Tại sao sư tử không tấn công người trong xe safari?
Không có nhiều trường hợp sư tử tấn công người trong xe safari hoặc xe jeep du lịch được ghi lại. Lý do chính đằng sau điều này là bản năng săn mồi tự nhiên.
Nếu bạn đang có kế hoạch thực hiện một chuyến du lịch, tham quan safari trong các khu bảo tồn động vật hoang dã, đặc biệt là ở các nước châu Phi, rất có thể bạn sẽ bắt gặp những con sư tử trong chuyến tham quan này.
Sư tử là loài động vật ăn thịt đứng đầu chuỗi thức ăn ở châu Phi. Nhưng tại sao sư tử không tấn công người trong xe safari?
Sư tử là loài động vật họ mèo duy nhất sống theo bầy đàn. Mỗi bầy thường bao gồm từ hai đến 40 con sư tử. Ở những bầy lớn sẽ có khoảng ba hoặc bốn con đực, khoảng một chục con cái và các con non của chúng.
Không có nhiều trường hợp sư tử tấn công người safari hoặc xe jeep du lịch được ghi lại. Lý do chính đằng sau điều này là bản năng săn mồi tự nhiên.
Bạn có thể đã thấy sư tử tấn công hươu và linh dương, nhưng hiếm khi thấy chúng tấn công những con voi trưởng thành. Điều này chủ yếu là do sự chênh lệch về kích thước. Sư tử thường săn những con vật nhỏ hơn chúng khi đói.
Khi sư tử nhìn thấy con người, chúng có thể sẽ tấn công vì cảm thấy bị đe dọa. Những con vật này sẽ càng trở nên hung dữ hơn khi mọi người hoảng sợ và bắt đầu bỏ chạy.
Tuy nhiên, con người lại có thể an toàn hơn khi ngồi bên trong một chiếc xe jeep. Điều này là do sư tử coi xe safari và xe jeep là những “con thú lớn”. Vì điều này, chúng sẽ không muốn tấn công họ.
Đó là lý do tại sao mọi người được yêu cầu ở lại xe trong chuyến đi. Hơn nữa, khách du lịch được khuyến cáo không được “tách mình” khỏi chiếc xe. Điều này có nghĩa là họ được cảnh báo không được xuống xe hoặc mạo hiểm một mình trong chuyến tham quan mà không có hướng dẫn viên địa phương.
Tất cả những con sư tử cái trong một bầy thường có sự quan hệ huyết thống với nhau, chúng thường sẽ ở lại đàn của mình sau khi trưởng thành. Mặt khác, những con đực sẽ bị đuổi đi khi chúng được 2-3 tuổi để tự xây dựng bầy đàn mới cho riêng mình. Những con đực nhìn chung sẽ đảm nhận vai trò bảo vệ lãnh thổ của bầy đàn. Trong khi sư tử cái là những kẻ săn mồi, chúng sẽ làm việc cùng nhau để vừa bắt mồi vừa nuôi đàn con của chúng.
Video đang HOT
Sư tử tấn công chủ yếu vì hai lý do – khi chúng đói và khi chúng cảm thấy bị đe dọa. Do đó, chiến lược quan trọng để đảm bảo an toàn cho con người trong các chuyến tham là thực hiện các biện pháp phòng ngừa để sư tử không cảm thấy bị đe dọa.
Để đạt được điều này, các quan chức địa phương và hướng dẫn viên thường huấn luyện sư tử làm quen với các phương tiện di chuyển như một phần của cảnh quan trước khi mở cửa khu bảo tồn thiên nhiên cho khách du lịch. Do đó, sư tử tại đây sẽ có xu hướng phớt lờ những phương tiện này khi chúng đi ngang qua vì chúng không cảm thấy bị đe dọa.
Trong những dịp hiếm hoi khi sư tử tiếp cận xe jeep, hướng dẫn viên địa phương sẽ yêu cầu khách du lịch đứng yên và im lặng. Họ cũng cảnh báo khách du lịch không được đứng lên hoặc thò đầu ra ngoài khi những kẻ săn mồi này ở gần phương tiện di chuyển, vì nó làm thay đổi vẻ ngoài ban đầu của chiếc xe và khiến những con vật cảm thấy bị đe dọa.
Lý do chính để sư tử thành lập liên minh là để bảo vệ lẫn nhau. Khi chúng bị loại khỏi bầy ban đầu, mỗi ngày trôi qua đối với chúng là một cuộc đấu tranh để tồn tại bởi chúng gặp phải rất nhiều khó khăn khi vừa cố gắng săn mồi vừa cố gắng tự vệ trước những con sư tử đực khỏe mạnh hơn. Đây là lý do tại sao những con sư tử đực bị loại bỏ khỏi bầy ban đầu cùng một thời điểm sẽ hình thành mối liên kết bền chặt được củng cố nhờ cuộc đấu tranh chung của chúng. Bằng cách liên kết với nhau, chúng sẽ có cơ hội sống sót cao hơn.
Mặc dù sư tử tại các khu bảo tồn của châu Phi hiện đã quen với các phương tiện di chuyển, nhưng chúng vẫn chưa quen với khách du lịch. Bởi vậy sư tử vẫn coi con người là mối đe dọa, đó cũng là lý do chính khiến chúng tấn công con người. Ngoài ra, sư tử thường hung dữ hơn bình thường khi chúng ở cùng với đàn con của chúng, vì chúng đang bảo vệ con của mình.
Hơn nữa, sư tử chủ yếu là động vật sống về đêm. Theo đó chúng cũng sẽ mất đi nỗi sợ hãi cố hữu đối với con người vào ban đêm. Vì vậy, khách du lịch tránh cắm trại ở những nơi có mật độ sư tử cao, đặc biệt là vào ban đêm.
Gặp phải một con sư tử trong tự nhiên có thể là một trải nghiệm không mấy dễ chịu, nhưng nếu biết cách phản ứng thích hợp thì có thể tăng cơ hội sống sót của bạn. Điều quan trọng là phải giữ bình tĩnh và tránh hoảng loạn bỏ chạy, vì điều này có thể kích hoạt bản năng săn mồi của sư tử và khiến nó trở nên hung dữ hơn.
Thay vào đó, hãy cố gắng làm cho mình trông to lớn hơn bằng cách giơ tay và mở áo khoác, đồng thời tránh những cử động đột ngột có thể khiến sư tử giật mình. Điều quan trọng nữa là duy trì giao tiếp bằng mắt với sư tử – không nhìn chằm chằm với thái độ đe dọa. Hãy nhớ rằng sư tử thường tấn công khi chúng cảm thấy bị đe dọa, vì vậy điều quan trọng là phải cho chúng không gian và tránh khiêu khích chúng. Nếu bạn làm theo những hướng dẫn này và lắng nghe hướng dẫn của hướng dẫn viên địa phương, bạn có thể yên tâm tận hưởng chuyến tham safari của mình ở trong môi trường sống của sư tử.
Bất ngờ phát hiện chó sói và linh cẩu đang cùng nhau đi săn ở Trung Đông
Người ta phát hiện một bầy sói đang đi săn cùng linh cẩu, điều chưa từng được báo cáo trước đây.
Các nhà nghiên cứu Ấn Độ ở Trung Đông đã báo cáo về một hành vi cực kỳ bất thường: người ta phát hiện một bầy sói đang săn mồi cùng với một con linh cẩu, điều chưa từng được báo cáo trước đây.
Thông thường, các loài động vật ăn thịt khác nhau không thực sự hòa hợp với nhau. Hầu hết thời gian, chúng tranh giành và cướp con mồi của nhau. Đôi khi, những loài động vật này sẽ chiến đấu với nhau, thậm chí giết nhau chỉ vì con mồi. Nhưng bằng cách nào đó, mối quan hệ hòa bình bất thường này lại đang thực sự diễn ra.
Linh cẩu sọc có nguồn gốc từ Bắc Phi, Ấn Độ và Trung Đông. Khi bị đe dọa, chúng có khả năng dựng lông dọc lưng, khiến chúng trông to hơn khoảng 30%!
Chó sói là loài động vật có tính xã hội rất cao, nhưng chúng hầu như không bao giờ chấp nhận các loài bên ngoài vào bầy của chúng - ngay cả đối với những con chó, chúng có nhiều điểm giống sói, nhưng vẫn thường bị xua đuổi hoặc săn đuổi thay vì được chấp nhận.
Trong khi đó, linh cẩu sọc sinh sống ở Trung Đông thì hoàn toàn ngược lại, chúng thường sống đơn độc. Vì vậy, khi các nhà nghiên cứu tìm thấy dấu vết của linh cẩu trộn lẫn với dấu vết của sói xám, họ đã cảm thấy rằng có điều gì đó kỳ lạ đang xảy ra.
Vladimir Dinets, Phó Giáo sư tâm lý học tại Đại học Tennessee ở Knoxville cho biết: "Hành vi của động vật hoang dã thường linh hoạt hơn so với mô tả trong sách giáo khoa. Khi cần thiết, động vật hoang dã có thể từ bỏ các chiến lược thông thường của chúng và học hỏi một điều gì đó hoàn toàn mới và khiến cho chúng ta bất ngờ. Đó cũng là một kỹ năng rất hữu ích cho việc sinh tồn".
Linh cẩu có thể được mô tả là một loài động vật có cơ thể "giống chó" và giải phẫu "giống mèo", nhưng bản thân nó thực sự là một sinh vật độc nhất vô nhị.
Các nhà khoa học đã lần theo dấu vết của chúng nhiều lần, bao gồm cả một lớp cát ẩm trong suốt in dấu vết của linh cẩu và sói. Ban đầu, họ nghĩ rằng linh cẩu đuổi theo bầy sói (hoặc ngược lại), nhưng thực tế không phải vậy.
Ở một số nơi, dấu vết của 1 trong 3 con sói nằm trên dấu vết của linh cẩu. Ở những nơi khác, hình linh cẩu nằm trên dấu chân sói.
Cuối cùng, sau 4 năm, họ đã phát hiện ra rằng bầy sói này đang thực sự ở cùng với linh cẩu. Beniamin Eligulashvili, một nhà động vật học ở Israel, đã tận mặt chứng kiến được hiện tượng này và kể lại rằng linh cẩu thực sự đã đi cùng bầy sói với tư cách là một thành viên của bầy đàn.
Linh cẩu là một họ riêng biệt trong bộ Carnivora (Bộ Ăn thịt). Họ này chứa bốn loài hiện có. Linh cẩu đốm, linh cẩu nâu và sói đất đều có nguồn gốc từ Châu Phi cận Sahara. Linh cẩu sọc là loài đặc hữu của Bắc Phi, Trung Đông và tiểu lục địa Ấn Độ.
"Con linh cẩu không đi theo sau bầy sói, thay vào đó nó di chuyển ở giữa đàn", nghiên cứu do cả hai người là tác giả cho biết.
Điều này có thể mang lại lợi ích cho cả hai loài động vật này. Sa mạc Negev là một trong những môi trường khắc nghiệt nhất trong phạm vi sinh sống của một trong hai loài động vật này và cả hai loài đều cần mọi sự giúp đỡ mà chúng có thể nhận được.
Chó sói là loài động vật có khả năng săn mồi giỏi hơn linh cẩu sọc (đặc biệt là đi theo đàn). Chúng cũng nhanh hơn và linh hoạt hơn. Tuy nhiên, linh cẩu sọc lại có khứu giác nhạy bén hơn và có lực cắn mạnh hơn - có thể bẻ gãy những khúc xương lớn hơn và xé toạc những hộp sọ của con mồi.
Trong sa mạc, thức ăn rất khan hiếm và chúng chúng buộc phải sự dụng mọi cách để những cuộc săn mồi diễn ra với tỷ lệ thành công cao hơn những nơi khác. Nhưng làm thế nào mà hai loài này lại có thể đạt được "thỏa thuận" hòa bình, và làm thế nào chúng có thể chịu đựng được nhau thì cho tới thời điểm hiện tại vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để giải thích rõ ràng.
Linh cẩu sọc nhỏ hơn một chút so với linh cẩu đốm và linh cẩu nâu và ít được nghiên cứu nhất. Chúng có cái đầu rộng với đôi mắt đen, mõm dày và đôi tai lớn, nhọn. Mõm, tai và cổ họng của chúng có màu đen hoàn toàn, nhưng bộ lông của chúng có thể có màu vàng vàng, nâu hoặc xám với các sọc đen trên thân và chân. Một bờm lông dài mọc dọc theo lưng. Linh cẩu lén lút ngụy trang tốt trong cỏ khô và cao. Đặc điểm nổi bật nhất trên linh cẩu là đôi chân: hai chân trước dài hơn nhiều chân sau. Điều này giúp linh cẩu có cách đi bộ đặc biệt, khiến chúng có vẻ như luôn tập tễnh khi lên dốc
Tuy nhiên nghiên cứu hiện tại cũng thực sự đã phát hiện ra rằng có sự chồng chéo đáng kể giữa lãnh thổ của hai loài ở một số khu vực, nhưng điều sự hợp tác bất thường này lại chưa được báo cáo ở bất kỳ nơi nào khác.
Có 3 giả thuyết chính cho điều bất thường này. Đầu tiên, đây là một hành vi "bất thường" và xảy ra duy nhất của một con linh cẩu. Mặc dù 2 lần quan sát được thực hiện cách nhau 4 năm nhưng đó có thể là cùng một con linh cẩu.
Thứ hai là linh cẩu sọc có thể là loài ăn thừa những gì còn lại từ con mồi chó sói, linh cẩu đi theo chúng để ăn xương những mảnh thịt thừa mà sói để lại. Tuy nhiên, điều này không giải thích được tại sao những con sói lại chịu đựng được linh cẩu ở giữa bầy đàn của chúng.
Thứ ba, linh cẩu và sói có thể đã hình thành mối qan hệ cộng sinh. Mối quan hệ cộng sinh này cũng đã từng được biết đến giữa các loài khác trong tự nhiên.
Hiện tại, cần có nhiều quan sát hơn để đưa ra kết luận rõ ràng hơn và tìm ra điều gì làm cho loại tương tác này trở nên đặc biệt hoặc liệu điều này đã xảy ra ở nơi nào khác hay chưa. Dinets lập luận rằng việc hợp tác săn mồi giữa các loài săn mồi là rất hiếm, nhưng có lẽ không hiếm như chúng ta nghĩ. Thiên nhiên dường như luôn tìm cách làm chúng ta ngạc nhiên.
Video: "Khiếp vía" trước cảnh sư tử cùng linh cẩu xé xác trâu rừng Dù xác của chú trâu rừng nằm ở dưới vũng bùn trông rất bẩn, nhưng con sư tử và bầy linh cẩu vẫn thản nhiên thưởng thức "bữa tiệc". Được biết, cảnh tượng sư tử cùng linh cẩu xé xác trâu rừng dưới vũng bùn này được du khách tình cờ ghi lại được khi đang tham quan khu bảo tồn động vật...