Tại sao ông Trần Bắc Hà bị khai trừ Đảng?
Chiều ngày 30/6, Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng quyết định kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Bắc Hà (nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV).
Ngoài ra Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng cũng quyết định cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Đoàn Ánh Sáng (nguyên ủy viên Ban Thường vụ đảng ủy, Phó tổng giám đốc ngân hàng BIDV). Cảnh cáo đối với ông Trần Lục Lang (ủy viên Ban Thường vụ đảng ủy, Phó tổng giám đốc BIDV).
Trước đó, trong thông báo về phiên họp thứ 26, Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng đã nêu rõ ông Trần Bắc Hà với tư cách nguyên Bí thư đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) BIDV, phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020.
Ông Hà đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành; vi phạm nghị quyết của Ban Thường vụ đảng ủy về nghĩa vụ, trách nhiệm của người giữ chức vụ trong hệ thống BIDV.
Ông Trần Bắc Hà bị khai trừ ra khỏi Đảng vì liên quan tới vụ án Phạm Công Danh.
Cụ thể, ngày 24/5/2013, ông Đoàn Ánh Sáng đại diện BIDV và ông Đỗ Hoàng Linh (Phó Tổng giám đốc VNCB) ký thỏa thuận hợp tác cùng tham gia chuỗi liên kết 4 nhà của BIDV với tư cách là ngân hàng của người bán. Thỏa thuận được đưa ra là VNCB có khách hàng, đối tác sẽ giới thiệu cho BIDV. Phía BIDV sẽ xem xét cấp hạn mức giao dịch liên ngân hàng cho VNCB theo quy định.
Do cần tiền tăng vốn điều lệ theo đề án tái cơ cấu ngân hàng, ông Danh đến hội sở BIDV gặp ông Đoàn Ánh Sáng đặt vấn đề “sẽ giới thiệu khách hàng của VNCB sang BIDV vay vốn” kinh doanh vật liệu xây dựng. Nếu khách hàng không đủ tài sản thì VNCB sẽ dùng tài sản của mình để bảo đảm.
Được lãnh đạo BIDV chấp thuận, ông Danh chỉ đạo cấp dưới lựa chọn 12 công ty, chuẩn bị hồ sơ gửi cho ngân hàng này, đề nghị vay tổng cộng 4.700 tỉ đồng.
Ông Đoàn Ánh Sáng đã đồng ý và xin chủ trương của Phó Tổng Giám đốc BIDV Trần Lục Lang và Tổng Giám đốc, ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh các nội dung về điều kiện cấp tín dụng.
Video đang HOT
Khi có ý kiến này, Ban Quản lý rủi ro tín dụng Hội sở chính BIDV đã thẩm định, đánh giá rủi ro theo quy định, sau đó trình ban lãnh đạo về việc phê duyệt chủ trương cho vay theo mô hình 4 nhà với các công ty.
Tờ trình này được ông Trần Lục Lang ký duyệt và trình Ủy ban quản lý rủi ro đề nghị xem xét, phê duyệt chủ trương theo thẩm quyền. Ủy ban quản lý rủi ro không tiến hành họp mà lấy ý kiến từng thành viên phân ban rủi ro tín dụng thuộc Ủy ban quản lý rủi ro, sau đó lập báo cáo tổng hợp các ý kiến các thành viên phân ban rủi ro tín dụng, đầu tư và được ông Trần Bắc Hà (Trưởng phân ban) ký phê duyệt.
Ngày 3/10/2013, ông Trần Bắc Hà ký 12 quyết định phê duyệt chủ trương cho vay mua vật liệu xây dựng cho 12 công ty do Danh đề xuất. Cùng ngày, ông Trần Lục Lang đã ký 12 công văn gửi 4 chi nhánh và Ban khách hàng doanh nghiệp tiếp nhận hồ sơ vay thẩm định phương án kinh doanh, quyết định cho vay đối với các phương án có hiệu quả đảm bảo khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi.
Lãnh đạo BIDV các chi nhánh Bến Thành, Gia Định, Sở giao dịch 2, Nam Sài Gòn đã lần lượt phê duyệt và giải ngân cho các công ty của ông Danh.
Cơ quan điều tra xác định, việc ông Danh sử dụng tiền của VNCB đảm bảo cho các công ty vay tiền gây thất thoát cho VNCB hơn 2.550 tỉ đồng. Liên quan vụ việc, ông Hoàng Long Hà, Nguyễn Ngọc Sơn và Nguyễn Vũ Bảo (là lãnh đạo và cán bộ BIDV Chi nhánh Gia Định) bị cho là đã cố ý làm trái quy định, giúp sức cho ông Danh trong việc giải ngân khoản vay 430 tỉ đồng.
Ngoài ra, nhiều lãnh đạo, nhân viên khác của BIDV được cơ quan điều tra xác định “có sai phạm trong việc cho các công ty của ông Danh vay” khi chỉ kiểm tra, thẩm định đánh giá tính hiệu quả của phương án kinh doanh dựa trên hồ sơ khống. Tuy nhiên, sai phạm này không gây thiệt hại cho BIDV và không có căn cứ xử lý hình sự.
Về phần ông Trần Bắc Hà, cơ quan điều tra xác định ông này đồng ý chủ trương cho 12 công ty vay vốn theo giới thiệu của VNCB, chứ không cho Phạm Công Danh vay, và không biết các công ty này do Danh thành lập. BIDV đã thu đủ gốc, lãi các khoản vay.
Tương tự, ông Đoàn Ánh Sáng và Trần Lục Lang đã ký tờ trình phê duyệt cho 12 công ty vay vốn nhưng không đủ căn cứ xác định những người này có liên quan đến Phạm Công Danh nên không xử lý hình sự. Hồi tháng 10/2017, cơ quan điều tra đã kiến nghị kiểm điểm và xử lý hành chính đối với các cán bộ BIDV có liên quan.
Xuân Duy
Theo Dantri
Nguyên Phó ban Tổ chức TƯ: Chạy chức, chạy quyền lúc nào cũng có
"Chạy chức chạy quyền lúc nào cũng có, chỉ có điều ít hay nhiều, nặng hay nhẹ thôi" - ông Lê Quang Thưởng, nguyên Phó trưởng ban Tổ chức TƯ đưa ra đánh giá.
Vấn nạn "chạy chức, chạy quyền, phe nhóm, cánh hẩu" tiếp tục được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc tới tại phiên khai mạc Hội nghị TƯ 7 ngày 7.5 (Ảnh: VPG)
"Chạy chức, chạy quyền, chạy ghế, chạy luân chuyển vẫn chậm được ngăn chặn" - đây là thực trạng nhức nhối được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ ra ngay tại phiên khai mạc Hội nghị BCH TƯ Đảng lần thứ 7, khóa XII.
Trước đó, đề cập đến vấn nạn chạy chức chạy quyền tại phiên bế mạc Hội nghị Thành ủy TP.HCM lần thứ 16 khóa X, diễn ra ngày 17.4, bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cũng thừa nhận "Mọi khi mình khổ sở vì nạn này" và cho biết, một trong chủ đề của Đại hội XIII của Đảng được Bộ Chính trị nêu ra là "không có chạy chức chạy quyền". Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, đây là thông điệp cần được truyền đạt để đảng viên, nhân dân biết.
Bình luận về chạy chức, chạy quyền và khả năng ngăn chặn vấn nạn này, ông Lê Quang Thưởng, nguyên Phó trưởng ban Tổ chức TƯ cho rằng: sẽ là không khả thi nếu đặt ra vấn đề "không còn tình trạng chạy chức chạy quyền".
Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác tổ chức cán bộ, ông Thưởng nhìn nhận tình trạng chạy chức chạy quyền lúc nào cũng có, chỉ có điều ít hay nhiều, nặng hay nhẹ.
"Chúng ta đang trong thời kỳ thực hiện cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường có hai mặt tích cực và tiêu cực. Thiếu sót của cơ chế này chính là việc sử dụng đồng tiền để mua bán, trong đó có mua bán quyền lực, dùng tiền để tha hóa cán bộ", ông Thưởng nói.
Cũng theo nguyên Phó ban Tổ chức TƯ Lê Quang Thưởng, để ngăn chặn, dẫn tới đẩy lùi vấn nạn chạy chức chạy quyền, biện pháp quan trong nhất vẫn là tăng cường quản lý, lấp những lỗ hổng pháp lý bằng chính hệ thống luật pháp thật chặt chẽ, nghiêm minh.
"Cũng giống như trong gia đình, nghèo thì không sao, có của thì phải rào nhà, chốt cửa, phải nuôi chó giữ nhà... đó là để ngăn chặn ăn cắp. Bây giờ với nạn chạy chức chạy quyền thì phải tăng cường quản lý thôi. Thời gian qua việc quản lý chưa tốt nên mới để xảy ra tình trạng chạy chức chạy quyền, tham nhũng nhan nhan khắp nơi. Điển hình nhất là vụ Trịnh Xuân Thanh, nó biểu hiện rõ nhất của việc chạy chức chạy quyền, nén bạc đâm toạc tờ giấy", ông Thưởng nêu dẫn chứng.
Liên tiếp những cán bộ cấp cao sai phạm bị khai trừ Đảng, phải vào tù cho thấy những lỗ hổng lớn trong khâu kiểm soát quyền lực cán bộ (Ảnh: TTXVN)
Đánh giá đề án xây dựng cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đang được bàn thảo tại Hội nghị TƯ 7, ông Lê Quang Thưởng cho rằng đề án lần này vẫn kế thừa tư tưởng của nghị quyết trung ương cách đây hơn 20 năm nhưng nhiều vấn đề đã được cụ thể hơn, trong đó cách nhìn nhận, đánh giá thực tế rất thẳng thắn, trúng. Giải pháp nêu lên cũng tương đối đầy đủ, phù hợp thực tiễn.
Tuy nhiên ông Thưởng cho rằng lâu nay điểm yếu nhất vẫn luôn ở khâu thực hiện do đó, điều cần thiết nhất là Trung ương phải bàn bạc, thảo luận để ban hành nghị quyết trong đó đề cập thật rõ lộ trình, cách thức, trách nhiệm trong khâu thực hiện.
Đứng trước thực tế hàng loạt cán bộ, đảng viên mắc sai lầm khuyết điểm nghiêm trọng, bị xử lý kỷ luật, thậm chí vào vòng tù tội cho thấy công tác cán bộ rõ ràng đang bộc lộ ngày càng nhiều những bất cập, nhiều lỗ hổng, ông Lê Quang Thưởng cho rằng đối với công tác cán bộ thì cần phải cụ thể hóa bằng pháp luật, đặc biệt ở khâu giám sát quyền lực.
"Theo tôi thì không chỉ chú trọng cán bộ cấp chiến lược chỉ vài trăm người, mà phải nhấn mạnh đến cả đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở vì đó mới là cấp làm việc trực tiếp với dân, trực tiếp quản lý tài sản, ngân sách nhà nước, trực tiếp làm việc với con người...", ông Thưởng nêu quan điểm.
Riêng đối với cán bộ cấp chiến lược, theo ông Thưởng, kinh nghiệm đã cho thấy phải xây dựng đội ngũ này đủ phẩm chất, đủ năng lực, đủ trí tuệ, những người này phải có tầm nhìn chiến lược, nhìn lợi ích quốc gia trong mối quan hệ với quốc tế, xây dựng nền móng kinh tế xã hội của đất nước không chỉ 5 - 3 năm, mà phải hàng chục năm, hàng trăm năm.
"Tức là cán bộ cấp chiến lược phải có cái tầm, phải có cái tâm, đạo đức của người cán bộ cách mạng. Đương nhiên ngoài trí tuệ và cái tâm, còn phải có năng lực hoạt động thực tiễn", ông Lê Quang Thưởng nhấn mạnh.
Theo Danviet
Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Phan Thị Mỹ Thanh bị khai trừ Đảng Sau khi nghe kết quả kiểm điểm từ Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cá nhân, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã bỏ phiếu đề nghị khai trừ Đảng đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh với kết quả có 2/3 tổng số phiếu tán thành. Ban Bí thư vừa quyết định thi hành kỷ luật bà Phan Thị...