Tại sao sự tồn tại của phái bộ UNIFIL ở Liban lại quan trọng với châu Âu?
Phái bộ UNIFIL tại Liban không chỉ là một lực lượng gìn giữ hòa bình mà còn đóng vai trò chiến lược quan trọng đối với châu Âu.
Trước áp lực quân sự từ Israel và tình hình căng thẳng tại Trung Đông, sự hiện diện của UNIFIL giúp ngăn chặn xung đột leo thang, duy trì ổn định khu vực và bảo vệ lợi ích an ninh ngay sát biên giới châu Âu.
Xe của UNIFIL bị hư hại sau cuộc tấ.n côn.g của Israel tại Sidon, Liban ngày 7/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo trang tin Euronews.com ngày 23/11, trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại Trung Đông, Lực lượng gìn giữ hòa bình Lâm thời của Liên hợp quốc tại Liban (UNIFIL) đang đứng trước thử thách lớn khi Israel gia tăng sức ép quân sự tại khu vực. Sự tồn tại của phái bộ này không chỉ ảnh hưởng đến hòa bình khu vực mà còn có ý nghĩa chiến lược sâu sắc đối với châu Âu.
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Italy Enzo Moavero Milanesi, hiện là Giáo sư luật EU tại Đại học LUISS (Rome) lưu ý rằng, việc rút lui của lực lượng UNIFIL có thể tạo điều kiện cho việc tái chiếm đóng lãnh thổ mà không có sự hiện diện của bên thứ ba. Điều này có thể dẫn đến một thảm họa không chỉ đối với Liên hợp quốc mà còn là một thất bại đáng báo động đối với châu Âu, khi nó hàm ý sự bùng phát của một cuộc xung đột khác ngay sát biên giới của họ.
Vai trò của các nước châu Âu trong UNIFIL là đặc biệt quan trọng. Pháp, Đức, Italy và Tây Ban Nha là những quốc gia đóng góp lớn nhất cho lực lượng này. Tướng Olivier Passot, cựu sĩ quan UNIFIL người Pháp, nhấn mạnh một khía cạnh ít được biết đến nhưng vô cùng quan trọng của phái bộ: vai trò trung gian liên lạc. “Nhánh liên lạc đảm bảo giao tiếp giữa Liban và Israel, vì họ không nói chuyện trực tiếp với nhau. Chức năng này đã giúp tránh được hàng trăm lần leo thang xung đột không chủ ý”, ông Passot giải thích.
UNIFIL được triển khai từ năm 1978 và được tăng cường đáng kể sau cuộc chiến năm 2006 giữa Israel và Hezbollah. Nhiệm vụ chính của họ là giám sát việc rút quân của Israel và phối hợp với Lực lượng vũ trang Liban để giải giáp Hezbollah tại khu vực giữa Đường Xanh (ranh giới phân định giữa Liban với Israel và Cao nguyên Golan) và sông Litani.
Tuy nhiên, Israel cáo buộc UNIFIL không hoàn thành nhiệm vụ trong 18 năm qua, đặc biệt là trong việc ngăn chặn Hezbollah xây dựng kho vũ khí. Lực lượng Liên hợp quốc cũng nhiều lần bị Hezbollah tấ.n côn.g, đặc biệt là khi cố gắng ngăn chặn các hoạt động quân sự của họ ở Nam Liban. Giáo sư Javier Gonzalo Vega từ Đại học Oviedo chỉ ra rằng “nghị quyết của Liên hợp quốc vẫn chưa được thực hiện một phần và điều này tạo cho Israel cái cớ để can thiệp”.
Video đang HOT
Về khía cạnh pháp lý, Giáo sư Milanesi khẳng định không có khái niệm “nghị quyết chế.t lâm sàng” trong luật quốc tế. “Ngay cả khi không được áp dụng, các nghị quyết của Liên hợp quốc vẫn có tính ràng buộc. Lý do để UNIFIL tiếp tục nhiệm vụ của mình là vì hoọ là lực lượng can thiệp. Chỉ có Liên hợp quốc và/hoặc các chính phủ quốc gia mới có thể quyết định rút quân”, ông nhấn mạnh.
Trong bối cảnh hiện tại, UNIFIL đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng. Gần đây, một xe ủi đất của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã phá hủy một tháp canh của UNIFIL tại Marwahin, khiến các bộ trưởng quốc phòng G7 phải bày tỏ quan ngại về vấn đề an ninh.
Tướng Passot giải thích rằng các quy tắc giao chiến hạn chế khả năng phản ứng của UNIFIL. “UNIFIL không phải là công cụ chiến đấu. Lính UNIFIL chỉ có vũ khí hạng nhẹ và không được trang bị để đối đầu với một lực lượng như IDF”, ông nói.
Tóm lại, với 50 quốc gia tham gia, UNIFIL là một liên minh đa quốc gia quan trọng. Vai trò của họ không chỉ là ngăn chặn xung đột mà còn là cung cấp thông tin quan trọng từ thực địa cho cộng đồng quốc tế và Tổng thư ký Liên hợp quốc. Ngoài ra, sự hiện diện của UNIFIL tại Libna tiếp tục là một yếu tố then chốt trong chiến lược của châu Âu tại Trung Đông. Việc duy trì phái bộ này không chỉ góp phần ổn định khu vực mà còn đảm bảo lợi ích an ninh của châu Âu trong một khu vực địa chính trị phức tạp.
Thách thức và triển vọng với ông Trump trong giải bài toán hòa bình Trung Đông
Trong khi ông Trump từng tự hào về khả năng đàm phán, thực tế tại Trung Đông, từ cuộc chiến ở Gaza đến xung đột Israel - Hezbollah tại Liban, là một thử thách không dễ vượt qua.
Khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel xuống ngoại ô Beirut, Liban ngày 16/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Bình luận với tờ Jerusalem Post (Israel) ngày 23/11, Daneil Depetris, thành viên của Defense Priorities và là chuyên gia bình luận về vấn đề đối ngoại cho tờ Chicago Tribune cho rằng, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025 với một mớ hỗn độn ở Trung Đông mà ông sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết. Trong suốt chiến dịch tranh cử kéo dài hai năm, ông Trump đã tập trung vào các vấn đề như lạm phát, nhập cư và tội phạm.
Tuy nhiên, ông cũng không ngần ngại đề cập đến một vấn đề khác ít được cử tri Mỹ quan tâm hơn: hòa bình ở Trung Đông. Ông Trump đã từng nói rằng cuộc chiến ở Gaza cần phải kết thúc sớm hơn là muộn, và ông thừa nhận rằng giải pháp hai nhà nước cho vấn đề Israel - Palestine sẽ "rất, rất khó" để thực hiện.
Không ai có thể phủ nhận rằng việc giải quyết xung đột giữa Israel và Palestine là một trong những thách thức lớn nhất của ngoại giao Mỹ, ít nhất là từ thời Tổng thống George HW Bush. Trong khi Tổng thống Bill Clinton đã có những thành công nhất định với Hiệp định Oslo giữa Israel và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), thì giờ đây, thỏa thuận đó lại trở thành biểu tượng của sự thất vọng.
Tình hình hiện tại ở Trung Đông
Ngày nay, Bờ Tây vẫn nằm dưới sự chiếm đóng của Israel, Chính quyền Palestine dường như suy yếu và chia rẽ. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông Trump đã chậm trễ trong việc công bố kế hoạch hòa bình Trung Đông. Đến khi ông công bố kế hoạch này, bản dự thảo đã bị ch.ỉ tríc.h vì quá nhiều thiếu sót và bị người Palestine từ chối ngay lập tức.
Trung Đông đã thay đổi đáng kể kể từ khi kế hoạch đó được trình bày cách đây hơn bốn năm. Cuộc tấ.n côn.g của Hamas vào ngày 7/10/2023 đã phá vỡ bộ quy tắc cũ mà chính quyền Mỹ của cả hai đảng phái chính trị đã áp dụng trong thời gian dài.
Trong khi các quan chức Mỹ vẫn coi giải pháp hai nhà nước là phương pháp tốt nhất để giải quyết xung đột, cuộc chiến đang diễn ra giữa Israel với Hamas cùng với sự thù hận sâu sắc giữa hai bên khiến bất kỳ cuộc thảo luận nào về giải pháp này đều trở nên xa vời. Gaza hiện đang phải đối mặt với tình trạng hoang tàn, với nạn đói, chế.t chóc và thiệt hại về cơ sở hạ tầng lên tới 18,5 tỷ USD. Trong bối cảnh đó, việc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phản đối việc thành lập nhà nước Palestine càng làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn.
Ngoài ra, một cuộc chiến khác đang diễn ra ở Liban. Các cuộc giao tranh biên giới giữa Israel và Hezbollah đã leo thang thành một cuộc xung đột toàn diện. Khoảng một phần năm dân số Liban đã phải di dời do cuộc xung đột này. Đồng thời, khoảng 60.000 người Israel không thể trở về nhà của họ ở miền Bắc Israel, nơi thường xuyên bị tấ.n côn.g bằng thiết bị bay không người lái và tên lửa từ Hezbollah. Các vùng ngoại ô phía Nam của Beirut (thủ đô Liban) trông như thể vừa bị động đất do các cuộc không kích của Israel. Chính quyền Israel đang mở rộng phạm vi chiến dịch không kích chống lại Hezbollah, tấ.n côn.g các mục tiêu xa hơn nhiều so với căn cứ hỗ trợ của nhóm này ở miền Nam Liban.
Trong khi đó, mối quan hệ giữa Iran và Israel cũng đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa của Tehran vào Israel vào ngày 1/10 đã gây ra thiệt hại nhỏ nhưng vẫn đủ để làm rúng động mạng lưới phòng không của Israel. Điều này đã dẫn đến một đợt trả đũa mạnh mẽ từ phía Israel vào cuối tháng 10 vừa qua.
Ông Donald Trump phát biểu tại Maryland, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Thách thức với ông Trump
Dựa trên tất cả những hỗn loạn này, ông Trump sẽ trở lại Nhà Trắng vào tháng 1 tới với những thách thức lớn mà ông sẽ phải đối mặt. Câu hỏi đặt ra là liệu ông có thể thực sự giải quyết được bất kỳ xung đột nào trong số này không? Với xu hướng tự coi mình là nhà đàm phán thành công nhất thế giới, ông Trump có thể nghĩ rằng mình sẽ đạt được điều đó.
Tuy nhiên, thực tế là các vấn đề có lịch sử sâu sắc đến mức ngay cả nhà ngoại giao tài năng nhất cũng có thể không gặp nhiều may mắn. Căng thẳng Iran - Israel gần như không thể giải quyết được. Cả hai quốc gia đều coi nhau là lý do chính khiến khu vực này rơi vào tình trạng hỗn loạn hiện tại. Không bên nào sẽ nhượng bộ lớn cho bên kia. Một trong những điều mà ông Trump có thể hy vọng đạt được là một lệnh ngừng bắ.n trên thực tế giữa Iran và Israel. Tuy nhiên, điều này sẽ rất khó khăn vì cả hai bên đều tin rằng đối phương muốn tiê.u diệ.t mình.
Ở mặt trận khác, cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah tại Liban có thể có khả năng đạt được một thỏa thuận ngừng bắ.n nếu các bên liên quan đồng ý hợp tác. Đặc phái viên Mỹ Amos Hochstein đang đệ trình dự thảo ngừng bắ.n cho các bên liên quan và tuyên bố rằng "có cơ hội" đạt được một thỏa thuận.
Mọi người đều biết các thông số chung của thỏa thuận triển vọng đó trông như thế nào: Hezbollah sẽ rút lui khoảng 30km về phía Bắc biên giới Israel-Liban; Quân đội Liban và lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc sẽ tái triển khai về phía Nam để đảm bảo tuân thủ; Israel sẽ rút quân khỏi Liban; và lệnh ngừng bắ.n sẽ được giám sát bởi một liên minh các cường quốc quốc tế. Tuy nhiên, câu hỏi lớn vẫn là liệu Israel có kiên quyết thực thi lệnh ngừng bắ.n mà Hezbollah phản đối hay để quân đội Liban tự quyết định.
Về giao tranh ở Gaza, ông Trump có thể khó đạt được thỏa thuận hòa bình. Thủ tướng Netanyahu không có tâm trạng để thương lượng với Hamas. Toàn bộ sự nghiệp chính trị của ông phụ thuộc vào các bộ trưởng theo chủ nghĩa dân tộc, những người coi bất kỳ giải pháp nào chấm dứt xung đột là sự đầu hàng ở cấp độ cao nhất.
Dự đoán cho năm 2025 cho thấy rằng Israel sẽ tiến hành một cuộc xung đột cường độ thấp ở Gaza trong suốt năm tới. Và rộng hơn, tình hình Trung Đông vẫn tiếp tục phức tạp và đầy thử thách cho bất kỳ ai muốn tìm kiếm hòa bình trong khu vực này.
Iran phản đối các nước châu Âu về nghị quyết mới tại IAEA Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi đã phản ứng mạnh trước việc 3 nước châu Âu đệ trình nghị quyết ch.ỉ tríc.h Tehran tại Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) trước thềm cuộc họp của Hội đồng thống đốc vào ngày 20/11. Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi phát biểu trong một cuộc họp báo. Ảnh: IRNA/TTXVN Theo thông báo của Bộ...