Tại sao rất nhiều tàu thuyền đều sơn màu đỏ phần đáy?
Từ những con thuyền nhỏ cho tới những tàu lớn hạng sang đều sơn màu đó ở phần đáy chìm dưới nước. Mục đích của việc này là gì?
Tư nhưng con thuyên nho cho tơi nhưng tau lơn hang sang đêu sơn mau đo ơ phân đay chim dươi nươc. Muc đich cua viêc nay la gi?
Về cơ bản, phần thân dưới trên vỏ của các con tàu hiện đại ngày nay được sơn màu đỏ. Tuy nhiên không phải màu sắc này được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Lớp phủ này rất cần thiết cho hoạt động của các con tàu lớn, cả về mặt truyền thống lẫn khoa học.
Ngày xưa, một chiếc thuyền mới sơn, sau khi hạ thủy được ba tháng, tốc độ của thuyền sẽ giảm đi 10% so với lúc mới hạ thủy. Tàu thuyền lưu hành sau nửa năm tốc độ chỉ còn khoảng một nửa so với lúc mới hạ thủy.
Khi kéo tàu thuyền vào âu thuyền để sửa chữa, toàn bộ đáy thuyền lộ ra khỏi mặt nước. Bấy giờngười ta mới rõ nguyên nhân: phần đáy thuyền chìm dưới nước xuất hiện chi chít các sinh vât bam vao va đã ngăn cản tàu thuyền lướt tới. Chúng ta biết rằng trong nước đại dương có nhiều loại sinh vật sống trôi nổi như: rong, sò, hà, trùng đục lỗ, khi còn ở dạng ấu trùngchúng thường trôi nổi trên mặt biển. Khi gặp tàu thuyền chúng lập tức bám vào đáy thuyền, lấy đáy thuyền làm “đất sống” hết ngày này qua ngày khác. Đặc biệt ở các vùng biển nhiệt đới các loại sinh vật này càng nhiều và phát triển càng nhanh. Từ khi vỏ đáy thuyền bị các “cư dân” này bám vào và phát triển, tốc độ chuyển động của thuyền sẽ ngày càng chậm dần.
Video đang HOT
Chính vì vậy người ta đã phải chọn cách sơn đáy tàu thuyền bằng loại sơn đặc biệt. Khi đo, các tàu thuyền sẽ sử dụng lớp phủ đồng hoặc sơn chì có oxit đồng bên trong. Chúng được xem như một chất diệt khuẩn, giá rẻ và hiệu quả, để giữ cho thân tàu không bị các loại động thực vật này bám vào. Đồng trong sơn đã khiến cho nó có màu đỏ.
Sau nay, công nghệ sơn thuyền đã phát triển đến mức mà người ta có thể tạo ra khá nhiều màu sắc khác nhau. Nhưng, màu đỏ vẫn phổ biến vì nó đã trở thành một truyền thống trong ngành đánh bắt. Ly do la vì màu đỏ có độ tương phản cao với màu nước biển, nó cho phép các thủy thủ hay ngư dân khác có thể dễ dàng nhìn thấy và đánh giá trạng thái của một con tàu lớn từ phía ngoài.
Tóm lại, ngày xưa sơn màu đỏ do có đồng, đồng đã giết chết các loại sinh vật ăn bám vào thân, đáy thuyền. Và đỏ cũng là màu có bước sóng dài nhất, vì thế mắt con người dễ nhận biết nhất, để nhanh chóng phát hiện ra các sự cố bất thường nếu có phát sinh.
Theo baodansinh.vn
Cận cảnh cự đà khổng lồ bơi như rắn dưới biển
Thợ lặn Steve Winkworth đã ghi lại cảnh tượng một con cự đà khổng lồ kiếm ăn dưới đáy biển ở ngoài khơi đảo Galapagos.
Mặc dù có bề ngoài nặng nề và chậm chạp, nhưng cự đà khổng lồ có thể bơi lội như rắn dưới nước nhờ chiếc đuôi dài như mái chèo.
Cự đà thường bơi sát đáy, ăn các loại tảo, rong biển rồi sau đó trồi lên mặt nước thở. (Nguồn: Daily Mail)
Cự đà chỉ sống duy nhất ở đảo Galapagos và là loài động vật đặc hữu ở quần đảo này. (Nguồn: Daily Mail)
Cảnh tượng con cự đà kiếm ăn dưới biển ngoài khơi Galapagos được ghi lại với thợ lặn Steve Winkworth. (Nguồn: Daily Mail)
Loài cự đà có thể lặn sâu tối đa 9m dưới mặt nước biển. (Nguồn: Daily Mail)
Hà Vũ
Theo Kiến thức
'Chết cười' với màn tranh cướp đồ ăn của mòng biển với rái cá Miếng mồi ngon vừa kiếm được bị cướp mất một cách trắng trợn, rái cá "tức tối" quyết không chịu thua kẻ ăn trực là mòng biển. Một nhiếp ảnh gia Kate Cummings đã chụp được những bức ảnh tuyệt vời ở vịnh Monterey, California, Hoa Kỳ. Rái cá kiếm được bữa ăn thịnh soạn. Kate Cummings cho biết đây là những bức...