Tại sao tài năng như Kiều Thanh vẫn bị chê dở?
Trong các phim truyền hình gần đây, nhiều diễn viên gạo cội bị mất điểm vì chất lượng đài từ kém hoặc thiếu “đời thường”.
Đừng bắt em phải quên của đạo diễn Vũ Minh Trí là cái tên được đón đợi trong khung giờ vàng phim Việt hiện nay. Ngoài các gương mặt trẻ như Thanh Sơn, Quỳnh Kool, bộ phim còn đánh dấu sự tái xuất của dàn diễn viên gạo cội gồm NSƯT Hoàng Hải, NSƯT Kim Oanh và Quách Thu Phương.
Đầu những năm 2000, NSƯT Hoàng Hải trở thành gương mặt quen thuộc với khán giả màn ảnh nhỏ Việt Nam qua vai diễn Trung úy Minh ( Cảnh sát hình sự). Năm 2005 , tài năng của anh được công nhận qua giải thưởng Diễn viên truyền hình được yêu thích nhất (Tạp chí Truyền hình – Đài truyền hình Việt Nam) với vai Hải trong Đường đời.
NSƯT Hoàng Hải và Quách Thu Phương tái xuất trong Đừng bắt em phải quên.
Đối với Quách Thu Phương, danh tiếng của nữ diễn viên lên như diều gặp gió từ sau Của để dành (1998). Cô được ví như vedette của Nhà hát Tuổi trẻ lúc bấy giờ nhờ sở hữu cả nhan sắc và tài năng. Ở đỉnh cao sự nghiệp, Quách Thu Phương bất ngờ lựa chọn dừng lại để dành thời gian cho gia đình. Đừng bắt em phải quên là dự án truyền hình đầu tiên nữ diễn viên tham gia sau hơn 10 năm vắng bóng.
Thực lực của các diễn viên gạo cội không chỉ được thể hiện bằng những danh hiệu mà còn được minh chứng bởi sự ghi nhớ của khán giả về họ qua năm tháng.
Thế nhưng, khi trở lại trong Đừng bắt em phải quên, NSƯT Hoàng Hải và Quách Thu Phương chưa thực sự thuyết phục được khán giả vì phần đài từ thiếu “đời thường”, mang hơi hướm sân khấu. Trong phim, phần thoại của hai diễn viên còn chưa đa dạng trong khí sắc giọng nói và cách nhả chữ.
Video đang HOT
NSƯT Hoàng Hải và Quách Thu Phương khẳng định được thực lực trên màn ảnh nhỏ.
Việc sử dụng công nghệ đồng bộ hình và tiếng trong sản xuất phim truyền hình hiện nay là một xu hướng tất yếu để nâng cao chất lượng trải nghiệm cho khán giả. Theo đó, người diễn viên buộc phải chú ý biểu cảm cả trên gương mặt lẫn trong giọng nói. Những nghệ sĩ thuộc thế hệ trước chưa có cơ hội làm quen với cách thức mới có thể để lộ yếu điểm về đài từ.
Chia sẻ với Zing, đạo diễn Vũ Trường Khoa (phim Hoa hồng trên ngực trái) phân tích: “Những điều cần phải có ở một diễn viên thời hiện đại đó là kỹ năng diễn xuất, tư duy vai diễn và kỹ năng đài từ”.
Theo đạo diễn Vũ Trường Khoa, công nghệ thu thanh đồng bộ khai thác triệt để tình cảm của diễn viên khi thể hiện nội tâm nhân vật, nhưng cùng lúc lại gây khó khăn cho các nghệ sĩ, đặc biệt là những người thuộc thế hệ trước – khi họ chưa quen với công nghệ làm phim đồng bộ hiện tại.
“Ngày xưa diễn viên chỉ cần chú ý biểu cảm cơ mặt, ánh mắt vì phần tiếng sẽ có người hậu kỳ. Mọi chuyện bây giờ đã khác. Một tiếng chó sủa, một hạt mưa rơi cũng có thể khiến cảnh quay đổ bể, huống chi là diễn viên đọc nhầm thoại hay biểu lộ giọng nói kém”.
Đạo diễn Vũ Trường Khoa nói: “Với công nghệ làm phim ngày xưa, các cảnh quay được cắt rời nên sự tập trung của diễn viên bị phân tán đi nhiều. Bây giờ, cảnh quay thường là cảnh dài nên diễn viên phải tập trung toàn bộ tinh lực để thể hiện vai cho tròn trịa”.
“Vì thế, với thu thanh đồng bộ, diễn viên cần phải có cách biểu cảm phù hợp bằng cả giọng nói”, anh nhận định. Theo đó, những diễn viên chưa được tiếp xúc với công nghệ mới bất kể là thế hệ nào cũng có thể để lộ yếu điểm về đài từ.
Quách Thu Phương trở lại truyền hình sau hơn 10 năm vắng bóng.
Quách Thu Phương và NSƯT Hoàng Hải không phải những trường hợp duy nhất vô tình bị công nghệ thu thanh đồng bộ làm “mất điểm”.
Kiều Thanh từng nhận được nhiều lời khen với vai Trà Cave trong Phía trước là bầu trời. Theo lời đạo diễnĐỗ Thanh Hải, nữ diễn viên gây ấn tượng từ buổi casting cho đến khi quay phim.
“Có những cảnh quay, tôi không tin là Kiều Thanh lại làm được. Lúc đó, Trà phải đối mặt số phận, diễn biến tâm lý trong nhiều trạng thái, cay đắng và muốn khóc. Nhưng yêu cầu là Kiều Thanh không được khóc trước, chỉ khóc khi máy đã đẩy vào. Máy quay lại gần, khi đã cận mặt, đúng lúc đó Kiều Thanh mới được khóc, và cô ấy làm được”, đạo diễn Đỗ Thanh Hải chia sẻ.
Ban đầu, Trà chỉ là nhân vật phụ. Tuy nhiên, sau nhiều cảnh quay xuất sắc, vai diễn của Kiều Thanh đã được viết thêm kịch bản, xây dựng dày dặn hơn.
Vốn theo học bài bản, sau theo nghiệp sân khấu, Kiều Thanh có chuyên môn tốt về cả diễn xuất và đài từ. Tuy nhiên, khi thủ vai luật sư Dung trong Hoa hồng trên ngực trái, cô thất bại trong việc chiếm cảm tình của khán giả vì giọng nói khàn, khó nghe.
Kiều Thanh bị đánh giá đài từ kém trong Hoa hồng trên ngực trái.
Người cầm trịch Hoa hồng trên ngực trái – đạo diễn Vũ Trường Khoa cho biết : “Trong thời gian quay, Kiều Thanh có bệnh về thanh quản. Kế hoạch sản xuất đã có rồi nên không thể dừng được. Đó cũng là một cái bất lợi cho Kiều Thanh và đoàn phim”.
Sự thách thức từ công nghệ thu thanh đồng bộ là không nhỏ. Vì vậy, những diễn viên thế hệ trước cần thời gian bắt nhịp với công nghệ mới để phát huy một cách tối đa tài năng của họ.
Các nghệ sĩ tiếc thương NSƯT Hoàng Yến - 'của để dành' của ngành điện ảnh
Sự ra đi đột ngột của NSƯT Hoàng Yến khiến nhiều người khán giả không khỏi bàng hoàng, tiếc nuối.
NSƯT Hoàng Yến đã qua đời vào chiều 4/7, hưởng thọ 87 tuổi. Bà được coi là một trong những diễn viên gạo cội của điện ảnh và truyền hình Việt Nam. NSƯT Hoàng Yến đã tham gia rất nhiều bộ phim điện ảnh Việt Nam nổi danh như: Cây bạch đàn vô danh, Vườn cam, Mẹ Kim Đồng, Bao giờ cho đến tháng 10, Số đỏ, Ngày ấy bên bờ sông Lam, Làng Vũ Đại ngày ấy...
Tuy nhiên, vai bà Vi trong bộ phim truyền hình "Của để dành" của NSƯT Hoàng Yến để lại ấn tượng sân sắc và lấy đi nhiều nước mắt của khán giả nhất. Trong phim bà hóa thân thành một người mẹ, luôn nhận về mình những thiệt thòi, cả cuộc đời chỉ hi sinh cho con cái. Vai diễn thành công đến nỗi nhắc đến NSƯT Hoàng Yến là người hâm mộ nhớ đến hình ảnh người mẹ hiền từ, bao dung, đức độ.
Sau khi NSƯT Hoàng Yến qua đời, NSND Lan Hương ngậm ngùi: "Của để dành. Với con bà là của để dành của điện ảnh, truyền hình Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu bén duyên với truyền hình con đã được làm việc cùng bà. Với bà không có vai diễn nào là nhỏ cả. Dù vai ngắn hay dài, dù quay ở gần hay xa vất vả tới đâu bà cũng luôn làm việc với tâm thế của một nghệ sĩ lớn, sự nhân hậu, khiêm nhường của bà khiến con luôn ngưỡng mộ và kính trọng. Là thế hệ vàng của điện ảnh Cách mạng Việt Nam nhưng khi có truyền hình bà đã gắn bó với phim truyền hình và cả kịch truyền hình ngay từ những ngày đầu tiên. Bà làm việc với đầy sự tôn trọng, sự nghiêm túc, chính điều đó đã khiến con học hỏi được rất nhiều. Với con bà là một nhân cách nghệ sĩ lớn, một người mẹ rất Việt.
Hôm qua nghe tin bà đã rời cõi tạm trong giấc ngủ, con trai con đã thảng thốt: Ôi bà mất rồi hả mẹ? Con được đóng cùng bà mấy phim. Con phải tới để tiễn bà mẹ ơi.
Bà ơi, con vẫn biết là rồi sẽ có ngày bà sẽ phải ra đi, nhưng con không nghĩ là nhanh đến vậy. Chúng con mất đi một người mẹ, một nghệ sĩ đáng kính. Con sẽ không còn được lồng tiếng cho bà nữa rồi. Cầu mong bà thanh thản nơi cực lạc và luôn dõi theo lớp con cháu chúng con bà nhé".
Có dịp cùng làm việc với NSƯT Hoàng Yến nên trong kí ức của đạo diễn Đỗ Thanh Hải, bà là một người trách nhiệm, tận tâm với nghề và với các thế hệ trẻ. "Bác Yến có một điểm tôi rất ấn tượng, đó là phong thái ứng xử rất thanh lịch, đúng kiểu phụ nữ Hà Nội, luôn luôn có gì không hài lòng chỉ nhẹ nhàng nhắc chứ không bao giờ tỏ thái độ. Của để dành hầu hết là các diễn viên trẻ mà bà Vi là vai diễn trung tâm nên bác Yến va chạm với tất cả các nhân vật khác. Dù lớn tuổi nhưng bác rất chịu khó học thoại vì thời đó vẫn vừa làm phim vừa nhắc thoại cho diễn viên"- đạo diễn Đỗ Thanh Hải chia sẻ.
Cùng góp vai trong phim "Của để dành", điều diễn viên Quách Thu Phương ấn tượng nhất ở NSƯT Hoàng Yến đó là bà rất tình cảm, ấm áp. "Bất cứ ai từng làm việc với cô đều cảm nhận được điều ấy. Cách diễn của cô khiến tất cả các diễn viên, dù già hay trẻ đều cảm thấy gần gũi nên mọi người vào vai rất dễ dàng. Trong phim "Của để dành" tôi không có nhiều cảnh chung với cô nhưng ấn tượng vẫn rất nhiều bởi sự gần gũi, sống tình cảm. Không chỉ có Của để dành mà tôi còn có cơ hội làm việc với cô trong phim "Điệp vụ thứ nhất" của đạo điễn Nguyễn Quang. Điều đáng nói là dù có không quay cảnh chung với nhau thì hai cô cháu vẫn có thể ngồi nói chuyện với nhau. Cô luôn sẵn sàng hỗ trợ cho các diễn viên trẻ, và khi đó tôi cũng rất trẻ và mới vào nghề"- diễn viên Quách Thu Phương tâm sự.
Dàn sao Của Để Dành sau 22 năm: Người rời xa trần thế, kẻ lẻ bóng cô đơn 22 năm sau thành công của Của Để Dành, có tới hai nghệ sĩ cạo gội làm nên thành công của bộ phim năm nào đã rời xa cõi tạm. Lên sóng lần đầu tiên năm 1998, bộ phim Của Để Dành đã trở thành tuổi thơ của nhiều thế hệ khán giả nhờ nội dung gần gũi với câu chuyện cảm động...