 đến 7 kHz. Các thiết bị bao gồm đài sonar AN/BQS-6 hoặc AN/BQS-13DNA, hoạt động trong dải tần số thấp ở chế độ thụ động hoặc chủ động. Xử lý thông tin tín hiệu được thực hiện bởi máy tính AN/BQA-3. Để phát hiện tiếng ồn của mục tiêu trên khoảng cách lớn, trong tổ hợp sonars có lắp đặt đài thu sonar - thủy âm thụ động AN/BQR-7, nhưng có độ chính xác về phương vị và hướng phát ra tiếng động không cao. Truyền thông thủy âm được thực hiện bằng đài sonar AN/BQA-2 cũng nằm trong tổ hợp hệ thống sonar trên bảng điều khiển.

Để xác định mục tiêu các tầu ngầm, được sử dụng thiết bị AN/BQQ-3, thiết bị tự động xử lý các dải tần tín hiệu thu được, phân loại chúng và so sánh các tín hiệu với các mẫu templetes âm thanh của các loại tầu khác nhau. Đồng thời, các tầu ngầm của Mỹ còn được trang bị các đài sonar với các thiết bị ăng ten mềm kéo dài, được kéo theo tầu AN/BQR-15 (tần số hoạt động từ 10Hz đến 0.9kHz), các đài trinh sát siêu âm sonar AN/WLR-9A,-12 để phát hiện các tin hiệu của các đài sonar đối phương, các đài dò thủy lôi và các thiết bị cảnh báo chống sonar. Tầm xa hoạt động của các tổ hợp thiết bị trinh sát sonar thủy âm, cho phép phát hiện hoạt động của chân vịt tầu ngầm khoảng lớn hơn 90 km, tính toán khoảng cách đến mục tiêu có thể đạt được đến 70km, truyền thông thủy âm lên đên 300 km.

Trong giai đoạn ngày nay, trên các tầu ngầm đang phát triển các thiết bị, hệ thống phát hiện tầu ngầm không sử dụng thủy âm. Có nghĩa là các thiết bị dò tìm, hoạt động không sử dụng siêu âm, thủy âm mà sử dụng hiệu ứng từ các trường vật lý khác phát ra của tầu ngầm hoặc sóng lằn tầu. Đã đưa vào sử dụng hệ thống dò tìm laser tìm kiếm mục tiêu cho phép phát hiện mục tiêu ở khoảng cách từ 150 - 450 m. Các nước phương Tây cũng đang phát triển các thiết bị phát hiện tầu ngầm từ các dấu vết của sóng lằn tầu xuất phát từ tuốc bin chân vịt của tầu với sự tham gia của đường dẫn các thiết bị đo điện trở nước biển.

Khi sử dụng các thiết bị này, hướng phát xạ của của lằn tầu ngầm, đồng thời hướng đi của tầu ngầm sẽ được xác định bằng phương pháp giao cắt các dấu vết của lằn tầu. Tầu càng chạy nhanh, khả năng phát hiện được tầu càng xa, do công suất của xao động do chân vịt tạo lên càng lớn, dấu vết của lằn tầu càng lan rộng, càng tồn tại lâu hơn trong môi trường nước biển. Các chuyên gia cho rằng có thể không những chỉ phát hiện được tầu ngầm mà còn theo dõi được hướng đi của tầu, nếu kéo theo đường dây với những cảm biến dọc theo sóng xao động lằn tầu.

Để bảo đảm cho tầu ngầm bơi dưới băng trong khu vực biển cực bắc, trên tầu ngầm được đặt các thiết bị đo âm thành truyền của băng. Các thiết bị này cho phép phát hiện và đo độ dày của băng, khoảng cách đến đáy băng, tìm kiếm và phát hiện giới hạn của các khối băng, khe hở giữa các lớp băng, cho phép tầu xác định vị trí có thể lặn xuống dưới băng và vị trí nổi lên mặt nước từ dưới lớp băng. Theo nguyên tắc hoạt động của thiết bị đo âm thanh trong băng giống như hoạt động thiết bị đo độ sâu, tầm hoạt động của thiết bị đo băng khoảng lớn hơn 200m, độ chính xác đến khoảng 0.5%. Với thiết bị đồ họa máy tính ghi lại những biến động của sóng âm liên tiếp, có thể xác định lý tính của lớp băng theo quỹ đạo cơ động của tầu ngầm.

Để theo dõi các tầu trên biển, các tầu ngầm sử dụng các đài radar, tầm xa của đài radar phụ thuộc vào khả năng phát xạ của sóng radar, tức chiều cao của ăng ten trên mặt nước, kích thước của mục tiêu, trạng thái của biển và khí hậu, thời tiết trên biển.

Với mục đích tìm kiếm, phát hiện, xác định loại và định hướng các đài phát radar của địch trên tầu ngầm lắp đặt các đài trinh sát điện tử, tầm hoạt động của các đài này lớn hơn nhiều lần so với các đài radar phát hiện tầu ngầm hiện có, điều đó cho phép tầu ngầm có thể nhanh chóng phát hiện ra các đài radar trinh sát biển - phát hiện tầu ngầm. Tầu ngầm có thể lập tức tránh khỏi bị phát hiện bằng cách lặn sâu xuống dưới biển.

Tàu ngầm: Xứng danh sát thủ dưới mặt nước - Hình 9

Tầu ngầm hiện đại đa nhiêm hải quân Hoàng gia Anh.

Các tầu ngầm hiện đại ngày nay có những đặc điểm khác xa hơn so với các tầu ngầm trong và sau chiến tranh thế giới thứ 2 do được lắp đặt rất nhiều các thiết bị tự động hóa, điều khiển hỏa lực, điều khiển các trang thiết bị trong tầu ngầm, điều khiển toàn bộ hoạt động của tầu ngầm. Các tầu ngầm nguyên tử được trang bị toàn bộ hệ thống quản lý, điều khiển là các thiết bị điện tử, tự động hóa với ứng dụng công nghệ cao nhất. Các hệ thống điều khiển tự động hóa ASU được sử dụng để điều khiển hệ thống hỏa lực, trinh sát, dẫn đường, tìm kiếm mục tiêu, trinh sát siêu âm, thủy âm, điện tử, quan sát, tính toán quỹ đạo đường đạn và điều khiển quá trình phóng đạn, tính toán và đưa ra các câu trả lời với các nhiệm vụ chiến thuật, quỹ đạo cơ động của tầu ngầm...thông thường được gọi là hệ thống điều hành tác chiến điện tử (SICO).

Việc áp dụng các trang thiết bị tự động hóa cho phép giải quyết với tốc độ cao các quy trình hoạt động với công tác sử dụng vũ khí trang bị, phương tiện kỹ thuật thân tầu, đồng thơi khối lượng thông tin tiếp nhận được tăng lên rất nhiều lần từ những nguồn thông tin bên ngoài, thông tin trong tầu, từ những kết quả xử lý thông tin, có thể đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời và đưa vào hành động mà trong trường hợp khác, vượt quá khả năng của con người. Nhưng ra quyết định cuối cùng là người thuyền trưởng tầu ngầm, trắc thủ tổ hợp vũ khí trang bị, chứ không phải là hệ thống tự động hóa điều hành vũ khí, trang thiết bị tầu ngầm. Các hệ thống thiết bị đầu cuối, máy tính điện tử trong thời gian ngắn nhất sẽ đưa ra những giải pháp logic cho thuyền trưởng hoặc trắc thủ ra quyết định tác chiến, sau khí quyết định được chuyển thành quyết tâm chiến đấu hoặc mệnh lệnh cụ thể, máy tính và các thiết bị sẽ đưa mệnh lệnh thành hiện thực hành động cho trang thiết bị trên boong tầu.

Các tổ hợp thiết bị tự động hóa: được sử dụng trong các hệ thống tên lửa và ngư lôi, hệ thống chỉ thị mục tiêu và chế áp siêu - thủy âm, hệ thống trinh sát phát hiện và xác định chủng loại mục tiêu, kết nối thông tin và phát hiện địch ta, hệ thống tính toán hải đồ, xác định hải trình, hệ thống điều khiển nguồn năng lượng thân tầu, điều khiển tầu ngầm cơ động theo quỹ đạo dự kiến, xác định tốc độ hải hành và độ sâu lặn ngầm. Các thiết bị tự động hóa điều khiển quá trình tái tạo và lọc không khí trong khoang tầu, đảm nhiệm nhiệm vụ huấn luyện kíp lái theo yêu cầu sử dụng vũ khí trang bị trên boong nhằm luôn giữ gìn trạng thái sẵn sàng chiến đấu của thủy thủ đoàn trong những chuyến hải hành dài ngày. Công nghệ ứng dụng các tổ hợp, các hệ thống tự động hóa và trí tuệ hóa trên tầu ngầm hiện đại cho phép giảm số lượng thủy thủ tầu ngầm.

Trên các tầu ngầm của Mỹ, tự động hóa là tổ hợp các hệ thống tự động hóa hoạt động độc lập với các hệ thống kết nối riêng biệt giữa các hệ thống với nhau. Tổ hợp tự động hóa bao gồm có: hệ thống điều khiển lái tầu, hệ thống điều khiển tên lửa đạn đạo Mk88; hệ thống kiểm tra tình trạng kỹ thuật của tên lửa đạn đạo và hệ thống điều khiển phóng tên lửa đạn đạo, bao gồm cả hệ thống mô phỏng để huấn luyện trắc thủ. Các hệ thống cấp 2 của nhóm hệ thống chủ đạo (cấp) là hệ thống thu thập thông tin về tình hình khí tượng thủy văn (bao gồm cả tốc độ dòng chảy nằm trong hệ thống cấp 1 điều khiển vũ khí, hệ thống đài thủy âm, sonar, hệ thống Mk 113 điều khiển các loại vũ khí chiến thuật như ngư lôi, tên lửa-ngư lôi. Hệ thống điều khiển cơ động và hệ thống điều khiển nguồn năng lượng (ở Mỹ là tầu ngầm nguyên tử - lò phản ứng nguyên tử).

Tích hợp tất cả các hệ thống trang thiết bị tự động hóa, hoạt động độc lập theo những nội hàm riêng của chúng vào trong 1 chỉnh thể thống nhất, đồng bộ hóa những hoạt động của các hệ thống cấp 2 và kết nối với các hệ thống cấp 1, thu thập, quản lý thông tin, tính toán và xử lý thông tin được thực hiện bởi máy tính trên boong tầu.

Tổ hợp hệ thống tự động hóa ACS (CICS) của các tầu ngầm nguyên tử type loại Trident là tổ hợp các máy tính trên boong tầu, bảng điều khiển, các thiết bị ngoại vi, kết nối với các cảm biến, thiết bị đo, các nguồn cung cấp thông tin khác và các thiết bị điều khiển. Tổ hợp hệ thống máy tính đảm bảo hoạt động nhịp nhàng cho một trung tâm chỉ huy điều hành tác chiến của tầu ngẩm trong các điều kiện, tình huống chiến trường khác nhau - điều khiển các loại vũ khí chiến lược và các loại vũ khí chiến thuật, hệ thống quan sát và chỉ huy, hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu và chế áp điện tử, phản kích và ngụy trang, các thiết bị kiểm tra bức xạ và kiểm soát kỹ thuật thân tầu, hệ thống tái tạo và làm sạch không khí thân tầu, hệ thống điều khiển lái tầu.

Hệ thống điều khiển vũ khí chiến thuật xác định tầm hoạt động của các thiết bị trinh sát sonar, thủy âm và xác định tầm hoạt động của sonar đối phương, tự động phát hiện mục tiêu và phân định mục tiêu, xác định kích thước, khối lượng cũng như tọa độ của mục tiêu, thông báo thông số lên màn hình điều hành, chỉ huy tác chiến trong mỗi tương quan giữa vị trí và các yếu tố thành phần về chuyển động của tầu ngầm và chuyển động của mục tiêu, tính toán và đưa ra các giải pháp và lựa chọn quỹ đạo tối ưu để tiếp cận mục tiêu, lựa chọn vũ khí tối ưu để tấn công tiêu diệt hoặc trang thiết bị tối ưu chế áp trinh sát thủy âm của đối phương, phụ thuộc vào điều kiện tác chiến và điều khiển hỏa lực.

Để điều khiển hoạt động của các phương tiện quan sát, trinh sát, trên các tầu ngầm có tổ chức trạm trung tâm (VIP) xử lý thông tin, trạm trung tâm có nhiệm vụ thu thập thông tin, xử lý thông tin và cung cấp thông tin về tình hình, các tình huống trên không, trên biển, dưới lòng biển, đồng thời thực hiện các thuật toán tính toán quỹ đạo cơ động của tầu, sử dụng vũ khí và sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc. Những thông số của trạm trung tâm xử lý thông tin được cung cấp trên các bảng thông báo LED, các bảng chỉ thị và các màn hình máy tính thành viên.

Tàu ngầm: Xứng danh sát thủ dưới mặt nước - Hình 10

Sonar trinh sát trên tầu ngầm seawolf.

Để bảo vệ tầu ngầm tránh khỏi sự phát hiện, theo dõi của các đài trinh sát sonar, thủy âm và bị tấn công tiêu diệt bởi vũ khí chống ngầm của đối phương, trên boong tầu được trang bị các thiết bị trinh sát thủy âm, sonar và thiết bị chế áp, gây nhiễu các thiết bị trinh sát thủy âm, sonar của đối phương. Các thiết bị chống trinh sát thủy âm, sonar bao gồm có các thiết bị trôi nổi và các thiết bị tự hành tạo nhiễu và mô phỏng, các thiết bị này phát ra các xung âm thanh tương tự tiếng ồn của tầu ngầm, cũng như phát ra các xung siêu âm mạnh, đồng thời, các thiết bị này cũng hoạt động mô phỏng hoạt động của tầu ngầm trong quỹ đạo di chuyển cơ động, có tốc độ và độ sâu tương đương. Việc sử dụng các thiết bị ngụy trang, gây nhiễu và các mục tiêu giả này cho phép tầu ngầm có thể tránh không va chạm với địch đồng thời có thể tấn công bất ngờ kẻ thù.

Các quả đạn mục tiêu giả, tạo thành một đám bọt nước lớn, phản xạ lại chùm tia sóng siêu âm phát ra từ đài sonar đối phương, tạo thành phản xạ dội lại như phản xạ của sóng siêu âm khi gặp tầu ngầm. Ngoài ra còn nhiều các thiết bị ngụy trang đánh lừa địch khác...Ví dụ, trên tầu ngầm Mỹ có trang bị thiết bị chế áp siêu âm SPAT, mô phỏng lại tiếng động và các tính chất động năng của tầu ngầm, thiết bị có sáu chương trình cơ động mô phỏng theo quỹ đạo, tốc độ và độ sâu. Độ sâu hoạt động của thiết bị từ 9m đến 198m, tần số hoạt động của thủy âm từ 8 - 60 kHz, tần suất của tín hiệu thủy âm là 25 dB. Đường kính của thiết bị là 254mm, chiều dài thiết bị là 2,69m, khối lượng 136 kg.

Thiết bị thông tin liên lạc: Thiết bị thông tin trên tầu cho phép các tầu ngầm có thể liên lạc thông suốt đa chiều với trung tâm chỉ huy, với các tầu trên mặt nước, không quân và các tầu ngầm trong lực lượng. Hệ thống các thiết bị thông tin liên lạc bao gồm các đài thu phát tín hiệu thông tin đa chiều, các đài thu phát thông tin siêu âm, sử dụng các ăn ten nhô ra khỏi thân tầu và các ăn ten kéo theo tầu ở khi lặn ngầm hoặc ở độ sâu kính tiềm vọng.

Tàu ngầm: Xứng danh sát thủ dưới mặt nước - Hình 11

Dải tần số thông tin liên lạc với tầu ngầm.

Các đài thu tín hiệu thông tin liên lạc trên boong tầu hoạt động ở chế độ siêu âm, sóng ngắn, song trung và dải sóng dài và siêu dài, các đài truyền phát thông tin hoạt động trên dải tần số siêu âm, sóng ngắn và sóng trung. Để tăng cường khả năng giữ bí mật thông tin trên tầu ngầm sử dụng các thiết bị thu tốc độ siêu cao, các thiết bị sẽ ghi rất nhanh các chương trình phát thanh, phát cho các tầu ngầm với tốc độ đường truyền cao. Các thiết bị giải mã tự động, với các thiết bị giải mã này, thông tin truyền phát theo radio sẽ được mã hóa hoặc giải mã trong quá trình truyền phát thông tin hoặc thu thông tin.

Thiết bị trinh sát thông tin là các thiết bị được sử dụng trên tầu ngầm, có nhiệm vụ thu thập các nguồn thông tin từ đối phương bằng các phương pháp thu chặn truyền phát thông tin của đối phương, xác định tọa độ các đài phát. Hiệu quả của việc này là xác định chính xác vị trí của các đài, từ đó nhanh chóng tìm ra các mục tiêu tầu ngầm, tầu nổi hoặc các phương tiện chống ngầm của đối phương. Tầu ngầm có thể tránh né lực lượng chống ngầm và tấn công mục tiêu được giao.

Trên các tầu ngầm hiện đại được sử dụng các hệ thống thiết bị dẫn đường điều khiển tầu navigation, hệ thống dẫn hải trình là tập hợp các thiết bị radar dẫn đường, định vị tầu, rà quét trên hải đồ, xác định những địa hình, địa vật hoặc các phương tiện trên khu vực hoạt động của tầu. Các thiết bị dẫn hải trình này hoạt động tự động và đồng thời giải quyết hàng loạt những nhiệm vụ đảm bảo điều khiển tầu an toàn, hiệu quả khi sử dụng vũ khí. Hệ thống các thiết bị dẫn hải trình bao gồm hệ thống radar và sonar hải trình boong tầu, xác định và lưu trữ tọa độ hải trình trên hải đồ tầu đã đi qua, đang đi trên tọa độ và hướng chuẩn phía Bắc của hải đồ, từ đó xác định quỹ đạo hành trình của tầu ngầm; các thiết bị thu nhận sóng radar của thiết bị dẫn hải trình, hệ thống la bàn thiên văn và thiết bị radar lục phân xác định vị trí mặt trời, thiết bị quan sát đáy biển, thiết bị quan sát phía sau thân tầu, thiết bị đo độ sâu siêu âm, hệ thống định vị vệ tinh và hệ thống NAVSTAR.

Lượng giãn nước của tầu ngầm: Phụ thuộc vào các nhiệm vụ của tầu ngầm, vũ khí trang bị và các phương tiện kỹ thuật trang bị trên tầu ngầm, nguồn năng lượng (động năng) của tầu, khả năng độc lập hoạt động, cơ số dự phòng...Ví dụ, khối lượng của tên lửa đạn đạo Trident-2 là 57 tấn, trong đó khối lượng của ngư lôi Mk 48 là 1.300kg.

Đối với tầu ngầm thương phân biệt hai lượng giãn nước - giãn nước trên mặt biển và giãn nước dưới mặt biển. Đối với các tầu ngầm diesel hiện đại lượng giãn nước trên mặt biển khoảng 2.300 tấn, nhưng ở dưới nước sẽ là 3.000 tấn. Lượng giãn nước của tầu ngầm nguyên tử đa nhiệm trên mặt biển là 6.000 tấn, những dưới nước là 6.900 tấn. Ví dụ tầu ngầm nguyên tử lớp Los Angeles. Lượng giãn nước của tầu ngầm nguyên tử mang tên lửa có khối lượng lớn hơn nhiều so với lượng giãn nước của các tầu nổi như tầu tuần dương tên lửa, được coi là loại tầu theo truyền thống là lớn nhất. Ví dụ, tầu ngầm nguyên tử lớp Ohio của Mỹ có lượng giãn nước trên mặt biển là 16.600 tấn, nhưng dưới mặt nước là 18.700 tấn. Từ lượng giãn nước khổng lồ này, tên lửa đạn đạo chiếm khoảng 1.380 tấn, có nghĩa là chỉ có 7% khối lượng của tầu ngầm nguyên tử mang tên lửa. Sự phát triển của lượng giãn nước tầu ngầm làm cho thân tầu có những thay đổi cơ bản về kích thước: chiều dài của tầu đạt tới 170m, chiều rộng là 13 m, ống phóng các tên lửa dưới tầu ngầm đạt gần tới 11m.

Tàu ngầm: Xứng danh sát thủ dưới mặt nước - Hình 12

Độ sâu giới hạn của tầu ngầm: Là một trong những thông số kỹ chiến thuật quan trọng của tầu ngầm. đảm bảo cho tầu bí mật hoạt động và tự do cơ động ở độ sâu đáy biển tránh sự tìm kiếm của lực lượng chống ngầm cũng như vũ khí chống ngầm của đối phương. Đồng thời độ sâu lớn cũng đảm bảo cho tầu có tốc độ cao trước giới hạn xuất hiện bong bóng trong nước khi tầu chuyển động. Độ sâu của các tầu diesel hiện đại là lớn hơn 200m, còn tầu ngầm là - 400m.

Đối với tầu ngầm có các giới hạn lặn ngầm như sau:

Đối với tầu ngầm có những giới hạn lặn ngầm được quy chuẩn như sau: Lặn ngầm độ sâu kính tiềm vọng, độ sâu lặn ngầm an toàn, độ sâu cơ động chiến đấu, độ sâu giới hạn, độ sâu theo thiết kế:

Khi tầu ngầm hoạt động ở độ sâu tiềm vọng, độ sâu cho phép đảm bảo quan sát được bằng kính tiềm vọng trên mặt biển và bầu trời, sử dụng các ăn ten của radar và các thiết bị radio trinh sát và các thiết bị thông tin liên lạc, các bộ phận đảm bảo cho hoạt động của động cơ diesen dưới nước trên các tầu ngầm sử dụng động cơ. Phụ thuốc vào lượng giãn nước và cấu trúc thiết kế của tầu ngầm, độ sâu kính tiềm vọng sẽ là từ 8 - 12 m tính từ bề mặt nước biển.

Độ sâu lặn ngầm an toàn: Đó là độ sâu hoạt động giúp tầu ngầm có thể hoạt động mà không sợ sự va chạm với các đáy tầu chiến và tầu vận tải hoạt động trên mặt biển. Phụ thuốc vào thiết kế thân tầu ngầm và những đặc điểm của từng loại tầu, độ sâu an toàn khoảng 40m.

Độ sâu giới hạn: Là độ sâu lớn nhất mà tầu ngầm có thể được phép lặn trong quá trình khai thác sử dụng. Vượt quá độ sâu này khung sườn và vỏ tầu có khả năng không chịu được áp lực của nước đè lên thân tầu.

Độ sâu hoạt động của tầu (bằng khoảng 70 - 90%) độ sâu giới hạn, là độ sâu tầu ngầm có thể lặn ngầm trong thời gian dài và an toàn cơ động chiến đấu.

Độ sâu theo thiết kế: Là độ sâu, phù hợp với áp suất nén của nước, được tính toán trong cơ cấu thiết kể của các bộ phận thân tầu. Khi lặn ngầm, tầu đạt đến độ sâu thiết kế có thể xảy ra tình huống phá kết cấu vững chắc của thân tầu.

Kiểu loại trạm nguồn năng lượng thân tầu: (GEU) Nguồn năng lượng điện thân tầu đóng vai trò vô cùng quan trọng trọng xác định các tính chất kỹ chiến thuật của tầu ngầm. Tốc độ của tầu ngầm, tầm xa hoạt động, điều kiện sống và hoạt động của thủy thủ đoàn, vũ khí trang bị và các trang thiết bị biên chế cho tầu ngầm hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu loại trạm nguồn năng lượng.

Tàu ngầm: Xứng danh sát thủ dưới mặt nước - Hình 13

Buồng động lực tầu ngầm diesel.

Động cơ trạm nguồn diesel của tầu ngầm (tầu ngầm diesel) cho tầu ngầm có công suất đến 6.000 mã lực, bắt buộc từng giai đoạn hoạt động phải nạp điện cho các bình ắc quy. Do đó, nguồn năng lượng dụ trữ hạn chế, từ đó các tầu ngầm diesen gặp giới hạn trong việc biên chế lắp đặt các loại vũ khí, trang thiết bị, giảm những tính năng kỹ chiến thuật và ảnh hưởng đến điều kiện sống và sinh hoạt của thủy thủ đoàn.

Tàu ngầm: Xứng danh sát thủ dưới mặt nước - Hình 14

Sơ đồ trạm nguồn nguyên tử tầu ngầm của Pháp.

Động cơ nguyên tử của tầu ngầm nguyên tử cho công suất nguồn điện năng là 100 Mw, công suất tầu ngầm là 60,000 mã lực, cho phép tầu ngầm nguyên tử cơ động với tốc độ cao, khả năng lặn ngầm dưới mặt nước liên tục suốt thời gian hải trình cơ động thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, sử dụng được tất cả các trang thiết bị kỹ chiến thuật hiện đại nhất, có tiêu thụ điện năng lớn và tạo điều kiện sống rất tốt cho thủy thủ đoàn trong điều kiện lặn ngầm cơ động dài ngày.

Khả năng hoạt động độc lập của tầu ngầm: Đó là một tính chất kỹ chiến thuật quan trọng của tầu ngầm, là chỉ số thời gian hoạt động của tầu ngầm ở ngoài biển, thực hiện những nhiệm vụ chiến đấu mà không cần bổ sung dự trữ dầu máy, lương thực thực phẩm, nước uống, các cơ sở vật chất khác và thay đổi thủy thủ đoàn. Khả năng hoạt động độc lập của tầu ngầm được đặt ra khi thiết kế tầu với những nhiệm vụ tác chiến đặt ra, khu vực sẽ hoạt động và từ đó bố trí cơ số dự phòng dầu máy, nước ngọt, lương thực thực phẩm dự trữ, thiết bị lọc và tái tạo không khí...đồng thời những trang bị cần thiết được sử dụng để tạo điều kiện sống cho thủy thủ đoàn.

Khả năng hoạt động độc lập của tầu ngầm hiện đại có thể đạt tới 100 ngày dưới đáy biển. Để hoạt động độc lập giới hạn thời gian đối với tầu ngầm nguyên tử không phải là nguồn năng lượng dự phòng, tầu ngầm nguyên tử có thể hoạt động với nhiều chu trình hoạt động độc lập dưới biển, mà là thời gian dự trữ hoạt động của vũ khí trang bị thân tầu, đòi hỏi phải có chế độ kiểm tra kiểm soát phòng ngừa hỏng hóc, tiến hành sửa chữa trong điệu kiện tại căn cứ có đảm bảo hậu cần-kỹ thuật, đồng thời cũng là giới hạn tâm lý của thủy thủ đoàn chịu đựng được.

Tầm xa hoạt động của tầu ngầm: Là khoảng cách từ căn cứ của tầu đến các khu vực hoạt động tác chiến của tầu ngầm và thời gian duy trì hoạt động tại khu vực đó.

Tầm hoạt động - là khoảng cách mà tầu ngầm di chuyển với tốc độ quy định cho đến khi tiêu hao hết lượng dầu dự trữ có ích được cung cấp đầy đủ khi khởi hành. Tầm xa hoạt động được tính với các tốc độ hải trình khác nhau. Tầm hoạt động xa nhất (max) đạt được khi tầu chạy với tốc độ tiết kiệm, với tốc độ này lượng năng lượng tiêu hao cho một đơn vị chiều dài là nhỏ nhất. Đối với tầu ngầm nguyên tử, giới hạn tầm xa hoạt động được tính là thời gian cao nhất các thiết bị chính và thiết bị hỗ trợ trên boong tầu và thân tầu hoạt động liên tục. Tầm hoạt động xa nhất của tầu ngầm diesel là khoảng cách mà tầu ngầm diesel không nạp bổ sung lượng dầu dự trữ. Tầm hoạt động xa nhất này được chia thành: tầm hoạt động xa nhất khi tầu ngầm sử dụng động cơ điện trong trạng thái bơi ngầm dưới mặt nước, khoảng cách bơi xa nhất tổng thể, bao gồm cả thời gian bơi ngầm dưới mặt nước, thời gian bơi nổi trên mặt nước sử dụng động cơ diesel và thời gian bơi nổi trên mặt nước có sử dụng động cơ diesel và nạp điện cho bình điện.

Tầm hoạt động xa nhất của tầu ngầm diesel khi lặn ngầm sử dụng động cơ điện với tốc độ tiết kiệm là khoảng 400 hải lý. Cần nhận thức rằng, đó là tốc độ tiết kiệm, không cao, trong một số trường hợp tốc độ tiết kiệm gần bằng với tốc độ dòng chảy của hải lưu. Những tốc độ tiết kiệm khi di chuyến đến khu vực sẵn sàng chiến đấu thông thường ít khi sử dụng, nếu tính đến tính cơ động và tốc độ hoạt động tác chiến trên mặt biển, đồng thời tốc độ tiết kiệm cũng không được sử dụng khi tiến hành các hoạt động trinh sát của tầu ngầm, vì tốc độ chậm làm giảm hiệu quả tìm kiếm, trinh sát mục tiêu.

Tầm hoạt động xa nhất của tầu ngầm diesel trong chế độ tổng hợp các nguồn năng lượng bao gồm cả nạp điện cho các bình điện sẽ khoảng lớn hơn 15.000 hải lý.

Tầu ngầm nguyên tử có tầm hoạt động rất xa, vượt hàng chục lần so với tầu ngầm diesel. Đã có những tài liệu hải trình ghi lại, tầu ngầm nguyên tử có thể vượt 40.000 - 60.000 hải lý. Từ quan điểm nguồn năng lượng dự trữ của các lò phản ứng hạt nhân, tầu ngầm có thể vượt được khoảng cách đã nêu. Nhưng từ quan điểm chiến thuật và tốc độ trung bình mà tầu ngầm nguyên tử sử dụng khi hoạt động trong đại dương khi thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu được giao, khả năng hoạt động độc lập của trang thiết bị và kíp thủy thủ đoàn, có thể xác định tầm hoạt động max của tầu ngầm nguyên tử là: 30000 hải lý, tức là bằng 1 đường kính trái đất theo đường xích đạo.

Tầm hoạt động xa và tính độc lập cao của tầu ngầm nguyên tử, độ an toàn cao của các trang thiết bị kỹ thuật nhiều lần được kiểm chứng trong những chuyến hải hành xa và trong những điều kiện khác nghiệp của khí hậu, thời tiết vùng miền. Ví dụ: Trước thềm đại hội Đảng KPSS toàn quốc lần thứ XXIII. Cụm tầu ngầm nguyên tử dưới quyền chỉ huy của chuẩn đô đốc A.I. Sorokina ( hiện là Đô đốc) đã thực hiện chuyến hải trình vòng quanh thế giới 25.000 hải lý dưới nước không nổi lên. Trong khi thực hiện hải trình đó, Chuẩn đô đốc Sorokina, thuyền trưởng đại úy cấp II ( hiện nay chuẩn đô đốc) L.N. Stoliarov và nhiều sĩ quan khác nữa được tặng danh hiệu Anh hùng Liên xô, nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ được tặng thưởng các huân huy chương cao quý của liên bang Xô viết.

Tháng 1- 3/1974, chuyến hải hành vượt đại dương theo hải trình biển Baren đến Đại Tây Dương- Ấn Độ dương - Thái Bình Dương được thực hiện bởi liên hải đoàn tầu nổi và tầu ngầm (binh chủng hợp thành) dưới quyền chỉ huy của Chuẩn đô đốc Hải quân R.A. Golocova. Các tầu ngầm hoàn toàn không nổi lên mặt biển, mọi hoạt động chỉ huy hải hành, thực hiện những nhiệm vụ chiến đấu phối hợp binh chủng hoàn thành xuất sắc.

Tốc độ của tầu ngầm: Là tính chất kỹ chiến thuật quan trọng của tầu, xác định khả năng nhanh chóng triển khai đội hình chiến đấu ở khu vực tác chiến, tiếp cận địch đang cơ động với tốc độ cao và truy đuổi địch với thời gian dài, nhanh chóng tiếp cận tấn công lần 2 và tốc độ lẩn tránh đòn tấn công của đối phương. Đối với tầu ngầm, quan trọng nhất là tốc độ cơ động dưới ngầm. Đối với tầu ngầm diesel hiện đại, vận tốc của tầu nằm trong khoảng hơn 20 hải lý /giờ, nhưng do hoạt động bằng các bình ắc quy, nên tốc độ cao của tầu sẽ chỉ hoạt động trong vài giờ, sau đó tầu phải giảm tốc độ để không làm kiệt các bình ắc quy.

Các tầu ngầm nguyên tử hiện đại đa nhiệm có tốc độ cao hơn, khoảng hơn 30 hải lý/giờ, tầu ngầm mang đầu đạn nguyên tử có tốc độ khoảng 25 hải lý/giờ. Nhưng những tốc độ cao như vậy không phải là tốc độ thường xuyên của tầu ngầm, vì khi sử dụng các loại tốc độ đó, sẽ làm tăng tiếng ốn của tầu ngầm, giảm độ bí mật của tầu ngầm, tăng thêm độ nhiễu loạn đối với các thiết bị quan sát thủy âm và siêu âm. Tốc độ cao tầu ngầm nguyên tử chỉ sử dụng, khi bắt buộc. Phụ thuộc vào nhiệm vụ mà tầu ngầm phải thực hiện.

Sự phát triển và hiện đại hóa tầu ngầm theo hướng nâng cao thêm độ sâu tầu có thể lặn, tăng cường dải vận tốc không có tiếng ồn và không sủi bọt, từ đó đưa đến tăng cường tầm xa hoạt động của tầu với khả năng độc lập hoạt động và công suất của tầu tương đương. Hiện đại hóa các thiết bị siêu âm và thủy âm theo phương án tách các tín hiệu thông tin hiệu quả trên nền nhiễu âm thanh sẽ làm cho tốc độ của tầu ngầm cũng tăng cao hơn.

Một trong những tính chất kỹ chiến thuật của tầu là: Khả năng có thể đi biển trong điều kiện môi trường. Có nghia là khả năng cơ động ổn định ngầm dưới đáy biển, giữ được khả năng sử dụng tất cả các loại vũ khí trên boong, trang thiết bị kỹ thuật thân tầu vận hành ổn định trong điều kiện phức tạp của thủy văn khí tượng và thời tiết. Tính cơ động ổn định của tầu bao gồm có: sức đẩy, động năng, khả năng điều khiển, độ rung lắc, khả năng ngập nước thân tầu, sức nổi của tầu, sự ổn định thân tầu, khả năng không thể đánh chìm của tầu, những lý tính của độ ổn định thân tầu được đảm bảo bằng các thông số kích thước kỹ thuật của tầu, các đường vòng cung thân tầu, độ bền vững thân tầu và độ kín thân tầu, sự bố trí vũ khí trang bị và các phương tiện kỹ thuật. Trong các thiết kế kỹ thuật của tầu ngầm ngay cả khi nổi trên mặt nước, tầu ngầm cũng phải có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thủy văn, khí hậu và thời tiết.

Khả năng cơ động ổn định của tầu ngầm dễ dàng nhận thấy ở khả năng hải hành của tầu ngầm diesel, vì tầu ngầm diesel bị ràng buộc bởi nguồn động lực thân tầu, buộc có một lượng thời gian rất lớn phải nổi trên mặt nước để nạp điện cho các bình điện và giữ được tốc độ hải hành trên đường cơ động hoặc cơ động bằng động cơ diesel, không phụ thuộc vào trạng thái thủy văn hoặc thời tiết trên biển.

Trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại năm 1943, cụm tầu ngầm gồm 5 chiếc: ( L-15, S-51, S-54, S-55, S-56 dưới sự chỉ huy của cụm trưởng- thuyền trưởng đại úy cấp 3 V.I.Komarov, thuyền trưởng trung úy I.F. Kytrerenko, D.K.Bratisko, L.M. Suskin và G.F. Sedrina đã hành quân từ Vladimiavostok bắt đầu tư căn cứ tầu ngầm của hạm đội Biển Bắc, thành phố Polian, vượt qua 17.000 hải lý qua Thái Bình Dương, kênh đào Panama, Đại Tây Dương, vượt qua những khu vực do hải quân Phát xít Nhật và Phát xít Đức quản lý, vượt qua tất cả các điều kiện thủy văn môi trường, khí hậu và thời tiết khắc nghiệp khác nhau. Lần đầu tiên trong lịch sử hải quân Xô viết, tầu ngầm xô viết đã tiến hành một chuyến hải trình dài, vượt qua 2 đại dương và 6 biển lớn.

Vào tháng 10/1959 - tháng 4/1960, nhóm tầu ngầm diesel (đóng sau chiến tranh) do 2 thuyền trưởng là đại úy cấp 2 P.T. Zentrenco và N.A.Musski hành quân từ hạm đội Biển Đen đến Camtratka bằng con đường hàng hải phía nam, đi qua một chặng đường dài 23.000 hải lý với tổng hợp các chế độ bơi (lặn ngầm, trên mặt biển có sử dụng diesen và diesen nạp bình ác quy. Vượt qua nhiều vĩ độ khác nhau trên biển và vượt qua biển Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương trong khoảng thời gian là 150 ngày liên tục không ghé vào bất cứ một hải cảng hay căn cứ quân sự nào.

Trong lịch sử của Hải quân Xô Viết đã ghi lại rất nhiều chuyến hải hành của tầu ngầm diesel, khẳng định khả năng vượt biển ổn định của tầu, khả năng độc lập hải hành, độ ổn định và tin cậy cao của cơ sở vật chất, kỹ thuật của tầu ngầm, đống thời tính chuyên nghiệp, trình độ hoàn hảo của các thủy thủ đoàn ngầm hải quân Liên Xô. Tầu ngầm nguyên tử, có lượng giãn nước lớn, kích thước lớn hơn và có ưu thế là lặn ngầm dưới biển, nên sự ảnh hưởng của thủy văn môi trường, khí hậu thời tiết giảm đi rất nhiều lần.

Khi tầu ngầm ở chế độ hoạt động dưới đáy biển, không có sự nguy hiểm bởi va chạm với sóng biển, những đợt sóng lớn không gây ảnh hưởng đối với tính cơ động của tầu ngầm. Đồng thời môi trường khí hậu, thời tiết cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng ngư lôi và thủy lôi. Nhưng nếu khai hỏa phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa hành trình từ dưới ngầm sẽ có những ảnh hưởng nhất định do bị ảnh hưởng của gió mạnh trên mặt biển và độ rung lắc dịch chuyển của tầu ngầm do ảnh hưởng của biển động.

Khả năng sống còn của tầu ngầm được đảm bảo bằng cấu trúc thiết kế thân tầu, các trang thiết bị bảo vệ và các hệ thống, sự phân chia các khoang sử dụng, dự phòng hợp lý, khả năng chia tầu ngầm thành các khoang với vách ngăm không ngấm nước, khả năng làm việc chuyên nghiệp và thành thục của kíp lái trong quá trình khai thác, sử dụng tầu ngầm, quy trình chuẩn bị đưa tầu ngầm vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, mức độ huấn luyện, rèn luyện kíp lái trong các tính huống khẩn cấp, cần hành động thuần thục, chính xác để bảo vệ sự sống còn của bản thân.

Những yếu tố căn bản của khả năng sống còn của tầu ngầm là khả năng khó bị đánh chìm, khả năng hoạt động của vũ khí trang bị thân tầu và các trang thiết bị lắp đặt trên boong tầu, đồng thời là các trang thiết bị bảo vệ các thành viên của thủy thủ đoàn. Khả năng sống còn của tầu ngầm được bảo đảm bằng lượng không khí nén dự trữ trong tầu, khả năng sử dụng không khí nén trong trường hợp độ bền vững kín khít không thẩm thấu (cách ly) của thân tầu bị phá vỡ và tầu mất khả năng cơ động, biên chế các máy bơm nước công suất lớn, các trang thiết bị kiểm soát khả năng cháy, nổ gas, hệ thống đảm bảo an toàn chống cháy nổ, hệ thống chống cháy, trang bị cứu hộ thủy thủ đoàn và thiết bị dự phòng....

Một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo khả năng độc lập hoạt động của tầu ngầm, từ đó dẫn đến khả năng hải hành của tầu ngầm là điều kiện sống và làm việc của thủy thủ đoàn. Đối với các tầu ngầm hiện đại với hệ thống trang thiết bị hiện đại sử dụng nguồn năng lượng điện ngày nay, tạo điều kiện sống và làm việc cho thủy thủ đoàn tầu ngầm là hệ thống điều hòa không khí hiện đại, luôn duy trì độ ẩm và nhiệt độ của không khí ở mức tiêu chuẩn trong các khoang tạo điều kiện thuận lợi cho công tác của thủy thủ đoàn, hệ thống lọc và tái tạo không khí, cung cấp lượng Oxy đầy đủ, đồng thời hấp thụ lượng khí các bon níc, các khí độc khác có hại cho cơ thể con người.

Trong các tầu ngầm thệ hệ những năm chiến tranh, khả năng làm sạch không khí có giới hạn. Từ những kinh nghiệm thực tế chiến trường, Anh hùng Liên bang Xô Viết, đô đốc G.I. Sedrin viết: " nếu tỷ lệ khí CO2 tăng lên 1%/giờ, sẽ ảnh hưởng rất xấu đến cơ thể của con người, bắt đầu cảm thấy khó thở, choáng váng, chóng mặt, ù tai... khi tăng lên đến 4% sẽ bị nghẹn thở, khi lượng khí CO2 tăng lên đến 6% người bắt đầu mất khả năng kiểm soát hoạt động của bản thân, bắt đầu gây choáng ngất.

Khả năng chịu đựng điều kiện khắc nghiệt của thủy thủ đoàn, hay khả năng độc lập hoạt động của các tầu ngầm phụ thuốc rất nhiều vào điều kiện bố trí thủy thủ đoàn trong các khoang( không gian sống, trang thiết bị và các khoang sinh hoạt, khoang làm việc của thủy thủ đoàn, ánh sáng và tiếng ồn trong các khu vực đó) sự tổ chức làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, đảm bảo công tác y tế cho thủy thủ đoàn. Trong các tầu ngầm hiện đại, nhờ có kích thước lớn, các khoang bên trong của tầu ngầm cũng lớn hơn nếu so sánh với tầu ngầm diesel, từ đó các trang thiết bị tiêu thụ điện năng cho điều kiện sống và làm việc cũng tốt hơn rất nhiều.

Trong tầu ngầm hiện đại có nhà ăn và sinh hoạt chung, có thể chiếu phim, sinh hoạt tập thể để củng cố và duy trì tư tưởng tinh thần, các ô ngủ và nghỉ ngơi, các khoang có trang thiết bị đặc biệt để rèn luyện thể lực, đối với đội ngũ sỹ quan có khoang để sinh hoạt riêng, đồng thời có các phòng riêng. Trên các tầu ngầm nguyên tử, nhờ có các thiết bị chưng cất nước rất mạnh (có khả năng chưng cất đến 20 tấn vào một ngày) nên đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch cho thủy thủ đoàn. Đối với vấn đề điều kiện sống và làm việc trong tầu ngầm nguyên tử, một vấn đề cần phải quan tâm là đảm bảo an toàn cho kíp lái trước khả năng phơi nhiễm phóng xạ, đảm bảo cách ly và an toàn của lò phản ứng hạt nhân, các trang thiết bị của nó, đồng thời liên tục kiểm

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp QuốcÔng Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc
10:25:24 06/02/2025
Tỉ phú Musk kiểm soát hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính MỹTỉ phú Musk kiểm soát hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính Mỹ
07:01:37 05/02/2025
Hối hận muộn màng của nước AnhHối hận muộn màng của nước Anh
21:31:25 04/02/2025
Trung Quốc lập tức đáp trả đòn áp thuế của MỹTrung Quốc lập tức đáp trả đòn áp thuế của Mỹ
07:17:04 05/02/2025
Ông Trump bất ngờ hoãn áp thuế Mexico, Canada, giữ nguyên với Trung QuốcÔng Trump bất ngờ hoãn áp thuế Mexico, Canada, giữ nguyên với Trung Quốc
22:17:38 04/02/2025
Phản ứng dữ dội sau đề xuất chấn động của ông Trump về GazaPhản ứng dữ dội sau đề xuất chấn động của ông Trump về Gaza
21:49:06 05/02/2025
Bí ẩn thông số độ cao trong thảm kịch hàng không khiến 67 người chếtBí ẩn thông số độ cao trong thảm kịch hàng không khiến 67 người chết
19:26:06 04/02/2025
Nga bắt đầu áp dụng chế độ trục xuất người nước ngoài vi phạmNga bắt đầu áp dụng chế độ trục xuất người nước ngoài vi phạm
06:39:36 06/02/2025

Tin đang nóng

Rộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúcRộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúc
11:27:45 06/02/2025
Bé gái trộm bộ trang sức trị giá 3,4 tỷ đồng của mẹ để bán với giá chỉ 200.000 đồng, mục đích phía sau gây tranh cãiBé gái trộm bộ trang sức trị giá 3,4 tỷ đồng của mẹ để bán với giá chỉ 200.000 đồng, mục đích phía sau gây tranh cãi
15:33:45 06/02/2025
Video 23 giây nghi Từ Hy Viên tuyệt vọng khóc nức nở, nói những điều kỳ lạ trước khi qua đờiVideo 23 giây nghi Từ Hy Viên tuyệt vọng khóc nức nở, nói những điều kỳ lạ trước khi qua đời
13:45:27 06/02/2025
Thanh niên đi bán cơm rang và đồ lót vỉa hè thành triệu phú đứng sau "đế chế" Baby Three: Cuộc đời ly kỳ hơn cả phim!Thanh niên đi bán cơm rang và đồ lót vỉa hè thành triệu phú đứng sau "đế chế" Baby Three: Cuộc đời ly kỳ hơn cả phim!
13:08:29 06/02/2025
Trấn Thành đã bị đánh bạiTrấn Thành đã bị đánh bại
13:36:22 06/02/2025
Phản ứng gắt của ông trùm showbiz khi bị nghi lây bệnh cúm cho Từ Hy ViênPhản ứng gắt của ông trùm showbiz khi bị nghi lây bệnh cúm cho Từ Hy Viên
13:53:57 06/02/2025
Đàm Vĩnh Hưng mất hơn 4 ngón chân?Đàm Vĩnh Hưng mất hơn 4 ngón chân?
17:15:30 06/02/2025
Con trai NS Lê Giang lên tiếng khi netizen yêu cầu can ngăn mẹ vụ drama chê phim Trấn ThànhCon trai NS Lê Giang lên tiếng khi netizen yêu cầu can ngăn mẹ vụ drama chê phim Trấn Thành
15:07:53 06/02/2025

Tin mới nhất

Đằng sau sự xuất hiện của chiến đấu cơ đặc biệt trong diễn tập thực chiến của Không quân Mỹ

Đằng sau sự xuất hiện của chiến đấu cơ đặc biệt trong diễn tập thực chiến của Không quân Mỹ

17:25:40 06/02/2025
Cách tiếp cận này giúp phi công giảm bớt "hiệu ứng buck fever", tức là phản ứng căng thẳng hoặc mất tập trung khi lần đầu tiên nhìn thấy một máy bay địch thực sự trên chiến trường.
Ukraine đẩy mạnh tư nhân hóa, hàng loạt tài sản chiến lược sắp được bán

Ukraine đẩy mạnh tư nhân hóa, hàng loạt tài sản chiến lược sắp được bán

17:23:26 06/02/2025
Trong những tháng tới, Quỹ Tài sản Nhà nước còn muốn bán Nhà máy Hóa chất Gia dụng Vinnytsia (Vinnytsiapobuthim), một nhà sản xuất hóa chất gia dụng hàng đầu tại Ukraine, thông qua hệ thống trực tuyến ProZorro.
Liban kêu gọi châu Âu thúc đẩy yêu cầu Israel rút quân

Liban kêu gọi châu Âu thúc đẩy yêu cầu Israel rút quân

17:19:10 06/02/2025
Ông đánh giá cao sự ủng hộ của Slovenia đối với Liban tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), trong bối cảnh quốc gia châu Âu này đảm nhiệm vai trò ủy viên không thường trực HĐBA tới cuối năm nay.
LHQ cảnh báo về kế hoạch kiểm soát Gaza của Tổng thống Trump

LHQ cảnh báo về kế hoạch kiểm soát Gaza của Tổng thống Trump

17:13:45 06/02/2025
Tương lai của Gaza vẫn là một vấn đề nhạy cảm, thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế và đặt ra nhiều thách thức trong việc tìm kiếm một giải pháp lâu dài và bền vững.
Lang thang trên dãy Kavkaz của nước Nga

Lang thang trên dãy Kavkaz của nước Nga

17:08:04 06/02/2025
Trên đường lên đỉnh núi, trong khi xung quanh toàn băng tuyết, và cái lạnh phả từ bên dưới vào người thì phía trên, những tia nắng lại đốt bỏng rát vai và lưng.
Vụ nổ súng tại Thụy Điển: Hoàng gia và Thủ tướng tưởng niệm các nạn nhân

Vụ nổ súng tại Thụy Điển: Hoàng gia và Thủ tướng tưởng niệm các nạn nhân

16:50:58 06/02/2025
Trước đó, tại cuộc họp báo cùng ngày, Cảnh sát trưởng thành phố Orebro Roberto Eid Forest nhấn mạnh ưu tiên hiện nay là xác định động cơ của thủ phạm được xác định là đã tự sát trong vụ việc này và y hành động 1 mình.
Tổng thống Yoon Suk Yeol không tham dự phiên điều trần

Tổng thống Yoon Suk Yeol không tham dự phiên điều trần

16:47:24 06/02/2025
Đảng Quyền lực nhân dân (PPP) cầm quyền đã tẩy chay các cuộc điều tra tại chỗ nhằm phản đối việc Tổng thống Yoon Suk Yeol được chọn làm nhân chứng.
Điều khiến fentanyl trở thành một trong những trọng tâm chính sách thuế của Tổng thống Trump

Điều khiến fentanyl trở thành một trong những trọng tâm chính sách thuế của Tổng thống Trump

16:42:19 06/02/2025
Chính quyền cựu Tổng thống Joe Biden đã đạt được một số tiến bộ trong việc yêu cầu Trung Quốc xử lý vấn đề này. Năm 2024, Trung Quốc áp đặt các hạn chế mới đối với 3 loại hóa chất để tạo fentanyl, sau áp lực lâu dài của Mỹ.
Ý tưởng tiếp quản Gaza và di dời người Palestine nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế

Ý tưởng tiếp quản Gaza và di dời người Palestine nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế

16:25:09 06/02/2025
Một trong những nghĩa vụ lớn nhất của một thế lực chiếm đóng được quy định tại Điều 49 của Công ước Geneva. Điều này cấm một thế lực chiếm đóng di dời hoặc di dời người dân khỏi một vùng lãnh thổ.
Tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân của Liên bang Nga đối mặt vấn đề nghiêm trọng

Tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân của Liên bang Nga đối mặt vấn đề nghiêm trọng

15:55:31 06/02/2025
Ban đầu được thiết kế để bay sát mặt biển và tấn công tàu chiến, nhưng Liên bang Nga ngày càng sử dụng nó để tấn công các mục tiêu trên bộ ở Ukraine, nơi nhược điểm về độ chính xác của nó được bộc lộ rõ ràng.
Kế hoạch kiểm soát Gaza của Tổng thống Trump gây phản ứng dữ dội tại Trung Đông

Kế hoạch kiểm soát Gaza của Tổng thống Trump gây phản ứng dữ dội tại Trung Đông

15:51:37 06/02/2025
Tuy nhiên, nhiều nước trong khu vực cho rằng kế hoạch này không chỉ làm thay đổi hiện trạng Gaza mà còn có thể ảnh hưởng đến tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine.
Phong trào Hồi giáo Hamas và hàng loạt quốc gia phản đối kế hoạch của Mỹ tại Gaza

Phong trào Hồi giáo Hamas và hàng loạt quốc gia phản đối kế hoạch của Mỹ tại Gaza

15:48:45 06/02/2025
Trong khi đó, Ai Cập kêu gọi nhanh chóng tái thiết Gaza, đồng thời lưu ý Chính quyền Palestine nên "đảm nhận nhiệm vụ của mình" và người dân không phải rời khỏi dải đất này.

Có thể bạn quan tâm

Tài xế ô tô mở cửa khiến người đi xe máy ngã văng ra đường: Pha bẻ lái "xuất thần" của xe bán tải khiến tất cả thở phào

Tài xế ô tô mở cửa khiến người đi xe máy ngã văng ra đường: Pha bẻ lái "xuất thần" của xe bán tải khiến tất cả thở phào

Netizen

17:21:24 06/02/2025
Đoạn clip ghi lại hình ảnh một vụ va chạm giao thông ở Tuyên Quang bắt nguồn từ việc mở cửa xe bất cẩn của tài xế ô tô được chia sẻ khiến nhiều người chú ý.
NSƯT Chiều Xuân khóc nấc trong phòng chiếu phim 'Đèn âm hồn'

NSƯT Chiều Xuân khóc nấc trong phòng chiếu phim 'Đèn âm hồn'

Hậu trường phim

17:09:15 06/02/2025
NSƯT Chiều Xuân khóc nấc sau khi xem xong Đèn âm hồn vì bộ phim khiến chị nhớ đến những người thân trong gia đình đã mất như bố và anh trai.
G-Dragon công bố 1 điều khiến fan toàn thế giới phấn khích, đụng độ trực tiếp với BLACKPINK

G-Dragon công bố 1 điều khiến fan toàn thế giới phấn khích, đụng độ trực tiếp với BLACKPINK

Nhạc quốc tế

17:04:12 06/02/2025
ậy là sau đúng 88 tháng kể từ ngày kết thúc tour gần nhất - ACT III: M.O.T.TE (2017) , G-Dragon khởi động chuyến lưu diễn mới.
Nghẹn ngào khoảnh khắc 2 con của Từ Hy Viên cùng cha dượng đưa tro cốt mẹ về nước

Nghẹn ngào khoảnh khắc 2 con của Từ Hy Viên cùng cha dượng đưa tro cốt mẹ về nước

Sao châu á

17:00:36 06/02/2025
Truyền thông tiết lộ, con gái Từ Hy Viên khóc nhiều tới mức đôi mắt sức húp, cả quãng đường đi, cô bé liên tục cúi đầu buồn bã.
Viên Minh - vợ Công Phượng không xinh như hotgirl nhưng mỗi lần xuất hiện đều khiến dân tình xuýt xoa vì nhan sắc

Viên Minh - vợ Công Phượng không xinh như hotgirl nhưng mỗi lần xuất hiện đều khiến dân tình xuýt xoa vì nhan sắc

Sao thể thao

16:59:10 06/02/2025
Tô Ngọc Viên Minh kết hôn với tiền đạo Nguyễn Công Phượng năm 2020. Trước đó, cô cũng có thời gian dài du học tại Bỉ trùng hợp đây cũng là nơi Công Phượng từng xuất ngoại.
Hôm nay nấu gì: Bữa tối đậm đà khiến cả nồi cơm đầy cũng hết

Hôm nay nấu gì: Bữa tối đậm đà khiến cả nồi cơm đầy cũng hết

Ẩm thực

16:48:12 06/02/2025
Hương vị thơm ngon, đậm đà, ngon miệng của những món ăn này sẽ khiến cho bữa tối của bạn trở nên hấp dẫn hơn nhiều.
Bom tấn đang làm điên đảo MXH cán mốc 19.000 tỷ sau 8 ngày, khán giả chấp nhận mua vé đứng để được xem phim

Bom tấn đang làm điên đảo MXH cán mốc 19.000 tỷ sau 8 ngày, khán giả chấp nhận mua vé đứng để được xem phim

Phim châu á

16:42:57 06/02/2025
Bộ phim Na Tra: Ma Đồng Náo Hải đã phá vỡ hàng loạt kỷ lục về doanh thu tại thị trường phim ảnh lớn nhất thế giới Trung Quốc.
Chiếc váy ngắn đầy mê hoặc cho mùa xuân hè 2025

Chiếc váy ngắn đầy mê hoặc cho mùa xuân hè 2025

Thời trang

16:23:24 06/02/2025
Chiếc váy ngắn với sức quyến rũ nổi loạn từ những năm 2000 dự báo sẽ gây sốt trở lại trong xuân hè 2025 khi được sửa đổi theo phong cách hiện đại.
Tuyển tập 4 phim 18+ hay nhất 4 năm gần đây: Xem không phí tiền mạng

Tuyển tập 4 phim 18+ hay nhất 4 năm gần đây: Xem không phí tiền mạng

Phim âu mỹ

15:27:59 06/02/2025
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua 4 bộ phim 18+ xuất sắc nhất trong 4 năm gần đây, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm ấn tượng.
Trúng số độc đắc sau 16h30 chiều mai (6/2/2025), 3 con giáp phát tài phát lộc

Trúng số độc đắc sau 16h30 chiều mai (6/2/2025), 3 con giáp phát tài phát lộc

Trắc nghiệm

15:22:51 06/02/2025
Theo tử vi 12 con giáp, 3 tuổi sau được dự đoán phú quý suốt đời, vận mệnh vượng phát, làm gì cũng thuận lợi.Tử vi ngày mới của 12 con giáp cho thấy thứ Năm 6/2/2025,
Dàn Anh trai "say hi", gia đình Hoa dâm bụt xuất hiện trong MV của Erik

Dàn Anh trai "say hi", gia đình Hoa dâm bụt xuất hiện trong MV của Erik

Nhạc việt

15:22:36 06/02/2025
Tối 5/2, Erik chính thức tung ra teaser MV Dù cho tận thế (vẫn yêu em) , mở màn cho một sản phẩm âm nhạc hứa hẹn bùng nổ đầu năm 2025.