Tại sao ôtô bốc cháy khi đang vận hành?
Nguyên nhân khiến ôtô bốc cháy khi đang lưu thông phần lớn đến từ hệ thống điện hoặc nhiên liệu.
Tại Việt Nam, những năm gần đây xảy ra không ít vụ việc ôtô cháy khi đang lưu thông trên đường. Nhiều mẫu xe từ phổ thông đến hạng sang đều từng gặp phải sự cố này.
Xe cháy khi đang vận hành là một sự cố nghiêm trọng. Dù hiếm gặp nhưng không phải không phải không thể xảy ra. Ôtô cháy có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan như tai nạn giao thông, chất lượng nhiên liệu, chất phụ gia chưa tốt, nhiệt độ môi trường quá cao hoặc xe vướng phải các vật dễ cháy khi đi trên đường như rơm, rạ.
Bên cạnh đó, cũng không thể loại trừ những nguyên nhân chủ quan như lỗi kỹ thuật từ nhà sản xuất hoặc lỗi của người dùng. Trao đổi với Zing, chuyên gia ôtô Nguyễn Thanh Hải cho biết với bất cứ hãng nào, việc để xe cháy do lỗi kỹ thuật từ phía nhà sản xuất thường khó xảy ra. Các mẫu xe trước khi được sản xuất hàng loạt và bán chính thức đều đã trải qua nhiều bài kiểm tra kỹ lưỡng về khả năng vận hành và độ an toàn. Vì vậy, xác suất xảy ra cháy nổ rất thấp.
Video đang HOT
Vụ việc xe cháy xảy ra gần đây trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ. Ảnh: H.Q.
Nguyên nhân gây cháy xe phần lớn đến từ sự cố của hệ thống nhiên liệu hoặc hệ thống điện. Cụ thể, xăng, dầu bị rò rỉ trong quá trình vận hành có thể khiến xe bắt lửa và gặp hỏa hoạn.
Trong khi đó, việc người dùng thiếu hiểu biết khi độ, chế xe hoặc thợ độ xe thiếu trình độ và sự cẩn trọng, dẫn đến sai lệch về hệ thống điện hoặc hệ thống nhiên liệu cũng có thể gây cháy xe.
“Hệ thống điện trên đại đa số các mẫu xe hiện nay đều kiểm soát rất chặt chẽ, tới từng ampe điện tiêu thụ của xe. Những sai lệch dù là nhỏ nhất đều có thể khiến xe gặp vấn đề. Người dùng Việt, đôi khi vì mục đích kinh tế, đã xem nhẹ yếu tố an toàn khi chỉnh sửa, tùy biến các chi tiết liên quan đến hệ thống điện, dẫn tới chập cháy hoặc quá tải”, ông Hải cho biết.
Ngoài ra, trên các mẫu ôtô cũ, hệ thống điện có thể đã xuống cấp, dây điện bị bong, tróc, chuột cắn… Nếu chủ nhân không kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện và khắc phục lỗi, xe có thể bị chập điện, gây cháy.
Theo ông Hải, để tránh cho xe gặp phải hỏa hoạn, người dùng cần chú ý kiểm tra, bảo dưỡng xe thường xuyên, không để các vật dụng dễ gây cháy nổ trên xe, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng.
Khi lưu thông trên đường, người dùng cần lưu ý tránh để những vật dễ bắt lửa bị cuốn vào bánh hay gầm xe. Song song đó, khi thay thế, nâng cấp hoặc độ các hệ thống liên quan tới điện như đèn, người dùng nên tìm đến các đại lý chính hãng và gara uy tín với chất lượng linh kiện tốt, sửa chữa, lắp đặt đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn.
Có nên lắp loa vi tính cho xe hơi?
Lắp loa vi tính cho xe hơi không chỉ làm mất tính thẩm mỹ của xe mà còn có thể gây nguy hiểm do liên quan đến nguồn điện.
Lắp loa vi tính trên ô tô vừa làm mất tính thẩm mỹ của nội thất, vừa có thể khiến xe bị từ chối kiểm định. Ảnh minh họa
Anh Nguyễn Tiến Nam (trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) hỏi: Loa xe ô tô của tôi nghe nhỏ, tôi muốn lắp loa vi tính trên xe để tăng âm lượng có được không?
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Toàn, Giám đốc gara ô tô Minh Thức Mỹ Đình cho biết, có thể lắp loa vi tính trên xe ô tô dù loa vi tính sử dụng nguồn điện 220V nhưng có thể sử dụng bộ chuyển đổi điện để đưa về 12V như nguồn điện trên xe ô tô. Tuy nhiên không nên lắp như thế bởi loa vi tính to và cồng kềnh hơn loa nguyên bản của xe hơi, chưa kể, loa xe hơi được gắn ở các cánh cửa xe nê rất khó thay loa vi tính vào vị trí này.
Trường hợp, gắn loa vi tính trong khoang cabin xe thì phải sử dụng bộ ốc vít để làm giá đỡ, làm mất thẩm mỹ nội thất của xe, nhất là khi chủ xe chán không muốn sử dụng loa này nữa, tháo ra sẽ để lại những lỗ ốc vít lởm chởm.
"Nếu loa xe nhỏ, người dùng có thể đưa xe tới các showroom chuyên nội thất ô tô để tăng công suất lên. Hoặc, hiện nay cũng có rất nhiều sản phẩm loa chuyên dùng cho xe hơi được bán trên thị trường và dễ dàng lắp đặt hơn", ông Toàn chia sẻ.
Lãnh đạo Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 8901S Hưng Yên cho biết, việc lắp loa vi tính trên ô tô về lý thuyết có liên quan đến hệ thống điện, nếu lắp đặt mà công suất của loa và phụ kiện đi kèm gây quá tải hệ thống điện trên ô tô sẽ rất nguy hiểm vì gây cháy, nổ.
Trường hợp loa vi tính đấu trực tiếp vào ắc quy hoặc dùng chung với đường điện của hệ thống khác trên xe theo nhà sản xuất (gọi là "độ loa") sẽ không được đăng kiểm theo quy định.
Ngoài ra, nếu không đấu trực tiếp mà dùng qua các phích cắm, ví dụ tại vị trí đầu mồi tẩu thuốc lá thì khi kiểm định có thể rút ra và vẫn được kiểm định bình thường.
Độ đèn pha ô tô và những điều cần lưu ý Độ đèn pha ô tô giúp tăng độ sáng, tính thẩm mỹ cũng như thể hiện cá tính riêng của chủ xe. Độ đèn pha ô tô Độ đèn pha ô tô giúp tăng độ sáng và tính thẩm mỹ. Một số người muốn tăng khả năng chiếu sáng cho đèn xe của mình, một số người lại muốn chiếc xe trông cá...