Tại sao quý ông hôn mê sau “mây mưa”?
Khi cuộc mây mưa đang ở cao trào, đột nhiên người đàn ông thấy chân tay lạnh toát, hôn mê. Nếu việc cấp cứu không quyết đoán, kịp thời thì sẽ tử vong. Đông y gọi tình trạng này là chứng tẩu dương.
Chứng tẩu dương xuất hiện khi đang giao hợp được gọi là thượng mã phong, xuất hiện khi giao hợp xong gọi là hạ mã phong. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chứng này là khi giao hợp đến lúc cực hưng phấn hay khi giao hợp xong, người bỗng nhũn ra, mặt bệch, vã mồ hôi lạnh, chân tay lạnh toát, thở dốc bất tỉnh, không có tổn thương thực thể; hoặc khi giao hợp, tinh dịch liên tục chảy ra đến kiệt sức.
Tẩu dương có thể xuất hiện ở người có rối loạn nhịp tim nặng, động kinh, rối loạn tuần hoàn não. Nó cũng có thể xuất hiện ở người vừa bị bệnh nặng, đang trong giai đoạn phục hồi đã giao hợp và hưng phấn quá độ làm sức tiêu tinh kiệt. Việc sinh hoạt tình dục nhiều lần trong một thời gian ngắn cũng dẫn đến chứng này. Dù ở trường hợp nào, họ cũng cần được cấp cứu ngay.
Tẩu dương có thể xuất hiện ở người có rối loạn nhịp tim nặng, động kinh, rối loạn tuần hoàn não. (Ảnh minh họa)
Sách Trung Quốc y học đại từ điển có ghi cách cấp cứu như sau: “Tinh liên tục chảy ra, tinh kiệt là do nguyên khí nhất thời bị thoát, vì vậy, người đàn bà phải ôm chặt người đàn ông giữ không cho dương vật ra khỏi âm đạo, hà hơi nóng của mình vào miệng nạn nhân, đồng thời lấy hai ngón tay véo mạnh vào vùng cùng cụt thì may ra cứu được. Nếu vì sợ mà đẩy người đàn ông xuống ngay giường thì 10 người chết 9. Nếu đẩy xuống rồi thì gọi một cháu gái (đồng nữ) hà nơi nóng vào miệng người đàn ông hoặc đổ nước sắc nhân sâm để đại bổ nguyên khí, giữ cho tinh không thoát ra và người ấm lại”.
Video đang HOT
Ngoài việc ôm giữ người đàn ông nguyên trạng, hà hơi vào miệng, người đàn bà còn lấy cây trâm cài đầu châm mạnh vào vùng xương cùng cột, hội âm, nạn nhân tỉnh lại được là mới qua khỏi.
Hiện nay, phương tiện cấp cứu rất tốt nên ngoài việc để người đàn ông ở tư thế đầu thấp làm hà hơi, thổi ngạt, cần gọi ngay cấp cứu 115 để được sự giúp đỡ. Dù ở trường hợp nào cũng phải làm ngay không chậm trễ.
Cách đề phòng tẩu dương là giữ gìn sức khỏe, sinh hoạt tình dục có tiết độ; không ân ái nhiều lần trong thời gian ngắn hay khi mệt mỏi, sau lao động căng thẳng, sau khi uống rượu. Tránh ngày cuối tháng trăng (nhật nguyệt hối minh).
Khi có sấm sét gió mưa. Vừa mới ăn uống no. Mới vừa đi tiểu tiện tinh khí nhỏ yếu. Làm việc và đi bộ thân thể còn mệt mỏi. Vừa mới tắm gội xong. Đặc biệt với nam cần lưu ý không lâm trận khi hạ bộ có mồ hôi (âm hãn). Âm suy (hạ bộ teo nhỏ). Tinh trong (không có màu đặc). Dưới bìu có mụn ghẻ ẩm ngứa. Đi tiểu nhiều lần mà nước ít. Dương vật mềm và rụt lại.
Theo BS. Hoàng Tuấn Linh (Sức khỏe & Đời sống)
Hoa mắt, chóng mặt: Triệu chứng nhiều bệnh nguy hiểm
Bị hoa mắt, chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống thường khiến nhiều người nghĩ mình bị bệnh thiếu máu. Theo bác sĩ Nguyễn Cảnh Nam, chuyên khoa Nội thần kinh và Nội tổng quát, Phòng khám quốc tế Victoria Healthcare, điều nghi ngờ này là chính xác, tuy nhiên, chưa đủ. Hoa mắt, chóng mặt còn là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm như: bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, các rối loạn về tâm lý...
Hai triệu chứng, hơn 10 bệnh lý
Về phương diện y khoa, hoa mắt và chóng mặt là hai triệu chứng hoàn toàn riêng biệt. Hoa mắt là cảm giác xây xẩm, tối sầm mắt lại, xuất hiện khi ta thay đổi tư thế, ví dụ như từ nằm chuyển sang ngồi, hoặc từ ngồi chuyển sang đứng dậy. Triệu chứng này kéo dài từ vài giây cho đến vài phút.
Chóng mặt được mô tả là khi ta cảm thấy đồ vật xoay tròn xung quanh mình theo nhiều hướng hoặc ngược lại. Triệu chứng này xuất hiện khi có sự thay đổi tư thế hoặc xoay đầu. Nó kéo dài trong vài giây, hoặc có thể kéo dài trong nhiều giờ liên tục làm người bệnh phải nằm yên một chỗ. Trong những trường hợp nặng, người bệnh sẽ có thêm biểu hiện buồn nôn và ói mửa.
Bác sĩ Nguyễn Cảnh Nam cho biết, mỗi triệu chứng sẽ biểu hiện cho những bệnh lý khác nhau. Hoa mắt xuất hiện do có sự suy giảm lưu lượng máu lên não bộ một cách tạm thời - đột ngột hoặc kéo dài. Triệu chứng này là dấu hiệu nhận biết của các bệnh lý như thiếu máu; các bệnh lý của tim (suy tim, hẹp hở van động mạch chủ, hẹp động mạch chủ, rối loạn nhịp tim...); các bệnh lý mạch máu (chứng xơ vữa mạch máu hoặc viêm mạch gây hẹp mạch ở động mạch cảnh trong, hệ mạch máu cột sống thân nền...); bệnh tăng huyết áp, hoặc tình trạng tụt huyết áp. Ngoài ra, khi bị cảm cúm, suy nhược thần kinh, stress... dẫn tới tình trạng suy giảm lưu lượng máu lên não (khi thay đổi tư thế) cũng gây ra triệu chứng hoa mắt.
Chóng mặt là biểu hiện bất thường của hệ tiền đình. Đây là hệ thống cảm nhận sự thăng bằng của cơ thể, cũng như nhận biết vị trí đầu trong không gian. Khi có sự rối loạn hoạt động của hệ tiền đình, não bộ sẽ không nhận biết được tư thế của đầu, dẫn đến tình trạng chóng mặt. Bất thường này gặp trong các bệnh lý như: rối loạn hoạt động tiền đình (chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, viêm tiền đình ốc tai, bệnh Meniere...), suy giảm tưới máu lên cơ quan tiền đình (viêm hoặc xơ vữa hệ tuần hoàn sau của não), bệnh đột quỵ, tác dụng phụ của một số loại thuốc...
Hoa mắt và chóng mặt đều có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Ví dụ như bệnh thiếu máu có thể gặp ở thanh thiếu niên cũng như ở người lớn tuổi; bệnh hẹp động mạch cột sống thân nền gặp ở người trung niên và già...
Nếu các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt chỉ xuất hiện thoáng qua rồi hết, thỉnh thoảng có lặp lại nhưng xuất hiện ngắn thì thường là lành tính. Bạn chỉ cần tăng cường nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Tuy nhiên, khi các triệu chứng trên xuất hiện kéo dài, từ 30 phút trở lên, thì thường gắn liền với các bệnh lý quan trọng, ví dụ như thiếu máu mạn, tình trạng xơ vữa nặng của mạch máu...
Xử lý nhanh khi hoa mắt, chóng mặt
Bác sĩ Nguyễn Cảnh Nam hướng dẫn: khi có cơn hoa mắt hay chóng mặt, bạn nên dừng lại tất cả công việc, ngồi hoặc nằm nghỉ ngay lập tức. Nên giữ cho môi trường xung quanh được thoáng mát và yên tĩnh. Nếu các triệu chứng trên kéo dài, không cải thiện, nên nhanh chóng đi bác sĩ khám để được tư vấn, điều trị sớm.
Hoa mắt, chóng mặt đã là những triệu chứng rất khó chịu, đôi khi làm cho người bệnh sợ hãi. Đặc biệt, cần phải lưu ý hơn khi hoa mắt, chóng mặt xuất hiện ở bệnh nhân có sẵn bệnh lý trước đó như thiếu máu, tăng huyết áp, đột quỵ... hoặc có các triệu chứng đi kèm như đau đầu, nuốt sặc, tê yếu tay chân.
Cách phòng ngừa và điều trị triệu chứng này tùy thuộc vào từng bệnh lý cụ thể. Tuy nhiên, việc duy trì lối sống khỏe mạnh sẽ góp phần đẩy lùi sự xuất hiện của các triệu chứng. Tập thể dục hàng ngày, tránh căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lý và đầy đủ giúp chúng ta tránh xa các rối loạn trên.
Ăn uống đa dạng, khẩu phần nhiều rau và trái cây tươi, uống đầy đủ nước là phương cách dinh dưỡng tốt giúp góp phần đẩy lùi bệnh tật. Chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc cần được xây dựng và điều chỉnh dựa theo từng bệnh nhân và các bệnh lý nền tảng gây chóng mặt. Ví dụ, bệnh nhân hoa mắt/chóng mặt do tăng huyết áp cần giảm ăn mặn, giảm dầu mỡ. Bệnh nhân thiếu máu, thiếu sắt cần ăn nhiều thức ăn có màu sắc đậm (thịt bò, rau muống, củ dền...).
Theo PNO
Đừng chủ quan khi trẻ khóc ngất Cháu Nguyễn Thu T. (18 tháng tuổi ở Hà Nội) vốn được cả nhà nuông chiều nên hay khóc và hờn dỗi. Gần đây, biểu hiện đó ngày càng tăng mỗi khi không đạt được ý muốn là cháu gào to, giãy đạp, sau đó người mềm nhũn... ...Gia đình vẫn nghĩ cháu dỗi nên kệ cho chừa tính hay hờn. Một lần...