Tại sao Putin điều siêu tên lửa tới bảo vệ Moscow?
Thủ đô Moscow của Nga có thêm sự bảo vệ mạnh mẽ nhờ tổ hợp tên lửa phòng không tối tân nhất của Nga hiện nay là S-400 Triumph vừa được triển khai ở ngoại ô thành phố. Thông tin được đưa ra trong bối cảnh Mỹ điều hàng nghìn xe tăng tới ngay sát sườn Nga.
Tổng thống Putin đã lệnh triển khai tổ hợp tên lửa S-400 Triumph tối tân tới bảo vệ thủ độ Moscow
Express dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tổ hợp S-400 Triumph mới được triển khai cho nhiệm vụ chiến đấu ở khu vực Moscow.
Trả lời hãng tin Nga Interfax, Phòng truyền thông và đại chúng của Bộ Quốc phòng cho biết: “Các tổ chiến đấu SAM của lực lượng không gian vũ trụ Moscow đã đưa tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumph vào hoạt đọng và nó sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ chiến đấu là phòng không tại khu vực Moscow và khu công nghiệp trung ương của Nga”.
Hệ thống tên lửa mới còn được gọi là SAM đã được thử nghiệm tại Kapustin Yar ở miền nam nước Nga, và sau thử nghiệm thành công, nó đã được vận chuyển đến khu vực Moscow hồi tháng trước.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga
Video đang HOT
Tổng cộng Nga có 4 tổ hợp S-400 đi vào hoạt động năm 2017 sau khi 4 trung đoàn tên lửa phòng không được tái trang bị tổ hợp S-400 mới năm ngoái.
Các tổ hợp tên lửa tối tận này cũng đã được triển khai tới Syria để bảo vệ các lực lượng Nga tại đây kể từ tháng 11 năm ngoái theo lệnh của Tổng thống Putin.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu tuyên bố tổ hợp S-400 cho phép Nga “tiêu diệt mục tiêu trên biển và trên mặt đất”.
Mục tiêu trên biển có thể bị phá hủy từ khoảng cách 346 km, trong khi các mục tiêu trên đất liền có thể bị phá hủy ở khoảng cách 450 km.
Thông tin Nga triển khai tổ hợp S-400 Triumph tới Moscow được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây leo thang và Mỹ đã đưa hàng nghìn xe tăng tới biên giới Đông Âu – Nga để ngăn chặn bất cứ mối đe dọa nào từ Moscow.
Biện pháp này cũng nhằm trấn an đồng minh của Mỹ trong khu vực sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. Lực lượng Mỹ và Ba Lan cũng sẽ tham gia tập trận lớn trên đất Ba Lan và cuối tháng.
Theo Danviet
Nga có bán, Iran cũng không thèm mua tên lửa S-400
Iran hiện tại chưa có kế hoạch mua thêm các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 kể cả khi Nga muốn bán.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Quốc phòng Iran - Thiếu tướng Hossein Dehqan khi được phóng viên hỏi về khả năng Tehran sẽ sở hữu tên lửa phòng không S-400 sau khi thương vụ S-300PMU2 giữa nước này với Nga hoàn tất. Trước đó theo nhiều đánh giá nhu cầu trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 và S-400 ở Trung Đông sẽ tăng mạnh sau khi Nga bắt đầu đưa quân vào Syria từ tháng 9 năm ngoái.
Trong một buổi phỏng vấn vào tuần trước Bộ trưởng Dehqan cũng cho biết rằng, các đơn vị tên lửa phòng không S-300PMU2 đầu tiên đã được Nga chuyển giao cho Iran và tổ hợp tên lửa phòng không này cũng được giới thiệu trong lễ duyệt binh hàng năm của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran vào hôm 17/4.
Trước đó vào năm 2007 Moscow và Tehran đã ký kết hợp đồng cung cấp các tổ hợp phòng không S-300 cho Iran với trị giá ước tính 900 triệu USD, tuy nhiên sau đó hợp đồng này bị tạm hoãn do lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đối với chương trình hạt nhân đầy tranh cãi của Iran vào năm 2010.
Đến tháng 4/2015, Nga và Iran bắt đầu nối lại chương trình đàm phán chuyển giao S-300 sau khi có những bước thay đổi đáng kể trong chương trình phát triển hạt nhân của Tehran. Và theo dự kiến hợp đồng S-300 của Iran trước đây sẽ được Nga hoàn tất trong năm 2016.
Sau khi các biện pháp cấm vận kinh tế và vũ khí đối với Iran được Liên Hợp Quốc gỡ bỏ một phần ngay lập tức Tehran lên kế hoạch hiện đại hóa lại quân đội với sự giúp đỡ từ Nga. Tuy nhiên để thực hiện được kế hoạch này đòi hỏi một quá trình lâu dài khi hầu hết trang bị vũ khí Iran đều đã lạc hậu và không được nâng cấp trong nhiều năm.
Dù giới thiệu rầm rộ các thành phần chiến đấu của S-300PMU2 trong lễ duyệt binh hôm 17/4 nhưng hiện tại Iran vẫn chưa sẵn sàng triển khai tổ hợp phòng không này và nhiều khả năng phía Nga vẫn chưa hoàn tất việc chuyển giao đơn vị S-300PMU2 đầu tiên cho Iran.
Trong ảnh là hệ thống radar giám sát 64N6 một trong những thành phần chiến đấu thuộc tổ hợp S-300MPU2 của Iran tuy nhiên nó lại được đặt trên xe đầu kéo dân sự thay vì khung gầm đặc chủng MAZ-7410.
Cũng tại lễ duyệt binh hôm 17/4 Iran cũng lần đầu tiên giới thiệu tổ hợp tác chiến điện tử 1L222M Avtobaza-M (ELINT) được Nga chuyển giao cho Iran từ năm 2011. Avtobaza-M được thiết kế để phát hiện và theo dõi các mục tiêu bay của đối phương thông qua các tín hiệu radar và các thiết bị liên lạc vô tuyến được trang bị trên máy bay với tầm hoạt động lên đến 400km.
Theo_Kiến Thức
Vì sao NATO phải khiếp sợ tên lửa Tor-M2U Nga? Giới quân sự phương Tây đặt biệt danh thần sấm sét Thor cho tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2U của Nga vì sự đáng sợ của loại vũ khí tầm thấp này. Tor không phải là một tổ hợp phòng không tầm ngắn mới của Quân đội Nga, mà nó được phát triển từ thời Liên Xô. Tuy nhiên các biến thể...