Tại sao ông Yanukovych không thể bị dẫn độ về Ukraine?
Hôm 12/1 vừa qua, Cơ quan cảnh sát Quốc tế (Interpol) đã cho phát đi “Thông báo đỏ” (Red notice) về việc Ukraine phát lệnh truy nã nhằm vào cựu Tổng thống Viktor Yanukovych, với các tội danh tham nhũng, biển thủ công quỹ.
Những người nằm khác nằm trong danh sách của Interpol gồm có một số nhân vật trong chính quyền cũ như cựu Thủ tướng Mykola Azarov; cựu Bộ trưởng Tài chính Iurii Kolobov, Giám đốc tập đoàn viễn thống Ukraine…
Tuy nhiên, “Thông báo đỏ” này không phải là lệnh truy nã, và dưới đó Interpol cũng kèm theo dòng thông báo Cơ quan này có vai trò hỗ trợ lực lượng an ninh của các quốc gia trong việc nhận dạng và xác định những người bị tình nghi và có thể bắt giữ, dẫn độ hoặc những hành động hợp pháp tương tự”. Thông báo này không bắt buộc các nước thành viên của Interpol phải bắt giữ hay dẫn độ một người nào đó, đơn giản chỉ là bản thông báo để các thành viên trợ giúp.
Thông báo đỏ của Interpol đối với cựu Tổng thống Viktor Yanukovych (ảnh: Interpol)
Thông báo của Interpol được đưa ra chỉ ít giờ sau khi Tổng công tố Liên bang Nga Yury Chaika nói rằng, Moskva sẵn sàng xem xét các yêu cầu dẫn độ mà Kiev chuyển sang, nhưng trên cơ sở các hiệp ước quốc tế và luật pháp của Nga. Ông cho biết chưa nhận được yêu cầu của Ukraine, trong khi đó quan chức Kiev nói rằng họ đã gửi đề nghị này vào tháng 12/2014.
Video đang HOT
Trên thực tế, Ukraine không có “cơ hội” chờ Nga dẫn độ ông Yanukovych. Tháng 10 năm ngoái, chính giới nước này loan báo tin Moskva đã cấp quốc tịch Nga cho ông Yanukovych. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov từ chối trả lời thẳng vấn đề này, chỉ khẳng định rằng cựu Tổng thống Yanukovych đã được trao quy chế bảo vệ. Nếu quả thực ông Yanukovych đã có quốc tịch Nga thì yêu cầu dẫn độ của Ukraine bị vô hiệu, vì nguyên tắc dẫn độ tội phạm của luật pháp quốc tế có điều khoản “không dẫn độ công dân nước mình”, nói rõ quốc gia được yêu cầu dẫn độ có quyền từ chối không thực hiện yêu cầu dẫn độ của quốc gia khác, nếu cá nhân bị yêu cầu là công dân nước mình.
Kể cả trong trường hợp ông Yanukovych không là công dân Nga, thì cơ hội để Ukraine dẫn độ ông vẫn là rất thấp. Theo quan điểm của Moskva, ông Yanukovych là Tổng thống hợp pháp và ông bị phế truất bởi một cuộc đảo chính phát-xít. Một quan chức Nga lý giải: Việc Kiev phát lệnh truy nã nhằm vào ông Yanukovych mang “sắc thái chính trị rõ nét” và vì thế theo luật quốc tế về không dẫn độ tội phạm chính trị và theo luật pháp Nga sẽ không có chuyện “dẫn độ đối với một người bị cáo buộc bởi các nguyên do chính trị”.
Theo Hoài Thanh (tổng hợp)
Baotintuc.vn
Croatia có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử
Ứng cử viên đối lập Kolinda Grabar-Kitarovic đã giành thắng lợi trong vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Croatia ngày 11/1, trở thành nữ tổng thống đầu tiên của đất nước vùng Balkan này.
Bà Grabar-Kitarovic (Ảnh: AFP)
Theo kết quả kiểm 99,42% số phiếu công bố sáng 12/1, bà Grabar-Kitarovic giành được 50,42%, cao hơn đương kim Tổng thống Ivo Josipovic với 49,58% số phiếu. Như vậy bà Grabar-Kitarovic sẽ trở thành tổng thống thứ 4 của Croatia kể từ khi giành độc lập từ Nam Tư cũ năm 1991.
Với kết quả này, Tổng thống Josipovic đã chấp nhận thất bại và chúc mừng đối thủ.
"Grabar-Kitarovic đã chiến thắng trong cuộc bầu cử dân chủ và tôi chúc mừng bà ấy", Tổng thống sắp mãn nhiệm 57 tuổi nói với các phóng viên tại dinh Tổng thống.
Phát biểu sau khi giành chiến thắng, bà Grabar-Kitarovic cam kết sẽ xây dựng Croatia thành một trong những nước phồn vinh nhất Liên minh châu Âu (EU).
"Tôi sẽ không để bất kỳ ai nói rằng Croatia không phát triển, không thịnh vượng", bà nêu rõ quyết tâm khi kêu gọi sự đoàn kết dân tộc trong việc đẩy lùi khủng hoảng kinh tế.
Bà cũng cam kết sẽ đấu tranh vì lợi ích quốc gia, củng cố quốc phòng và tuyên chiến với tham nhũng.
Về đối ngoại, Grabar-Kitarovic đặt quyết tâm khôi phục quan hệ với Đức, ủng hộ người Croatia sinh sống tại Bosnia và Herzegovina, cũng như tại các vùng khác trên thế giới.
Bà Grabar-Kitarovic năm nay 46 tuổi, ứng cử viên của đảng Cộng đồng Dân chủ (HDZ) đối lập. Bà từng là nữ Ngoại trưởng đầu tiên của Croatia, cựu Đại sứ Croatia tại Mỹ và là người ủng hộ nhiệt thành đường lối gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO).
Trong cuộc bầu cử vừa qua, bà không chỉ nhận được sự ủng hộ của đảng đối lập lớn nhất là HDZ mà còn có sự "chống lưng" của 8 chính đảng khác. Điều này sẽ mang lại lợi thế rất lớn cho bà trong việc nắm quyền điều hành đất nước trong 5 năm tới.
Theo kế hoạch, kết quả bầu cử cuối cùng sẽ được công bố vào chiều tối 12/1 theo giờ địa phương, khi tất cả các hòm phiếu ở nước ngoài.
Vũ Anh
Theo dantri/AFP
Nga sẽ đưa đoàn tàu hạt nhân vào hoạt động Quân đội Nga đã xác nhận sẽ đưa đoàn tàu hạt nhân Barguzin vào hoạt động trong năm 2019, bước đi nhằm đối phó với dự án Tấn công nhanh toàn cầu (CPGS) của Mỹ. Trong năm 2014, Mátxcơva cũng từng tuyên bố sẽ tái triển khai các đoàn tàu hạt nhân. Đoàn tàu hạt nhân mang tên lửa RS-24-Yars của Nga dự...