Tại sao ông Putin không cười?
Một nhà tâm lý học Ba Lan đã công bố báo cáo nhằm giải thích một thực tế vẫn gây tranh cãi về thói quen mặt lạnh như tiền của người dân ở một số nước như Nga, Pháp, Iran.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc gặp ở Sochi hôm 6.5.2016. Tổng thống Putin nổi tiếng với gương mặt lạnh lùng, ít cười. REUTERS
Có người cho rằng sở dĩ không cười là do người nơi đó luôn trong tình trạng bất an, cảm thấy lo lắng về mọi thứ xung quanh, khiến họ không thể nở nụ cười.
Tuy nhiên, nhà tâm lý học Kuba Krys của Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan cho rằng đây là cách nhìn nhận phiến diện và không có cơ sở. Do vậy, chuyên gia Ba Lan này tổ chức cuộc khảo sát tại 44 nước với chủ đề liên quan đến nụ cười trên gương mặt.
Kết quả cho thấy, người ở một số nước đánh giá rằng bạn trông có vẻ “ngu ngu” nếu cứ cười toét miệng, như quan điểm tại Nga, Nhật Bản và Iran…
Trong khi, một số nước cho rằng cứ treo nụ cười trên mặt sẽ giảm đi mức độ trung thực ở con người, hay nói cách khác là trông có vẻ “gian”, như quan niệm ở Argentina, Zimbabwe, Iran và Nga, theo báo cáo trên chuyên san Nonverbal Behaviour số ra tháng 6.2016.
Video đang HOT
Nếu như vậy, việc Tổng thống Nga Vladimir Putin luôn giữ gương mặt “sắt” là lẽ đương nhiên.
Phi Yến
Theo Thanhnien
Có nên dối trẻ về Ông già Noel?
Nhiều người cho rằng không nên dối trẻ về việc Ông già Noel không có thật, vì có thể ảnh hưởng đến niềm tin của trẻ khi chúng phát hiện điều ngược lại. Tuy nhiên, không ít chuyên gia tâm lý có lý do ủng hộ việc nói dối toàn cầu này.
Nhà tâm lý học trẻ em Lynda Breen (ở Bệnh viện Alder Hey, Liverpool, Anh) cho rằng, việc khuyến khích trẻ em tin Ông già Noel sẽ thúc đẩy phát triển đạo đức của trẻ, cụ thể là việc Ông già Noel "biết" chúng ngoan hay hư rất có ích cho bố mẹ nhắc nhở con cái.
Bà Breen thừa nhận, một số cha mẹ tin rằng việc khuyến khích trẻ tin vào Ông già Noel là lừa dối và khuyến khích chủ nghĩa vật chất. Những cha mẹ này sợ không thể duy trì ảo tưởng đó khi bọn trẻ lớn lên sẽ khiến niềm tin của chúng sụp đổ.
Bọn trẻ thường tự khám phá ra sự thật về Ông già Noel khi lên 7 tuổi. Ảnh: Getty Images
"Nhưng một cách cân bằng, câu chuyện về Ông già Noel là công cụ rất mạnh giúp nuôi dưỡng sự phát triển xã hội và nhận thức của trẻ. Đặc biệt trong xã hội công nghệ, trẻ trưởng thành sớm hơn", bác sĩ Breen viết trên Tạp chí Tâm lý số xuất bản vào tháng 12.2004.
Bà Breen cho rằng, niềm tin của trẻ vào Ông già Noel giống đức tin vào Chúa. Có thể một số người không ủng hộ cách so sánh này vì cho rằng niềm tin vào Chúa là mãi mãi, còn niềm tin vào Ông già Noel chỉ trong thời gian ngắn. Nhưng, TS Breen cho rằng điều này không khiến trẻ mất niềm tin lâu dài. "Việc chúng tin vào quyền lực siêu nhiên cao hơn thế không bị mất đi chỉ vì Ông già Noel cũng chịu quy luật sinh tử", bà Hey viết.
Câu chuyện về Ông già Noel rất dễ tiếp thu đối với trẻ. Ai cũng thích nhận quà, và trẻ em rất tin vào công lý tự nhiên.
Các nhà nghiên cứu ở Viện Max Planck (Đức) phát hiện ra rằng, trẻ em từ lúc 3 tuổi đã thấy cần phải trả đồ vật bị đánh cắp cho con rối bị mất. Một nhân vật huyền thoại thưởng cho việc làm tốt sẽ ngay lập tức gây tác động đến tâm lý đang phát triển của trẻ.
Hai nhà tâm lý học Carl Anderson và Norman Prentice ở Đại học Texas (Mỹ) gần đây phỏng vấn 52 đứa trẻ đã lớn và bố mẹ chúng. Kết quả cho thấy, bọn trẻ thường tự khám phá ra sự thật về Ông già Noel khi lên khoảng 7 tuổi. Bọn trẻ nói rằng khám phá là sự thật này là trải nghiệm tích cực, còn cha mẹ chúng lại thấy tiếc khi con họ không còn ngây thơ nữa.
Có lẽ đây là lý do câu chuyện về Ông già Noel có sức sống lâu như vậy, và là lý do tại sao người lớn lại buồn khi bọn trẻ không còn tin nữa. Nhưng, bọn trẻ dường như đề cao sự hiểu biết hơn về thế giới và thấy hạnh phúc khi nhen nhóm lại câu chuyện vui vẻ đó cho chính những đứa con của chúng sau này.
Nhiều chuyên gia tâm lý ủng hộ việc để Ông già Noel sống mãi trong lòng trẻ. Ảnh: Getty Images
Bài xã luận nổi tiếng trên báo New York Sun năm 1897 với tựa đề "Vâng, Virginia, có một Ông già Noel"chỉ ra những sai lầm cơ bản của việc phủ định một nhân vật của tuổi thơ. Người lớn có thể coi câu chuyện về Ông già Noel chỉ có tính thương mại nhạt nhẽo, nhưng trẻ em coi đó là niềm vui thích thuần khiết và một trật tự tự nhiên của thế giới. Cứ mỗi mùa Giáng sinh về, những câu chuyện về niềm vui, vẻ đẹp và lòng tốt lại ngập tràn, dù có thật hay không.
TS Neil Jeyasingam - nhà tâm lý học kiêm giảng viên ở Đại học Sydney (Úc) nói, ông không thể giả vờ rằng có những lý do tâm lý kín đáo để khiến Ông già Noel sống lại mỗi dịp cuối năm, nhưng có lẽ không cần những những lý do như vậy. "Tôi nghĩ lý lẽ tốt nhất là những người tin Ông già Noel cũng là những người thực sự hiểu nhân vật ấy thực sự có ý nghĩa như thế nào. Chỉ lý do đó là đủ", TS Jeyasingam viết trên báo Sydney Morning Herald hôm 18.12 vừa qua.
______________
Đón đọc bài tiếp theo vào chiều 23.12 về người đồng hành trông gớm ghiếc như quỷ của Ông già Noel
Theo_Dân việt
Nhận dạng sát nhân hàng loạt Sau thời gian dài quan sát và thu thập chứng cứ, các chuyên gia tội phạm đã tiết lộ 5 đặc điểm chung thuộc về những kẻ sát nhân hàng loạt khét tiếng nhất. Kẻ sát nhân máu lạnh Ted Bundy trong phiên tòa trước khi bị tử hình vào năm 1989 - Ảnh: Getty Những tên sát nhân hàng loạt đầu tiên...