Tại sao phụ nữ mắc chứng nhiều lông?
Chứng nhiều lông ở phụ nữ là sự mọc lông thái quá do ảnh hưởng của nội tiết tố nam ( progestogen). Lông thường mọc nhiều ở mặt, ngực, quầng vú, đường trắng giữa phần trên lưng, nếp đùi bẹn và bộ phận sinh dục ngoài; Hoặc rậm lông thứ phát do tăng hoạt tính của progestogen.
Nhiều phụ nữ mắc chứng bệnh nhiều lông. Ảnh minh họa.
Bạn nên hiểu rằng, sự phát triển lông chịu ảnh hưởng của hoóc môn progestogen trong cơ thể. Progestogen trong cơ thể nam giới tương đối nhiều, do vậy mà họ có râu, lông mày rậm, tay, chân, thậm chí cả ngực cũng có nhiều lông. Còn ở phụ nữ, do estogen trong cơ thể khá dồi dào, progestogen rất ít nên lông mày thanh mảnh, ngoài lông ở nách và ở âm hộ ra thì toàn thân dường như là không có lông.
Nếu nội tiết trong cơ thể người phụ nữ bị rối loạn, progestogen tiết ra nhiều thì sẽ có nhiều lông và lông tương đối dài, hình thành nên chứng nhiều lông.
Ngoài ra, còn có một số trường hợp rậm lông tự phát, tăng prolactin trong máu; Dùng thuốc nội tiết kéo dài như trị liệu progestogen (nội tiết tố nam), steroid (K-cort, dexamethason, prednisolon…), thuốc tránh thai…
Video đang HOT
Các nhà sinh lý học đã phát hiện ra rằng, khi công năng nội tiết buồng trứng, tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng bị tổn thương thì công năng của trung khu thần kinh điều khiển tuyến nội tiết sẽ bị mất thăng bằng gây nên chứng nhiều lông. Chứng bệnh này cũng có thể có yếu tố di truyền nhất định. Cũng có những người phụ nữ mắc bệnh này nhưng mức độ progestogen trong cơ thể ở mức bình thường, chỉ có mao nang của họ có sự mẫn cảm mang tính di truyền, làm cho các sợi lông trở nên thô.
Phụ nữ mắc chứng bệnh nhiều lông thường có ria mép tương đối sẫm, lông chân lông tay nhiều. Lông ở cơ quan sinh dục ở người phụ nữ có thể mọc lên cả vùng dưới rốn. Nếu người bệnh còn kèm theo các triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, giọng nói khàn, âm đế phình to và những đặc trưng nam tính khác thì cần phải đi khám chuyên khoa nội tiết và phụ khoa xem có bị mắc bệnh về nội tiết, buồng trứng đa nang, u buồng trứng, u hoặc phì tuyến thượng thận hay không. Nếu có bệnh cần phải điều trì những bệnh đó thì chứng nhiều lông mới có thể được chữa khỏi.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, 99% số phụ nữ mắc chứng nhiều lông không có những bệnh tật gì liên quan đến toàn thân mà chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nhiều người đã dùng các biện pháp như nhổ, cạo, cắt lông… như vậy chỉ có tác dụng làm sạch lông nhất thời mà không thể phá được mao nang ở dưới da, kết quả là càng nhổ lông thì lông càng nhiều, thậm chí còn gây viêm da.
Hiện nay thế giới có rất nhiều phương pháp triệt lông khác nhau, nhưng mỗi phương pháp đều có những hạn chế nhất định, do vậy, bạn hãy chọn phương pháp nào cũng cần phải được sự hướng dẫn cụ thể của bác sỹ.
Theo Vnmedia
Vì sao quý ông bị "yếu"?
Những hành động thực hiện thông thường ngày ngày như chạy đường dài, ăn ít chất béo, uống rượu... vô tình làm giảm testosterone, nội tiết tố nam đóng vai trò quan trọng trong "chuyện ấy".
Testosterone (T) là chất đóng vai trò quan trọng đối với cơ bắp, độ bền của xương, năng lượng cơ thể và tình dục. Cả nam giới và phụ nữ đều sản xuất hormone này, nhưng đàn ông nhiều hơn. Testosterone, được xem là nội tiết tố nam, lượng T trong cơ thể bắt đầu giảm từ 30 tuổi, điều này có thể dẫn tới mệt mỏi và rối loạn chức năng cương dương ở phái mạnh.
Và tại thời điểm đó, nhiều nam giới thường tập thể dục, bổ sung chất cho cơ thể, hay có chết độ ăn uống lành mạnh nhằm tăng lượng T. Tuy nhiên, đôi khi chính vì những việc này vô tình làm giảm nồng độ testosterone trong cơ thể.
Chạy đường dài
Chạy có thể giúp bạn giữ được vóc dáng, tăng T vào một thời điểm nào đó, nhưng chạy đường dài như việc tập luyện marathon sẽ gây ảnh hưởng đến lượng T trong người. Một nghiên cứu của trường Đại học British Columbia chỉ ra rằng, những vận động viên nam chạy đường dài có lượng T thấp hơn rất nhiều so với người chạy đường ngắn.
Chế độ ăn ít chất béo
Việc thực hiện chế độ ăn nhiều chất béo hay nhiều chất xơ đều không là ý tưởng hay nếu bạn muốn tăng nồng độ T trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, những nam giới giảm hấp thu chất béo và tăng lượng chất xơ sẽ làm giảm 12% nồng độ Testosterone. Tuy nhiên không vì thế mà bạn có gắng ăn nhiều chất béo, bạn cần đảm bảo chất béo trong khẩu phần ăn là lành mạnh, chứ không phải là transfat hay chất béo bão hòa.
Uống quá nhiều rượu
Rượu ảnh hưởng tới nồng độ testosterone bởi lẽ khi gan xử lý cồn, quá trình này sẽ tạo ra một hợp chắt là ức chế sản xuất T, giảm nồng độ T trong cơ thể và cản trở việc bạn tập luyện làm săn chắc cơ bắp. Nhâm nhi chút rượu chỉ ảnh hưởng chút ít tới nồng độ T, tuy nhiên với những người nghiền rượu thì cần lưu ý điểm này để tránh ảnh hưởng tới T.
Thiếu ngủ
Thiếu ngủ cũng là một trong số nguyên nhân khiến nồng độ T trong cơ thể giảm. Bởi lẽ, cơ thể phần lớn sản xuất T trong khi ngủ và nếu giấc ngủ bị gián đoạn hoặc kém sẽ làm giảm 20-30% lượng T ở xung quanh mạch máu.
Dùng đậu thay thịt
Thông thường, mọi người thường thay hoàn toàn thịt bằng đậu nành trong chế độ ăn để giảm cân, hay được khỏe mạnh. Tuy nhiên, chính điều này là nguyên nhân khiến lượng T giảm dần theo thời gian. Estrogen trong đậu nành và thiếu protein từ thịt sẽ làm giảm 10% nồng độ testosterone sau 4 tuần bạn thay đổi chế độ ăn như vậy.
Theo VNE
Không lẽ đàn ông nào cũng... ăn vụng? 53 tuổi, họ đã bước vào "buổi hoàng hôn" của cuộc đời; chắc chắn mọi thứ đều "xuống dốc", trong đó có sức khỏe tình dục, nội tiết tố nam bắt đầu ít dần. Tôi có chuyện này thắc mắc, mong các chuyên gia giải đáp dùm. Năm nay tôi 46 tuổi, ông xã thì đã 53. Ở độ tuổi này, tôi cũng...