Tại sao Stalin từng muốn tát cạn biển Caspi?
Kế hoạch tuyệt mật của Stalin về tát cạn biển Caspi chỉ được tiết lộ vào thời kỳ perestroika và glasnost
Những kế hoạch “khủng”
Nằm trên đường phân ranh Âu – Á, hồ khổng lồ Caspi (được gọi là biển) chứa một trữ lượng “vàng đen” khổng lồ – một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của Liên Xô, là nguồn nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp và cũng là nhiên liệu của nhiều phương tiện giao thông và máy móc khác.
Tại mọi thời điểm xây dựng và phát triển, một trong những nhiệm vụ chính của chính phủ Liên Xô là củng cố nền kinh tế, vốn được coi là ưu việt hơn chế độ kinh tế tư bản chủ nghĩa. Để đạt được mục tiêu này, nhiều dự án quy mô lớn đã được đề xuất, một số trong số đó không chỉ ảnh hưởng đến các lĩnh vực công nghiệp, mà cả khí hậu và tự nhiên, ví dụ dự án tát cạn Biển Caspi để có được nguồn dầu thô mới.
Lãnh tụ Liên Xô Stalin từng nghĩ đến việc tát cạn biển Caspi (Nguồn: rosbalt.ru)
Năm 1949, giếng dầu đầu tiên của Liên Xô ở ngoài khơi Caspi cách bờ biển 40km đã được khoan. Caspian khi đó là vùng khai thác dầu chính của Liên Xô (các mỏ dầu ở Tây Siberia chưa được phát hiện). Người ta đã nghĩ đến việc thành lập một thành phố trên biển từ những ngôi nhà sàn bằng thép có tên là “Đá dầu”. Tuy nhiên, việc xây dựng cầu vượt từ đất liền đến thành phố này rất tốn kém, kỹ thuật và thiết bị xây dựng của chỉ đáp ứng được cho việc thi công ở vùng nước nông.
Năm 1952, Stalin quyết định tăng cường sản lượng dầu khai thác tại vùng biển Caspian. Cùng với Stalin, các nhà khoa học, các nhà chuyên môn, các người quản lý… đã thảo luận về khả năng thực hiện của nó, tính đến cả nước sông và nước mưa… Theo dự án, nước sông Volga sẽ đưa về Bắc Kazakhstan, nước sông Terek sẽ được chuyển đến thảo nguyên Kalmykia và sông Kura sẽ bị ngăn lại.
Khi xem xét các dự án, đã có những người phản đối việc tát cạn biển Caspian. Chẳng hạn, Mikoyan lập luận rằng, sự biến mất của biển sẽ ảnh hưởng xấu đến nông nghiệp ở Kazakhstan, nguồn trứng cá đen được xuất khẩu ra nước ngoài để thu ngoại tệ sẽ không còn nữa. Nhưng Stalin tại thời điểm đó quan tâm đến lợi ích vật chất từ khai thác dầu mỏ hơn là từ thương mại thông thường.
Nhà lãnh đạo Liên Xô muốn tát cạn Caspi để khai thác dầu (Nguồn: e-history.kz)
Video đang HOT
Các phép tính
Nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin chỉ thị thực hiện việc tính toán và phân tích toàn diện vấn đề. Theo các tính toán ban đầu, sẽ mất ít nhất 15 năm để thực hiện các dự án và sẽ phải tốn rất nhiều tiền của. Chỉ riêng thay đổi dòng chảy sông Volga và Terek, cũng như việc ngăn sông Kura, đã tiêu tốn của Liên bang 8-9 tỷ Rúp. Và đối với việc bom cạn lượng nước biển, vốn thường xuyên được bổ sung bởi mưa, sẽ mất ít nhất 16-17 năm.
Đây là một yếu tố cân não đối với nhà lãnh đạo Stalin, và ông quyết định từ bỏ các ý tưởng đó. Nếu không vì điều này, các dự án dưới thời Stalin có thể đã gây ra hậu quả tai hại, theo các nhà thủy văn học, bao gồm cả sự thay đổi khí hậu rõ rệt ở nước này và khu vực.
Chân dung nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin (Nguồn: sharknews.ru).
Trên thực tế, các dự án chinh phục biển Caspian đã xuất hiện khi việc khai thác dầu ở đó bắt đầu, từ cuối thế kỷ 19, dưới thời Đế chế Nga. Năm 1906, một cuộc thi các dự án làm cạn Caspi đã được công bố. Năm 1909-1912, một con đập rào bằng đá đã được xây dựng và việc san lấp khu vực có hàng rào bắt đầu, diện tích ngập khoảng 300 ha. Cuộc nội chiến đã làm gián đoạn các công trình này, nhưng chúng một lần nữa được hồi sinh sau khi chính quyền Xô viết tại Azerbaijan được thành lập và cũng cố vào năm 1927.
Và sau khi Stalin qua đời, vào năm 1954, kế hoạch Malenkov-Khrushchev với ý tưởng chuyển nước các con sông phía bắc về Biển Caspian, trong đó một nửa dành cho việc tưới tiêu vùng thảo nguyên khô cằn và bán hoang mạc của miền bắc Kazakhstan, cũng đã được đề xuất. Nhưng may mắn, đã có những người thông minh và sáng suốt không cho phép các kế hoạch táo bạo thay đổi tự nhiên và khí hậu đó trở thành hiện thực. Nếu không, mọi thứ có thể đã kết thúc theo cách tồi tệ nhất./.
CTV Lê Ngọc/VOV.VN (tổng hợp)
Theo vov.vn
Kinh hoàng 3 người mẫu bị cưỡng hiếp và chụp ảnh trước khi chết: Những trò quái đản
Hồ sơ tạm tha có viết Harvey Glatman là một tù nhân mẫu mực, có chỉ số IQ cao, hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công trong tù và phản ứng tích cực với các bài kiểm tra y tế. Tuy nhiên, đó chỉ là vỏ bọc mà hắn cố tạo để che giấu những ham muốn bệnh hoạn bên trong.
Cuối những năm 1950, tên sát nhân hàng loạt Harvey Glatman, còn được mệnh danh là "Kẻ giết hại những phụ nữ quyến rũ" trở thành một cái tên khiến cho tất cả mọi người khiếp sợ vì cách ra tay tàn bạo lẫn thú vui bệnh hoạn là chụp hình vào giây phút nạn nhân cận kề cái chết. Nạn nhân của Harvey Glatman có điểm chung là những người mẫu trẻ đẹp và kết cục đều phải nằm phơi xác nơi hoang mạc.
Nạn nhân Judy Ann Dull
Những cố gắng vô ích
Harvey Glatman bước ra khỏi cổng nhà tù vào ngày 27/7/1946 và điều đầu tiên bà Ophelia làm là đưa con trai đến bác sĩ tâm thần. Bà nghĩ rằng đây sẽ là biện pháp để tránh các thảm kịch khác.
Bác sĩ cho rằng vấn đề của Harvey chủ yếu nằm ở nỗi sợ hãi khác thường của anh đối với người khác giới. Và giải pháp được đưa ra là Harvey nên tham gia các hoạt động có nhiều phụ nữ, chẳng hạn như khiêu vũ. Bằng cách thường xuyên tiếp xúc với nữ giới, nỗi sợ hãi trong Harvey sẽ bị xóa tan.
Harvey đã cố gắng làm theo lời khuyên này nhưng không phải tại nơi gia đình mình sinh sống là ở Denver, Colorado. Bà Ophelia muốn con trai đến nơi mà không ai biết vết đen trong quá khứ của mình để có thể bắt đầu một cuộc sống mới, gặp gỡ những người mới và kiếm việc làm.
Albert về nhà vài tuần rồi được mẹ đưa tới một căn hộ nhỏ nhưng gọn gàng ở Yonkers, New York. Sau khi con có được một công việc trong cửa hàng sửa chữa tivi, bà mới tạm hài lòng và trở về Denver.
Về phần Harvey, việc rời xa khỏi gia đình khiến hắn phấn khích. Những thứ đầu tiên Harvey mua là một khẩu súng, một con dao bỏ túi và tất nhiên có cả sợi dây dài.
Nửa đêm ngày 17/8/1946, đôi tình nhân Thomas Staro và Doris Thorn khi đang đi dạo tại khu vực công viên vắng vẻ thì bị một người đàn ông nhỏ con với mái tóc rối bù, đeo kính và có đôi tai lớn chặn lại. Người lạ mặt giơ ra khẩu súng rồi yêu cầu cặp vợ chồng đi vào một lùm cây tối.
Sau đó, gã trói hai chân Staro vào nhau và bắt anh nằm trên bãi cỏ. Quay sang Thorn, hắn bắt đầu chạm vào ngực cô một cách thô bạo. Nhưng rồi, hành vi này buộc phải chấm dứt khi Staro đã tự mình thoát khỏi dây trói và lao đến tên tội phạm. Sau một hồi vật lộn, Harvey may mắn trốn thoát và cắm đầu cắm cổ chạy cho tới khi lên chuyến tàu đầu tiên đến Albany.
Với Harvey Glatman, sống ở đâu không quan trọng, miễn là có phụ nữ. Hắn thuê một căn hộ trong thị trấn mới của mình, dành vài ngày tiếp theo để lùng sục khu phố xung quanh để chuẩn bị cho một kế hoạch. Đến ngày 22/8, Harvey đã sẵn sàng.
Harvey Glatman trong phiên tòa cuối cùng
Tội ác không dừng lại
Mục tiêu đầu tiên của Harvey ở Albany là y tá Florence Hayden. Khi cô đang đi bộ trên đường, Harvey từ phía sau chạy lên nắm lấy dây ví và đẩy cô vào một lùm cây bên cạnh. Dù sợ hãi nhưng lợi dụng lúc tên tội phạm trói tay mình lại và không cầm súng, Florence đã đẩy mạnh hắn ra và hét to. Harvey vội bỏ trốn.
Ham muốn tình dục bên trong Harvey ngày càng sôi sục. Nó là nguyên nhân khiến Harvey thường xuyên đi quấy rối phụ nữ, kể cả những người hắn vừa vô tình nhìn thấy trên đường.
Nhiều trường hợp tương tự xảy ra liên tiếp đã khiến cảnh sát chú ý. Một ngày, họ nhìn thấy một người đàn ông khớp với mô tả đang đi theo sau một người phụ nữ với dáng vẻ rất khả nghi. Tiếp cận đối tượng, cảnh sát tìm thấy trong túi của anh ta là một khẩu súng đồ chơi, túi đựng đồ và cuộn dây thừng. Sợ hãi, anh thú nhận tất cả những lần quấy rối trước đó.
Ophelia và Albert Glatman đã choáng váng khi nghe tin xấu. Họ cứ nghĩ rằng con trai họ đã thay đổi và vẫn ở Yonkers. Harvey bị kết án 5 năm tù.
Trong tù, Harvey tỏ ra rất ngoan ngoãn. Cuối cùng, những "hành vi tốt" đã giúp hắn giảm được nửa số thời gian giam giữ. Chỉ sau hai năm tám tháng, Harvey Glatman được tạm tha.
Hồ sơ tạm tha có viết Harvey là một tù nhân mẫu mực, có chỉ số IQ cao, hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công trong tù và phản ứng tích cực với các bài kiểm tra y tế. Tuy nhiên, Harvey buộc phải trở về với gia đình, tìm một công việc và chịu giám sát của tòa án trong 4,5 năm nữa.
Harvey đã thực hiện theo đúng những mệnh lệnh đó, trở về Denver sống với bố mẹ, làm một số công việc vặt và tránh xa những trò nghịch ngợm. Cuộc sống cứ thế trôi qua cho đến khi cha Albert qua đời, lúc đó hai mẹ con bắt đầu thường xuyên cãi nhau. Denver quyết định chuyển ra ngoài, thuê căn hộ của riêng mình.
Vào tháng 9/1956, Harvey Glatman được tự do hoàn toàn. Không còn phải tới gặp tòa án hàng tháng, không còn những bài kiểm tra, Harvey đã lên kế hoạch cho những gì hắn ta muốn làm trong nhiều năm qua. Harvey Glatman đến Los Angeles vào tháng 1/1957 và kiếm sống bằng nghề thợ sửa TV. Cũng tại đây, tội ác của Harvey bắt đầu leo thang và gây ra 3 vụ án mạng kinh hoàng.
Sau khi bị bắt, Harvey đã thành khẩn khai báo về tội ác của bản thân và liên tục yêu cầu được nhận án tử hình. Cuối cùng, phiên tòa cũng đã đưa ra bản án cao nhất cho tên sát nhân máu lạnh và bệnh hoạn này. Hắn bị đưa vào buồng khí tử hình ngày 18/9/1959.
Theo danviet
Con người đang làm khô cạn rừng nhiệt đới Amazon Các nhà khoa học của NASA phát hiện bầu khí quyển bên trên rừng nhiệt đới Amazon khô cạn dần trong 2 thập kỷ qua và con người chịu trách nhiệm chính. Con người đang làm khô cạn rừng nhiệt đới Amazon Theo Vov.vn